.Ứng dụng CTXH nhóm trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ dạy học cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non thăng long kidmart (Trang 33)

1.4.1. Mục tiêu ứng dụng CTXH nhóm trong việc trợ giúp TKT

Mục tiêu ứng dụng CTXH nhóm trong việc trợ giúp TKT là thành lập nhóm chuyên gia hỗ trợ trẻ khuyết tật trong các hoạt động trên lớp hòa nhập đồng thời tổ chức các hoạt động nhóm nhằm giúp trẻ phát triển các kĩ năng trong các tình huống hằng ngày như: tập trung chú ý, bắt chước, luân phiên, nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói, sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để giao tiếp với với mọi người xung quanh, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách, phát triển kĩ năng sống, hòa nhập vào cuộc sống xã hội cho trẻ.

1.4.2. Nội dung ứng dụng CTXH nhóm trong trợ giúp TKT

Khi xem xét các nội dung ứng dụng CTXH nhóm trong trợ giúp cho trẻ khuyết tật người nghiên cứu tập trung vào việc ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc xây dựng nhóm hỗ trợ cho trẻ đang học hòa nhập tại trường mầm non mà

trọng tâm là xây dựng nhóm giáo viên đang hỗ trợ trực tiếp cho trẻ tại lớp học hòa nhập. Để làm được điều đó cần xem xét tất cả các yếu tố, từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khuyết tật đến đặc điểm giao tiếp riêng của TKT, nội dung của từng kĩ năng đều được phát triển dần dần theo thời gian, không một kỹ năng nào phát triển độc lập. Sự tiến bộ của một kỹ năng sẽ kéo theo sự tiến bộ của các kỹ năng khác.

Trong nghiên cứu này, nội dung ứng dụng CTXH nhóm trong trợ giúp cho trẻ khuyết tật cần có các kỹ năng cơ bản sau:

- Kĩ năng tiếp cận làm quen: Kĩ năng này cần thiết cho cả nhân viên công tác xã hội và trẻ khuyết tật. giúp nhân viên tiếp xúc và hiểu rõ hơn về nhóm thân chủ của mình, giúp cho trẻ khuyết tật tiếp ứng cái mới dễ dàng hơn, vui vẻ hơn

- Kĩ năng lắng nghe: là thể hiện sự quan tâm của người nghe tới đối tượng tác nghiệp, để thấu hiểu những thông tin, tâm tư, tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, mong muốn và những vấn đề gặp phải của nhóm thân chủ

- Kỹ năng tập trung chú ý: Dạy trẻ biết tập trung chú ý vào người, vật

hoặc hoạt động, bao gồm nhìn, lắng nghe, có thời gian, suy nghĩ.

- Kỹ năng bắt chước: Giúp trẻ biết bắt chước các cử động trên mặt, các

hoạt động, các hoạt động với đồ chơi/đồ vật, âm thanh. Ban đầu dạy trẻ bắt chước những âm thanh và hành động, sau đó đến bắt chước lời nói, cử chỉ, điệu bộ của người khác.

- - Kỹ năng luân phiên: Giúp trẻ biết luân phiên trong quá trình giao tiếp, biết đáp ứng yêu cầu của người khác, lần lượt sử dụng đồ vật, đồ chơi, trả lời câu hỏi.

- Kỹ năng hiểu ngôn ngữ: Giúp trẻ biết hiểu những chỉ dẫn bằng lời nói

và hành động, các tình huống chơi đóng vai đơn giản, thể hiện cảm xúc.

- Kỹ năng sử dụng lời nói: Giúp trẻ biết sử dụng lời nói vận dụng vào

các tình huống giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày.

1.4.3. Ứng dụng Công tác xã hội nhóm trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật

- Tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm để nhóm được làm quen với nhau, cùng nhau học hỏi những kiến thức, kĩ năng mới để bổ trợ cho các giáo viên làm việc được với trẻ khuyết tật

- Tổ chức các hoạt động góc, hoạt động học, hoạt động vui chơi cho trẻ khuyết tật, tạo cơ hội cho trẻ được tham gia hòa đồng với các bạn vừa giúp các cô củng cố kĩ năng để hỗ trợ trẻ được tốt nhất vừa để xuất hiện nhu cầu giao tiếp và trẻ có cơ hội thực hành, luyện tập các kĩ năng tương tác nhóm.

- Hướng dẫn giáo viên hỗ trợ gia đình tổ chức các hoạt động tại gia đình để phát triển mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ với các thành viên trong gia đình như: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em… và mối quan hệ giữa trẻ với các đồ dùng trong gia đình.

1.4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật

- Các yếu tố chủ quan

Trẻ khuyết tật đang học hòa nhập tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart là những trẻ có mức độ dạng tật nhẹ, các em có khả năng hòa nhập với các bạn cùng lứa tuổi và khi học ở trường các em cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía nhà trường, cô giáo cũng như phụ huynh. Giáo viên là những cô giáo nhiệt tình, vui vẻ và rất yêu thương các em, nhiều phụ huynh cũng đã có những nhìn nhận đúng đắn về khuyết tật của con mình từ đó gia đình có những cách thức làm việc cũng như hỗ trợ các cô trong việc ôn tập cho con tại gia đình. Tuy nhiên do bản thân các em đang gặp khó khăn ở một mức độ nhất định nên khi hòa nhập cùng các bạn tại lớp các em vẫn còn gặp khó khăn như: các em chưa chủ động giao tiếp được với bạn bè và với cô giáo, chưa chủ động hoặc không thể tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi cùng với các bạn và các cô. Ngoài ra các em cũng chưa nhận được hỗ trợ nhiều và đúng chuyên môn từ phía các cô giáo, bản thân các cô còn lugng túng, căng thẳng khi sử lý các hành vi của trẻ. Nhiều phụ huynh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của họ đối với con cái. Họ mắc phải sai lầm khi tất cả trách nhiệm điều dựa vào vai của giáo viên mầm non. Chính từ những nguyên nhân đó khiến các em khuyết tật đang gặp những khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt càng trở nên khó khăn hơn.

- Các yếu tố khách quan

Đối với trẻ khuyết tật đang học hòa nhập tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart, các em được hỗ trợ rất nhiều từ phía nhà trường, các em được học với các bạn cùng lứa với phòng học rộng rãi đầy đủ tiện nghi, ngoài ra các em còn có phòng học riêng với đầy đủ dụng cụ trang thiết bị về luyện âm, chỉnh ngọng, luyện tập thể chất…tuy nhiên, về nội dung và chất lượng học GDĐB vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các em vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nhiều về chuyên môn nhằm phát huy những điểm mạnh của các em và sửa chữa những khiếm khuyết mà các em đang mắc phải.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TRỢ GIÖP TRẺ KHU ẾT TẬT TẠI TRƢỜNG MẦM NON THĂNG LONG KIDSMART

2.1. Vài nét về địa bàn và đối tƣợng khảo sát

2.1.1. C sở vật chất của Thăng Long Kidsmart

Trường Thăng Long Kidsmart được xây dựng trên một địa thế đẹp của khu đô thị mới Dịch Vọng (Lô NT1 khu đô thị mới Dịch Vọng - Cầu Giấy – Hà Nội). Đây là một khuôn viên lý tưởng với 3 cổng lớn mở về 3 hướng, rất gần công viên Cầu Giấy xanh mát và thanh bình.

Thông qua khảo sát người nghiên cứu được biết: tổng diện tích trường lên tới 5058m² với 63 phòng rộng rãi. Ngoài các lớp của trẻ, trường còn xây dựng các phòng chức năng khác gồm: 2 phòng Hoạt động âm nhạc, 1 phòng hoạt động với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động học tiếng Anh của trẻ, 2 phòng máy vi tính, 1 phòng thể chất rộng với đầy đủ trang thiết bị của phòng tập. Đầy đủ các phòng chức năng dành cho các hoạt động: Tạo hình, Đàn organ, học vui Kidsmart, giáo dục đặc biệt.Thư viện dành cho giáo viên và cho trẻ. Hội trường lớn, phòng nghiệp vụ dành cho hoạt động chuyên môn. Sân chơi ngoài trời thoáng, rộng, rực rỡ sắc hoa và nhiều bóng cây. Thiết bị sân chơi nhập ngoại 100%, 100% các phòng được trang bị điều hòa hai chiều, bình nước nóng lạnh, thảm xốp, giường nằm, chăn đệm, đàn organ, máy vi tính, tivi, đầu DVD và đầy đủ các đồ dùng đồ chơi phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ. Toàn bộ các trang thiết bị trong trường đều được lựa chọn kỹ càng theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục – đào tạo và đặt lên hàng đầu là các yếu tố: an toàn, thẩm mỹ, chất lượng và hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với quan điểm: ―Giáo dục không phải là việc đổ đầy một cái bình, mà là thắp

sáng một ngọn lửa‖ - William Butler Yeats - Trường Mầm non Thăng Long

Kidsmart thấu hiểu rằng những năm đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hình thành nhân cách của trẻ, là nền móng cơ bản để mỗi trẻ phát triển, tự tin bước vào những bậc học tiếp theo và thành công trong cuộc sống sau này. Vì vậy, nhà trường cam kết mang lại một môi trường lý tưởng để trẻ phát triển toàn diện, phát huy những khả năng tiềm ẩn và có khả năng thích ứng cao với sự phát triển của xã hội. nhà trường - Tin tưởng rằng tất cả các trẻ đều có quyền được hưởng một nền giáo dục tiên tiến và hiện đại. Đánh giá cao vai trò giáo dục đầu tiên của gia đình đối với trẻ. Tôn trọng các phụ huynh đã đến với nhà trường. Vì vậy, nhà trường cũng gắng hiểu các nhu cầu của các bậc cha mẹ, lắng nghe những điều họ quan tâm và đẩy mạnh sự phục vụ của mình, đáp ứng những nhu cầu đó. Tôn trọng đội ngũ cán bộ của mình nên nhà trường cố gắng tạo ra một môi trường làm việc năng động, khích lệ, chia sẻ và có văn hóa. Với quan điểm Lấy trẻ làm trung tâm đây là quan điểm giáo dục tiên tiến được áp dụng trên toàn thế giới và chứa đựng đầy đủ ý nghĩa của ngành Giáo dục mầm non. Nhà trường tin rằng mỗi đứa trẻ là một cá nhân riêng biệt và có những tính cách và tố chất riêng. Vai trò của nhà giáo dục là phải nắm bắt được những thế mạnh của từng trẻ từ đó tạo cơ hội, môi trường khuyến khích trẻ phát huy những ưu điểm của bản thân. ―Ngọn lửa nhỏ‖ trong mỗi đứa trẻ có được nhen nhóm và tỏa sáng hay không, phụ thuộc một phần không nhỏ vào sự tác động của nhà giáo dục, gia đình và môi trường sống của trẻ.

Trong công tác giáo dục trẻ mầm non và giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập, nhà trường quan niệm việc cung cấp kiến thức cho trẻ thật sự sẽ không quan trọng bằng việc chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng sống và học tập – những kỹ năng cần thiết để trẻ có thể tự tin bước vào những bậc học tiếp theo và sẽ theo trẻ đến suốt cuộc đời

2.2. Thực trạng ứng dụng CTXH nhóm trong việc hỗ trợ trẻ KT học HN tại trƣờng MN Thăng Long KidSmart

2.2.1. Giới thiệu khái quát về quá trình khảo sát

Trong quá trình làm việc tại trường, người nghiên cứu đã tìm hiểu và hỗ trợ cho một số gia đình. Được sự đồng ý của các gia đình có trẻ khuyết tật, người nghiên cứu quyết định lấy đúng tên của các thành viên nhằm đảm bảo tính hiện thực của nghiên cứu.

Nghiên cứu, ứng dụng công tác xã hội trong trường mầm non Thăng Long Kidsmart chỉ nghiên cứu về những trẻ khuyết tật có khó khăn về ngôn ngữ nên trong quá trình khảo sát, người nghiên cứu đã quan sát, phỏng vấn 17 gia đình có con đang học tại trường, nhằm tìm hiểu về các phương pháp mà trẻ đang tiếp cận, đồng thời đưa ra phương pháp công tác xã hội nhóm để giúp đỡ các em trong quá trình các em đang học tại trường

Để có cơ sở thực tiễn cho việc xác định các biện pháp trợ giúp cho trẻ khuyết tật, người nghiên cứu tiến hành điều tra thực trạng ở Trường mầm non có TKT học hoà nhập.

* Mục đích

Đánh giá thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc trợ giúp trẻ khuyết tật; thực trạng các biện pháp giáo viên tổ chức hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật, thực trạng mức độ cần thiết của việc trợ giúp trẻ khuyết tật làm cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp công tác xã hội nhóm trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật tại trường mầm non.

* Nội dung

Nội dung nghiên cứu thực trạng cụ thể như sau:

-Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc hỗ trợ TKT học hòa nhập -Các biện pháp giáo viên đang nhằm hỗ trợ trẻ khuyết tật tại trường mầm non -Thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong tổ chức các hoạt động nhằmt hỗ trợ trẻ tại lớp hòa nhập

* Quy mô và địa bàn khảo sát

- 6 giáo viên dạy TKT tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart

- Khảo sát 17 trẻ khuyết tật, trong khảo sát ở mức độ TKT theo thang đánh giá DENVER II: có 85% TKT có mức độ nhẹ ; 25 %TKT mức độ nặng; đang học hòa nhập ở trường mầm non.

* Phương pháp và công cụ

-Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu khảo sát dành cho 6 giáo viên đang trực tiếp dạy hòa nhập TKT gồm 17 câu hỏi nhằm thu thập thông tin và sự hiểu biết của họ về trẻ khuyết tật đang học hòa nhập.

- Phương pháp quan sát sư phạm:Quan sát 20 hoạt động (các giờ học,

giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ, giờ đón và trả trẻ) ở trường mầm non trong điều kiện bình thường có báo trước. Sau đó chúng tôi tiến hành thống kê và phân tích kết quả (Phụ lục 1).

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn 3 phụ huynh có con khuyết

tật nhằm thu thập thêm thông tin về vấn đề nghiên cứu (Phụ lục 2).

* Công cụ

- Phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát dành cho GV đang trực tiếp dạy hòa nhập TKT gồm các câu hỏi nhằm thu thập thông tin và sự hiểu biết của họ về việc trợ giúp trẻ khuyết tật học hòa nhập

- Bảng đánh giá Denver II

* Xử lý dữ liệu khảo sát

Kết quả khảo sát được phân tích về mặt định lượng và định tính.

- Về mặt định lượng: Số liệu khảo sát được đánh giá theo điểm trung bình, tỉ lệ % thứ bậc và trình bày dưới hình thức bảng tổng hợp

- Về mặt định tính: Tập trung phân tích làm rõ ưu điểm, hạn chế trong nhận thức của giáo viên nhằm trợ giúp trẻ khuyết tật. Xem xét, đánh giá các biện pháp GV đang sử dụng có phù hợp với đặc trưng của trẻ hay không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng và phân tích kết quả

2.2.2.1. Thực trạng về mức độ phát triển của trẻ khuyết tật tại trường mầm

non Thăng Long Kidsmart

Người nghiên cứu tiến hành đánh giá của 17 TKT đang học hòa nhập ở các trường mầm non. Tất cả 17 trẻ được khảo sát đều nằm trong độ tuổi từ 3 – 5 tuổi, độ tuổi của nhóm trẻ khảo sát dao động từ 36 đến 60 tháng, thấp nhất là 36 tháng và cao nhất là 60 tháng tuổi.

Người nghiên cứu sử dụng thang đánh giá DENVER II làm công cụ đánh giá tiến hành quan sát các giờ học, giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ, giờ đón và trả trẻ ở trường MN trong điều kiện bình thường có báo trước và kiểm tra trực tiếp trên trẻ. Sau đó tiến hành thống kê và phân tích kết quả đánh giá. Tổng hợp kết quả khảo sát 17 trẻ ở tất cả các tiêu chí được thể hiện trong các lĩnh vực sau:

- Lĩnh vực vận động thô: Theo số liệu có tới 30% TKT đang học hòa nhập tại

trường mầm non vận động còn khó khăn, các em không thể leo trèo trên thang gỗ thẳng, đi lại cầu thang cần có người giúp đỡ, có em không đi được dép lê khi bước

trên cầu thang, không thể đi nối gót, không đứng được 1 chân 3 giây, không thể nhảy lò cò

- Lĩnh vực ngôn ngữ: 85% trẻ có vấn đề khó khăn về ngôn ngữ, phần lớn trẻ

không hiểu hết lời trẻ nói, các con thường hay nhắc lại từ của giáo viên như: ―con ăn cơm chưa - con ăn cơm chưa, ai đây? (cô chỉ vào con) con trả lời: Hiểu Minh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ dạy học cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non thăng long kidmart (Trang 33)