Bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn

Một phần của tài liệu “Vai trò của công đoàn trong hoạt động quản lý chỉ đạo công tác chuyên môn (Trang 32 - 34)

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2. Thực trạng vai trò của Công đoàn trong hoạt động quản lý, chỉ đạo công

2.2.4. Bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn

2.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu chính là nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn và nâng cao vai trò vị thế của tổ chức trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ, nhà giáo và người lao động, tham gia quản lý góp phần vào sự phát triển của nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có đủ trình độ, năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường, của ngành trong giai đoạn hiện nay.

2.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Cán bộ công đoàn trong các nhà trường (cán bộ công đoàn cơ sở) là nền tảng của tổ chức công đoàn, tổ chức Công đoàn có mạnh hay yếu đều bắt nguồn từ cơ sở. Cán bộ công đoàn cơ sở là người truyền tải những thông tin từ cấp trên đến đoàn viên, cán bộ, nhà giáo và người lao động và ngược lại. Cán bộ Công đoàn là nhân tố quyết định hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Cán bộ công đoàn là người phản ánh những tâm tư nguyện vọng, tiếng nói của Viên chức và người lao động cũng như phản ánh thực trạng đời sống, tinh thần của công đoàn viên lên công đoàn cấp trên, từ đó, công đoàn cấp trên có cơ sở để đưa ra những định hướng, chính sách phù hợp.

Do đó, năng lực của cán bộ công đoàn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn, cũng như ảnh hoạt đến hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền. Để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới đang đặt ra với tổ chức công đoàn đồi hỏi mỗi cán bộ công đoàn, đặc biệt là cán bộ công đoàn chủ chốt, cán bộ văn phòng công đoàn tại các nhà trường phải thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoạt động, coi đây là chiến lược quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn.

33

Các nội dung cần tập trug bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công đoàn:

Kiến thức chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ công đoàn: Ngoài việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị cần phải nâng cao kiến thức về các chuyên đề, các lĩnh vực công tác của công đoàn (như công tác kiểm tra công đoàn, công tác tham gia quản lý của công đoàn, tổ chức các phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, công tác vận động nữ CBNGNLĐ, công tác Bảo hộ lao động,...), từ đó giúp cho công tác lãnh đạo, hoạch định các chương trình, nội dung công tác công đoàn ngày càng sâu sát, đáp ứng với yêu cầu của phong trào và tâm tư nguyện vọng của đoàn viên và CBNGNLĐ.

Kỹ năng thuyết phục, vận động: Thuyết phục là phương pháp hoạt động quan trọng của tổ chức công đoàn. Muốn thuyết phục, vận động được đoàn viên - CBNGNLĐ ngoài năng lực, kiến thức, sự hiểu biết về pháp luật, chế độ chính sách, thì cần phải có tác phong, phong cách làm việc, phong cách ứng xử. Vì vậy, mỗi cán bộ công đoàn phải luôn rèn luyện tác phong, phong cách của người làm công tác quần chúng, công tác phong trào. Người cán bộ công đoàn phải thật sự là người tận tụy, gương mẫu ngoài việc tự rèn luyện của bản thân. Cán bộ công đoàn là người trực tiếp làm công tác thuyết phục phải có phương pháp thuyết phục, có khả năng giao tiếp, ứng xử, biết phân tích sự việc khách quan, xử lý các tình huống nhanh, chính xác, có tình, có lý, phải gương mẫu trong mọi mặt, nói đi đôi với làm, để quần chúng tin yêu.

Kỹ năng tổ chức hoạt động: Tổ chức cho cán bộ, nhà giáo và người lao động hoạt động là lựa chọn những nội dung, hình thức hoạt động nhằm thu hút đông đảo đội ngũ viên chức và người lao động trong nhà trường cùng tham gia hoạt động của chính quyền và công đoàn nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường và xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh. Thông qua các hoạt động sẽ góp phần tăng cường sự giao lưu học hỏi, đoàn kết, gắn bó của cán bộ, nhà giáo và người lao động trong nhà trường đồng thời góp phần giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Tổ chức các hoạt động có thể là các hoạt động phong trào như thể thao, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức các cuộc thi (hái hoa dân chủ, thi nấu ăn, cắm hoa),... nhưng cũng có thể là các hoạt động hỗ trợ chuyên môn, giúp chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ như tổ chức thi những giờ giảng hay, thi giáo viên dạy giỏi, thi kiến thức pháp luật, thi tìm hiểu về lĩnh vực chuyên môn, về chính sách mới của ngành, của Nhà nước; Hay phối hợp với chính quyền tổ chức hội thảo, tọa đàm, hội nghị chuyên đề, tham quan, hội nghị cán bộ viên chức, người lao động,...

Để tổ chức cho cán bộ, nhà giáo và người lao động hoạt động thực sự có hiệu quả, có tầm ảnh hưởng và thu hút đông đảo đội ngũ giáo viên, nhân viên tham gia, hình thức tổ chức phải đa dạng, phong phú, nội dung thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nhà trường.

34

2.2.4.3. Tổ chức thực hiện

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn và coi đây là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn nên muốn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp trước hết khi xây dựng cần xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn hoạt động công đoàn. Do đó, phải xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng lý luận nghiệp vụ công tác công đoàn hằng năm, khi xây dựng kế hoạch cần tìm hiểu, lắng nghe để biết được đoàn viên, người lao động trong nhà trường cần gì để từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn chính là trang bị cho cán bộ công đoàn những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ, các hình thức hoạt động, phương pháp hoạt động và kỹ năng hoạt động công đoàn để cán bộ công đoàn nắm vững chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, chế độ chính sách, hiểu biết pháp luật và đặc biệt am hiểu tình hình thực tế cũng như mọi hoạt động của nhà trường. Cần trang bị kiến thức về lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nếu không có nhận thức cơ bản về lý luận chính trị thì việc tiếp thu các chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng sẽ gặp nhiều hạn chế. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động tập hợp quần chúng cũng như việc tổ chức thực hiện các chức năng của công đoàn. Vì vậy, cần có kế hoạch đào tạo về lý luận chính trị cho cán công đoàn.

Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ: Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn bằng các hình thức khác nhau: đào tạo chính quy, tại chỗ, ngắn hạn, dài hạn, bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo lại, hội thảo, hội nghị, hội nghị chuyên đề, tọa đàm... Phương pháp tập huấn cần phải đổi mới và linh hoạt, chú trọng phương pháp tập huấn tích cực, trong đó đối tượng được tập huấn là chủ thể. Thông tin, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là pháp luật lao động cho cán bộ công đoàn thông qua tập huấn, truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng, Website của nhà trường, ...

Đổi mới nội dung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn: Chương trình, nội dung tập huấn phải phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế trong từng giai đoạn; Thường xuyên đổi mới nội dung bồi dưỡng cán bộ công đoàn; Nội dung, chủ đề phải mang tính khả thi để sau khi được bồi dưỡng cán bộ công đoàn có thể vận dụng vào thực tế của nhà trường, do đó khi đổi mới nội dung bồi dưỡng cần phải thiết thực, sát với thực tế, phù hợp với từng đối tượng được bồi dưỡng. Phân công cán bộ nghiên cứu các nội dung tập huấn, bồi dưỡng và phân công cụ thể công việc, rõ người, rõ việc cho cán bộ công đoàn. Nội dung bồi dưỡng phải mang tính khái quát cao về mặt lý luận nhưng không được xa rời thực tiễn của nhà trường. Nội dung cần phải phong phú, dễ hiểu, dễ áp dụng, tránh rườm rà, hình thức, ...

Một phần của tài liệu “Vai trò của công đoàn trong hoạt động quản lý chỉ đạo công tác chuyên môn (Trang 32 - 34)