.Giới thiệu khái quát về quá trình khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ dạy học cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non thăng long kidmart (Trang 38 - 39)

2.1 .Vài nét về địa bàn và đối tượng khảo sát

2.2.1 .Giới thiệu khái quát về quá trình khảo sát

Trong quá trình làm việc tại trường, người nghiên cứu đã tìm hiểu và hỗ trợ cho một số gia đình. Được sự đồng ý của các gia đình có trẻ khuyết tật, người nghiên cứu quyết định lấy đúng tên của các thành viên nhằm đảm bảo tính hiện thực của nghiên cứu.

Nghiên cứu, ứng dụng công tác xã hội trong trường mầm non Thăng Long Kidsmart chỉ nghiên cứu về những trẻ khuyết tật có khó khăn về ngôn ngữ nên trong quá trình khảo sát, người nghiên cứu đã quan sát, phỏng vấn 17 gia đình có con đang học tại trường, nhằm tìm hiểu về các phương pháp mà trẻ đang tiếp cận, đồng thời đưa ra phương pháp công tác xã hội nhóm để giúp đỡ các em trong quá trình các em đang học tại trường

Để có cơ sở thực tiễn cho việc xác định các biện pháp trợ giúp cho trẻ khuyết tật, người nghiên cứu tiến hành điều tra thực trạng ở Trường mầm non có TKT học hoà nhập.

* Mục đích

Đánh giá thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc trợ giúp trẻ khuyết tật; thực trạng các biện pháp giáo viên tổ chức hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật, thực trạng mức độ cần thiết của việc trợ giúp trẻ khuyết tật làm cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp công tác xã hội nhóm trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật tại trường mầm non.

* Nội dung

Nội dung nghiên cứu thực trạng cụ thể như sau:

-Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc hỗ trợ TKT học hòa nhập -Các biện pháp giáo viên đang nhằm hỗ trợ trẻ khuyết tật tại trường mầm non -Thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong tổ chức các hoạt động nhằmt hỗ trợ trẻ tại lớp hòa nhập

* Quy mô và địa bàn khảo sát

- 6 giáo viên dạy TKT tại trường mầm non Thăng Long Kidsmart

- Khảo sát 17 trẻ khuyết tật, trong khảo sát ở mức độ TKT theo thang đánh giá DENVER II: có 85% TKT có mức độ nhẹ ; 25 %TKT mức độ nặng; đang học hòa nhập ở trường mầm non.

* Phương pháp và công cụ

-Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu khảo sát dành cho 6 giáo viên đang trực tiếp dạy hòa nhập TKT gồm 17 câu hỏi nhằm thu thập thông tin và sự hiểu biết của họ về trẻ khuyết tật đang học hòa nhập.

- Phương pháp quan sát sư phạm:Quan sát 20 hoạt động (các giờ học,

giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ, giờ đón và trả trẻ) ở trường mầm non trong điều kiện bình thường có báo trước. Sau đó chúng tôi tiến hành thống kê và phân tích kết quả (Phụ lục 1).

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn 3 phụ huynh có con khuyết

tật nhằm thu thập thêm thông tin về vấn đề nghiên cứu (Phụ lục 2).

* Công cụ

- Phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát dành cho GV đang trực tiếp dạy hòa nhập TKT gồm các câu hỏi nhằm thu thập thông tin và sự hiểu biết của họ về việc trợ giúp trẻ khuyết tật học hòa nhập

- Bảng đánh giá Denver II

* Xử lý dữ liệu khảo sát

Kết quả khảo sát được phân tích về mặt định lượng và định tính.

- Về mặt định lượng: Số liệu khảo sát được đánh giá theo điểm trung bình, tỉ lệ % thứ bậc và trình bày dưới hình thức bảng tổng hợp

- Về mặt định tính: Tập trung phân tích làm rõ ưu điểm, hạn chế trong nhận thức của giáo viên nhằm trợ giúp trẻ khuyết tật. Xem xét, đánh giá các biện pháp GV đang sử dụng có phù hợp với đặc trưng của trẻ hay không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ dạy học cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non thăng long kidmart (Trang 38 - 39)