Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn và chính quyền,

Một phần của tài liệu “Vai trò của công đoàn trong hoạt động quản lý chỉ đạo công tác chuyên môn (Trang 29 - 32)

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2. Thực trạng vai trò của Công đoàn trong hoạt động quản lý, chỉ đạo công

2.2.3. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn và chính quyền,

trong đó quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong phối hợp để quản lý hoạt động chuyên môn

2.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Dựa vào các văn bản pháp quy hiện hành để các cấp công đoàn và chính quyền trong nhà trường xây dựng cơ chế đảm bảo cơ sở pháp lý tổ chức chỉ đạo, triển khai phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn và chính quyền, trong đó đặc biệt coi trọng cơ chế phối hợp để thực hiện quản lý chuyên môn nhằm tạo hành lang pháp

30 lý, một căn cứ để công đoàn và chính quyền chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá hiệu quả và chất lượng của hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn; hỗ trợ nhau để cùng thực hiện mục tiêu chung của nhà trường là nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, giúp cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu, tính chất của nhà trường, đó là hình thành và phát triển nhân cách người học theo yêu cầu xã hội.

2.2.3.2. Nội dung của biện pháp:

Công đoàn và chính quyền phối hợp đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự lãnh đạo của Chi bộ nhà trường, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tốt chức năng, trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi bên. Ban giám hiệu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường quy định tại Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GD-ĐT. BCH Công đoàn thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo Công đoàn hoạt động đúng theo Luật Công đoàn nhằm thực hiện tốt 3 chức năng của Công đoàn: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, nhà giáo và người lao động; Tham gia quản lý nhà nước trong nhà trường; Tuyên truyền, vận động đoàn viên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ban hành quy chế phối hợp giữa công đoàn với chính quyền, trong đó đặc biệt coi trọng cơ chế phối hợp để thực hiện quản lý chuyên môn. Quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong hoạt động phối hợp giữa công đoàn với chính quyền, nhất là các hoạt động tham gia quản lý hoạt động chuyên môn.

- Trách nhiệm của nhà trường là: Tổ chức bộ máy nhà trường; phối hợp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; Quản lý giáo viên nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, nhà giáo và người lao động; Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; Quản lý hành chính, tài chính, tài sản; Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; Tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo điều kiện và phương tiện cần thiết để tổ chức Công đoàn hoạt động thực hiện các chức năng, quyền và trách nhiệm của công đoàn; Chỉ đạo các tổ chuyên môn, công tác xây dựng cơ chế phối hợp giữa tổ chuyên môn với tổ công đoàn để phận định rõ trách nhiệm của mỗi bên khi phối hợp thực hiện, trong đó quan tâm cơ chế phối hợp để thực hiện quản lý hoạt động chuyên môn,…; Phối hợp với công đoàn định kỳ tổ chức tổng kết, sơ kết, kiểm tra đánh giá việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Chính quyền và Công đoàn, đồng thời kiểm tra việc thực hiện tại các tổ.

- Trách nhiệm của công đoàn là: Tổ chức tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của mỗi cán bộ, nhà giáo và người lao động. Tuyên truyền, vận động cán bộ, nhà giáo và người lao động nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ;

31 thực hiện Pháp lệnh dân số KHHGĐ, Luật Viên chức,...; Đại diện và bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, nhà giáo và người lao động; có trách nhiệm tham gia với Ban giám hiệu nhà trường trong việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các bộ giáo viên, nhân viên nhà trường; Đại diện và tổ chức cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia quản lý nhà trường trong phạm chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật; Có trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên cán bộ giáo viên, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; Phối hợp tốt với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; Tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động, thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong nhà trường; Chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với Chính quyền tổ chức tổng kết, sơ kết, kiểm tra đánh giá việc phối hợp công tác của cấp mình và cấp dưới, để tìm ra những hạn chế, nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, nhất là trong phối hợp quản lý hoạt động chuyên môn.

Thông thường khi nói đến tổ chức Công đoàn thì trong suy nghĩ, nhận thức của mọi người đều coi đó là tổ chức với chức năng chủ yếu là chăm lo chế độ, chính sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ. Công đoàn bên cạnh việc chăm lo cho cán bộ, nhà giáo và người lao động, đoàn viên công đoàn, mọi hoạt động cũng như phong trào thi đua đều hướng tới và tập trung cho nhiệm vụ quan trọng nhất đó là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Để thực hiện được mục tiêu đó, BCH Công đoàn đã tạo ra cơ chế hoạt động thông qua Quy chế phối hợp giữa Công đoàn với chính quyền. Quy chế này luôn được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với từng giai đoạn.

2.2.3.3. Cách thức thực hiện

Căn cứ vào các văn bản pháp lý về sự tham gia quản lý của công đoàn cơ sở liên quan đến sự phối hợp giữa tổ chức công đoàn với chính quyền ngành giáo dục hiện nay, coi đây cơ sở pháp lý cho việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa công đoàn với chính quyền được thuận lợi như: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Luật công đoàn năm 2012; Bộ luật Lao động 2019 (Bộ luật số: 45/2019/QH14); Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) và hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Quyết định số 3406/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế phối hợp công tác giữa Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Công văn số 335/QC- SGD&ĐT-CĐN của Sở GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Nghệ An ngày 09 tháng 4 năm 2018 về ban hành quy chế phối hợp công tác giữa Sở GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Nghệ An giai đoạn 2017-2022. Kế hoạch phối hợp công tác giữa Sở GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Nghệ An theo từng năm học.

Để có được thế chủ động trong hoạt động, Công đoàn phải xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch rõ ràng; các hoạt động có chủ định, chủ điểm, hướng đến quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên công đoàn, tạo không khí thi đua sôi

32 nổi trong mỗi cán bộ, nhà giáo và người lao động để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

BCH Công đoàn phải thật sự gần gũi, lắng nghe và tôn trọng ý kiến đoàn viên, cán bộ, nhà giáo và người lao động; có năng lực dự cảm, phân tích, thuyết phục công đoàn viên; Tuyên truyền, triển khai thực hiện quy chế phối hợp giữa công đoàn với chính quyền tới các tổ công đoàn, các tổ chuyên môn trong nhà trường.

Lãnh đạo nhà trường phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong trường xây dựng cơ chế phối hợp trong quản lý hoạt động chuyên môn giữa tổ công đoàn bộ phận với tổ chuyên môn, ... và phổ biến tới từng giáo viên, nhân viên biết để thực hiện; định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế phối hợp giữa các cấp công đoàn với các cấp chính quyền.

Một phần của tài liệu “Vai trò của công đoàn trong hoạt động quản lý chỉ đạo công tác chuyên môn (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)