.Các kỹ năng đã sử dụng trong quá trình hoạt động nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ dạy học cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non thăng long kidmart (Trang 77)

- Kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng này được thể hiện thông qua quá trình hoạt động nhóm giao tiếp giữa các giao viên với nhau về đặc điểm trẻ khuyết tật ở từng lớp, ngoài ra còn trò chuyện, giao tiếp với trẻ khuyết tật các em là những trẻ cùng lứa tuổi nên cách làm việc và sử dụng ngôn ngữ cũng dễ dàng hơn. Đây là 1 kĩ năng quan trọng trong quá trình làm việc với trẻ, bởi nếu có cách sử dụng ngôn ngữ của lứa tuổi mầm non, người nghiên cứu và giáo vien mới có thể gần gũi và dạy trẻ các thao tác trong sinh hoạt nhóm.

Đối với các thành viên trong nhóm, đây cũng là 1 kĩ năng hết sức quan trọng, bởi đây là kĩ năng còn thiếu của chính các cô khi tham gi hỗ trợ cho các em, vì có những khó khăn về ngôn ngữ đã khiến các kĩ năng khác của các em bị ảnh hưởng lớn và người nghiên cứu cùng với các thành viên trong nhóm có nhiệm vụ quan trọng trong việc hỗ trợ cho trẻ những kĩ năng tương tác bằng ngôn ngữ trong quá trình làm việc để các em tự tin hơn, để vui vẻ cùng nhau hoạt động.

- Kĩ năng lắng nghe

Trong đời sống hằng ngày việc lắng nghe là 1 việc vô cùng quan trọng. Nó thể hiện sự tôn trọng đối với người nói. Trong công tác xã hội thì đây cũng là 1 kĩ

năng không thể thiếu được. người nghiên cứu luôn lắng nghe nhóm thân chủ của mình nói, nếu không lắng nghe thì sẽ không nắm bắt được vấn đề mà bản thân các giáo viên trong nhóm đang gặp phải

Trong hoạt động với nhóm giáo viên hỗ trợ cho học sinh khuyết tật về ngôn ngữ, chúng ta lại càng phải lắng nghe hơn, bởi qua việc lắng nghe nhứng khó khăn từ phía các giáo viên về ngôn ngữ ngắn ngủi, hành vị, cách thức giao tiếp hạn chế của các em thi người nghiên cứu mới hiểu được những khó khăn từ chính bản thân các cô giáo và từ trẻ biết được trẻ đang nói gì, đang muốn gì.

- Kĩ năng quan sát

Bất kể khi làm việc với hệ thống thân chủ là cá nhân, nhóm hay cộng đồng cũng đều cần phải có sự quan sát kĩ lưỡng, việc quan sát kĩ các hoạt động của các thành viên trong nhóm khi giao tiếp với trẻ và việc quan sát, hành vi của trẻ khuyết tật càng quan trọng hơn.Trong hoạt động nhóm thì việ quan sát cũng giúp nhân viên công tác xã hội có được cái nhìn đầy đủ về nhóm hoạt động của mình. Sự quan sát này cho thấy những thái độ, cử chỉ, hành vi… của các thành viên trong nhóm với nhau.

- Kĩ năng lượng giá

Kĩ năng này vận dụng trong suốt quá trình hoạt động của nhóm, sau mỗi buổi sinh hoạt của nhóm, người nghiên cứu cùng với nhóm và giáo viên chuyên biệt cùng nhau đánh giá những hoạt động để biết được hoạt động nào làm được, hoạt động nào chưa làm được để có sự điều chỉnh cho phù hợp trong các hoạt động sau

KẾT LUẬN

Ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ dạy học cho trẻ khuyết tât tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart, giúp cho người làm công tác xã hội hiểu được vấn đề của than chủ đang gặp phải và từng bước giải quyết những khó khăn của thân chủ thông qua việc tìm hiểu nhu cầu của thân chủ, bằng quá trình làm việc trực tiếp với thân chủ, người làm công tác xã hội hiểu được những khó khăn từ chính bản thân là những giáo viên đang dạy ở trường mầm non và từng bước giúp đỡ các thân chủ tiếp cận với các phương pháp công tác xã hội nhóm để than chủcó thêm cơ hội học hỏi các kinh nghiệm từ phía người nghiên cứu để từng bước hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập

Trẻ khuyết tật là những trẻ chịu nhiều thiệt thòi nhất trong tất cả các trẻ em, mà chính bản thân các em cũng chưa nhận ra hết những điều đó, các em chủ yếu là những trẻ có khó khăn về ngôn ngữ và vấn đề giao tiếp, bố mẹ, ông bà của các em phần lớn cũng đã có tinh thần trách nhiệm trong việc tìm hiểu cho con những môi trường học tốt nhất. Qua một thời gian tìm hiểu, thực hiện kế hoạch của người làm công tác xã hội các bậc phụ huynh đã tin tưởng vào các phương pháp giáo dục mới, các em khuyết tật thì rất hứng thú và mong muốn được tham gia cùng các bạn khác dù chỉ là những bước ban đầu trong việc thực hiện chơi nhóm, những giáo viên tham gia nhóm thì hào hứng, nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ và học hỏi người nghiên cứu, từng bước thực hành trên trẻ khuyết tật để tự rút ra bài học cho bản than khi đứng trước các tình huống mà trẻ khuyết tật hay mắc phải.

Hiệu quả công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật tại trường mầm non đã có kết quả như kế hoạch đề ra song bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế do nhiều nguyên nhân: Do giáo viên tham gia nhóm và trẻ mới bắt đầu tiếp cận phương pháp chơi nhóm mới, giáo viên còn lung túng trước các nộng dung sinh hoạt mới, trẻ chưa biết cách và chưa tập trung nhiều trẻ chưa kìm được cảm xúc trong khi tham gia nhóm làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc của cả nhóm. Bố mẹ, ông bà chưa có nhiều thời gian trợ giúp trẻ tại gia đình.

Công tác xã hội nhóm là phương pháp mới nên chưa được triển khai rộng rãi tại các trường học, mặc dù rất nhiều trẻ em hiện nay đang gặp phải những khó khăn về cách giao tiếp, về cách tương tác với mọi người, các bậc phụ huynh lung túng trong cách giải thích, hướng dẫn để trẻ có thể ứng xử với mọi người trong gia đình và xã hội. Vì vậy. để công tác xã hội có hiệu quả thì các nhà giáo dục , chính quyền phải mở rộng hơn nữa để bản thân những trẻ khuyết tật nói chung và những trẻ khuyết tật đang học tại các trường học nói riêng có cơ hội được phát triển hết khả năng của mình.

PHỤ LỤC

BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN VỀ GIA ĐÌNH TRẺ KHU ẾT TẬT ĐANG HỌC HÕA NHẬP TẠI TRƢỜNG MẦM NON THĂNG LONG

KIDSMART

Để giúp tôi tìm hiểu về thực trạng công tác xã hội nhóm trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật học hòa nhập tại trường mầm non, xin anh (chị) vui lòng cho biết thông tin về phương pháp mà gia đình đã trợ giúp đối với trẻ với những nội dung sau bằng cách đánh dấu tích hoặc viết thêm thông tin vào những ô, dòng mình lựa chọn dưới đây:

Anh (chị) vui lòng đóng góp những ý kiến khách quan theo những nội dụng sau:

Câu 1. Gia đình anh chị có bao nhiêu thành viên?

...

Câu 2. Thông tin về trẻ khuyết tật trong gia đình:

- Tên: ... - Năm sinh: ... - Con thứ: ………… (thứ tự/số người con)

- Đã học tập ở đâu và sử dụng phương pháp gì? ...

Câu 3. Gia đình phát hiện khuyết tật của trẻ vào thời gian nào? ...

Câu 4. Khi phát hiện ra khuyết tật của trẻ, tâm lý của gia đình như thế nào

- Sốc, phủ nhận 

- Tức giận, tự trách 

- Suy sụp, buồn nản 

- Chấp nhận 

- Khác ...

Câu 5. Anh (chị) đã đưa trẻ đi khám chữa bệnh ở đâu chưa?

Đã từng  Chưa 

Câu 6. Ở nhà gia đình đang sử dụng phương pháp gì để dạy con:

- Thuê gia sư/giáo viên 

- Khác ...

Câu 7. Kết quả như thế nào? ...

Câu 8. Thời gian giúp đỡ trẻ trong quá trình học tập có làm ảnh hưởng tới sinh hoạt

của trẻ và các thành viên trong gia đình không? Có  Không 

Nếu có xin ghi rõ ảnh hưởng như thế nào? ...

Câu 9. Trong quá trình trợ giúp trẻ, gia đình có nhận được sự giúp đỡ của những

người thân trong gia đình không? Có  Không 

Nếu có ghi rõ là ai đã giúp đỡ trẻ ...

Câu 10. Sau khi trợ giúp trẻ học tập tại gia đình, gi đình có thấy trẻ hứng thú với

các phương pháp đó không? Có  Không 

Câu 11. Trẻ có thíc tới trường, tới lớp để học với các cô giáo không?

Có  Không 

Câu 12. Gia đình có nhận được sự hỗ trợ của các cô giáo ở trường trẻ học không?

Có  Không 

Nếu có xin ghi rõ

Câu 13. Gia đình có hài lòng với phương pháp mà nhà trường đang hỗ trợ cho trẻ

không?

Có  Không 

Nếu có ghi rõ phương pháp đó là gì?...

Câu 14. Chi phí cho việc học của trẻ có ảnh hưởng nhiều tới kinh tế của gia đình ở

mức độ nào?

- Rất ảnh hưởng 

- Ảnh hưởng ít 

- Không ảnh hưởng 

Câu 15. Ngoài những hỗ trợ từ y tế và giáo dục, gia đình có ? cho trẻ tiếp cận với

các hoạt động của cộng đồng không?

- Tham gia lớp học năng khiếu 

- Không tham gia hoạt động nào 

Câu 16. Mong muốn của gia đình về cháu như thế nào? ...

... ... ... ... ... ... ... ...

BẢNG TÌM HIỂU KHẢ NĂNG HÕA NHẬP TẠI LỚP CỦA TRẺ GDĐB NĂM HỌC 2014-2015

Họ và tên trẻ:………

Ngày sinh của trẻ………..

Lớp………

Giáo viên nhận xét………

Những thông tin về trẻ rất quan trọng, rất mong giáo viên nhận xét kĩ và sát về con, đặc biệt là ghi rõ những ví dụ cụ thể về con. Xin cảm ơn! I. Đón trẻ: 1. Trẻ có chủ động chào cô không? Chủ động bằng ngôn ngữ nào? ………

2. Trẻ có biết tự cất ba lô giầy dép đúng chỗ không? ………

3. Trẻ có tự giác thực hiện các hoạt động : lấy ghế về tổ, cất, gấp quần áo..không hay cần cô nhắc nhở? ………

4. Con có biết tự lấy cốc (đúng kí hiệu) Cầm cốc đúng cách không? ………..

5.Con biết kể lại những sự kiện sảy ra khi cô hỏi không? ………

6. Thể dục sáng: - Con có xếp hàng và tập thể dục cùng các bạn không? Thái độ khi tập như thế nào? ( hứng thú, không hứng thú, có cần sự trợ giúp nhắc nhở của cô). ………

………

II. Hoạt động góc.

1. Con có biết về các góc chơi không?

……… 2. Con có thể hiện sự thích thú với một góc nhất định không? (nếu có thì sự tham gia các góc khác như thế nào? Khi cô phân góc)

……… ……….

3. Khi chơi con có cần sự giúp đỡ của cô không? (ngồi cạnh chơi cùng hay nhờ sự giúp đỡ của các bạn).

……… ……… 4. Cách tương tác với các đồ vật khi chơi như thế nào? (có đúng chức năng không? Khi chơi có sáng tạo không?)

……… ………..

5. Thái độ khi chơi trong góc như thế nào? (có hợp tác với bạn không? Có hành vi gì ảnh hưởng đến quá trình chơi hay hành vi phá hoại , gây hại cho bản thân và các bạn)

……… ……… ……… 6. Có hiện tượng chơi một mình và không tương tác với các bạn khác không? ……… ……….. 7. Khi chơi các góc thái độ và kĩ năng của con như thế nào?

- Góc tạo hình: cầm bút, xé, dán, cắt, bôi keo, nặn.

……… ………..

- Góc xây dựng: con sử dụng được các khối hình khi chơi không?

………..

- Góc phân vai: con chơi đúng chức năng và thể hiện đúng vai chơi không? ……… ………..

- Góc âm nhạc: con có biết sử dụng hay bắt chước sử dụng dụng cụ nào không?

……… ………..

III. Hoạt động ngoài trời:

1. Con có thực hiện các nội quy khi xuống sân không?

……… ………

Khả năng tham gia các trò chơi có luật theo sự hướng dẫn của cô và tham gia cùng các bạn như thế nào?

……… ……… 3 Con thích thú khi tham gia các hoạt động ngoài trời không?

……… ………

IV. Giờ hoạt động chung:

1. Con có ngồi đúng vị trí mà cô sắp xếp không? Khả năng tự nhận thức thứ tự ca học?

……… ……… 2. Thái độ khi ngồi học của con như thế nào?

- Con có quay ngang, hay mất tập trung, chạy ra khỏi chỗ, cười đùa tự do không?

……… ………..

. Con có các hành vi: cấu, cắn, đánh bạn, cẩu ghế, khi ngồi học không?

……… 3. Khả năng nhận thức bài học của con như thế nào?( đạt bao nhiêu % yêu cầu tiết học)

……… ……… 4. Khi học phản ứng của con khi giáo viên gọi( có giật mình, mất tập trung, khóc hay không đứng dậy…).

……… ………

V. Giờ ăn

1. Con có thực hiện các nội quy: rửa tay, lấy ghế về bàn ngồi không?

……… ……… 5. Các kĩ năng xúc, cầm thìa và tự lấy cơm như thế nào?

……… ……… 6. Con có ăn hoa quả không? Ăn được những loại quả nào?

……… ………

7. Ăn xong con có ( cất bát, xúc miệng, cất ghế, về tổ) tự giác hay cần sự nhắc nhở.

……… ……… 6 , Con có biết chủ động xin cô đi vệ sinh và gọi cô khi đi vệ sinh xong không? ……… ………

VI. Giờ ngủ.

1. Con có biết kê giường giống các bạn không?

……… ……… 2. Con có tự giác về giường và ngủ không?

……… 3. Con ngủ sâu giấc không? Khi ngủ có cần sự giúp đỡ đặc biệt của cô không? ………

Khi ngủ dậy con có khóc không?( khóc khi nào)

……… 4. Con ngủ có tè dầm không? ( Tần suất lần/ tuần).

………

VII. Hoạt động chiều

1. Con có hoàn thành được các bài tập mà cô đưa ra cùng các bạn không? ……… ………

2. Thái độ và khả năng của con khi tham gia các hoạt động cùng các bạn? ………

VIII. Trả trẻ:

1. Con có tự cất ghế và lấy đồ dùng cá nhân trước khi về không?

……… ……… 2. Con có chào (ông, bà, bố, mẹ. cô giáo, các bạn.. ) trước khi về không? ……… ………

Giáo viên lưu ý:

BI N BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1

Thông tin chung

Họ Và Tên: Nguyễn Quỳnh Trang (Phụ huynh học sinh) Ngày phỏng vấn: 26/10/2014

Địa điểm: Quán Coffee Hẻm, Lô NT1 khu Đô thị mới Dịch Vọng- Cầu Giấy

Nội dung phỏng vấn

Câu 1: Xin chị cho biết cháu là con thứ mấy của gia đình ạ? Chị đã cho con tới trường học từ khi nào?

Em à, Bon là con đầu của chị, anh chị lấy nhau 5 năm mới sinh được con, trước khi sinh chị bị rau tiền đạo nên phải nằm một chỗ ở nhà không đi làm được, khi đó chị và anh nhà chị đang làm việc tại Singapo, điều kiện ở đây rất tốt nhưng khi Bon được 2 tuổi chị và gia đình lúc này có bà nội của Bon cũng sang chăm sóc Bon nhận thấy những mặt phát triển của con không giống như các bạn cùng lứa tuổi khác nên đã thống nhất đưa con về Việt Nam để sinh sống và học tập, về nước là gia đình đã đến trưởng để đăng kí cho con đi học ngay, trộm vía con bắt nhịp rất nhanh và rất thích đi học dù lúc này đã 2,5 tuổi nhưng con vẫn chưa nói được từ nào.

Câu 2: Chị bắt đầu cho con học giáo dục đặc biệt từ khi nào? Chị có tìm hiểu về phương pháp giáo dục đặc biệt mà nhà trường đang áp dụng cho con không?

Khi nhập học gia đình chị cũng đã tìm hiểu về các phương pháp giáo dục của nhà trường và cũng được biết đến hình thức hòa nhập gia đình cũng đã chủ động hỏi và mong muốn con được học kèm thêm, nên chỉ nhập học được 2 tháng là con học ngay. Bon có trí nhớ rất tốt, con thuộc rất nhiều các bài thơ mà bà đọc cho con, con thuộc cả trích đoạn truyện Kiều rất dài và đọc rất lưu loát nhưng con chỉ thích đọc thơ còn những mặt khác con rất ít quan tâm đến. Ở trường con được học tiết cá nhân ở lớp riêng, đây là mảng đặc thù dành cho con nhưng mình cũng không có nhiều thời gian để tìm hiểu kĩ và mình thấy con nhà mình mới chỉ 2,5 tuổi thôi nên cũng cần phải có thêm thời gian để con tự hoàn thiện bản thân

Câu 3: Ở nhà chị và mọi người trong gia đình có dạy kèm cho con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ dạy học cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non thăng long kidmart (Trang 77)