Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về hậu quả của biến đổi khí hậu trên báo điện tử việt nam (Trang 95)

Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực của hệ thống chính trị, đặc biệt là sự vào cuộc của ngành báo chí, trong đó có báo điện tử đã tích cực khai thác, truyền tải các nội dung thông tin về hậu quả của BĐKH ở Việt Nam nói chung và trên thế giới nói riêng. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của BĐKH, công tác truyền thông còn có những hạn chế nhất định. Để đáp ứng và ứng phó có hiệu quả BĐKH trong điều kiện hiện nay, cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

3.2.1. Cần xây dựng một chiến lược tổng thể với các chủ trương, biện pháp khoa học, đồng bộ có tính pháp lý cao trong công tác thông tin về hậu quả của biến đổi khí hậu trên báo điện tử

Đây là giải pháp cơ bản, đầu tiên tạo nên sự đồng thuận, sự thống nhất cao của ngành báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng tham gia vào công tác thông tin về hậu quả của BĐKH cho cộng đồng, xã hội hiện nay.

Xây dựng một chiến lược tổng thể với các chủ trương, biện pháp khoa học, đồng bộ có tính pháp lý cao trong công tác thông tin về hậu quả của BĐKH trên báo điện tử thực chất là làm cho các chủ thể tham gia vào quá trình này, mà trước hết là báo điện tử có cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thông tin riêng cho báo của mình. Từ đó, các tờ báo điện tử xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn pháp lý cho công tác thông tin về hậu quả của BĐKH hiện nay.

Để xây dựng một chiến lược tổng thể với các chủ trương, biện pháp khoa học, đồng bộ có tính pháp lý cao trong công tác thông tin về hậu quả của BĐKH trên báo điện tử cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, đối với Chính phủ: Cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các

văn bản quy định hành lang pháp lý cho hệ thống báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng đối với công tác thông tin về hậu quả của BĐKH ở nước ta hiện nay. Như đã biết, BĐKH là vấn đề mới, vì vậy công tác thông tin truyền thông về vấn đề này phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, lâu dài. Mặt khác, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay yếu tố lợi nhuận, tính thực dụng ít nhiều chi phối đến phương thức và cách thức hoạt động của báo chí cũng như báo điện tử. Thậm chí một số báo vì lợi nhuận mà từ chối hoặc miễn cưỡng khi phải đưa tin về hậu quả của BĐKH. Do đó, Chính phủ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy định tạo hành lang pháp lý cho ngành báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng về hoạt động thông tin hậu quả của BĐKH là tạo nên sức mạnh tổng hợp cùng với hệ thống chính trị cùng thông tin nhằm thay đổi nhận thức, tư duy, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, công đồng để ứng phó có hiệu quả BĐKH ở nước ta hiện nay.

Thứ hai, đối với các chủ thể: Cần thống nhất nhận thức của các chủ

thể, các cơ quan chức năng đối với công tác thông tin về hậu quả của BĐKH ở Việt Nam hiện nay. Các chủ thể, các lực lượng tham gia vào quá trình này rất phong phú, đa dạng, bao gồm:, các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương; lãnh đạo các báo điện tử, đội ngũ biên tập viên, phóng viên, nhà báo và mỗi người dân. Thông qua hoạt động của các chủ thể, các lực lượng làm cơ sở cho việc nâng cao nhận thức về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc ứng phó với hậu quả của BĐKH ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, xuất phát từ quan niệm, phương pháp khác nhau, dẫn đến thái độ, quan điểm của các chủ thể, các

lực lượng cũng có sự khác nhau. Vì vậy, chỉ có thể khắc phục tình trạng đó bằng việc nâng cao nhận thức của các chủ thể, các lực lượng đối với việc thông tin về hậu quả của BĐKH ở nước ta hiện nay.

Thứ ba, đối với các báo điện tử: Cần phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động thông tin về hậu quả của BĐKH ở nước ta hiện nay. Việc phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các báo điện tử trong hoạt động thông tin về hậu quả của BĐKH ở nước ta hiện nay gắn liền với việc quy định một cách rõ ràng, chặt chẽ, công khai về nhiệm vụ, chức năng, phạm vi, cách thức tiến hành của từng báo điện tử. Các quy định đó phải cụ thể, rõ ràng, không bị chồng chéo và phù hợp với đặc điểm hoạt động, góc độ tiếp cận theo chuyên môn của mỗi báo điện tử khi tham gia vào quá trình này.

3.2.2. Xây dựng cơ chế phối hợp công tác giữa cơ quan báo điện tử với các cơ quan có liên quan, bảo đảm cung cấp thông tin nhanh, chính xác, hiệu quả, kịp thời về biến đổi khí hậu cho các phóng viên, nhà báo

Đây là giải pháp quan trọng trong hoạt động thông tin về hậu quả của BĐKH ở nước ta hiện nay. Bởi vì, xây dựng cơ chế phối hợp công tác giữa cơ quan báo điện tử với các cơ quan có liên quan sẽ bảo đảm cho các phóng viên, nhà báo trong quá trình tác nghiệp không những được cung cấp thông tin nhanh, chính xác, hiệu quả, kịp thời về tình hình BĐKH chung của cả nước, đặc biệt là các vùng đang trực tiếp chịu sự tác động do BĐKH gây ra như hạn hán, mưa bão, lũ lụt, thiên tai và các hiểm họa bất thường trong tự nhiên… mà còn tạo nên sự gắn kết trách nhiệm, sự chia sẻ thông tin giữa cơ quan báo điện tử với các cơ quan có liên quan cùng chung tay ứng phó với BĐKH nhanh, kịp thời, hiệu quả. 0Để bảo đảm cho cơ chế phối hợp công tác giữa cơ quan báo điện tử với các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp thông tin nhanh, chính xác, hiệu quả, kịp thời về BĐKH cho các phóng viên, nhà báo cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, đối với các cơ quan chủ quản và các ngành có liên quan:

khác nhau mà thông tin về BĐKH được cung cấp đến đâu và cung cấp như thế nào, điều này phụ thuộc vào các cơ quan chủ quản và các ngành có liên quan, các địa phương chịu sự tác động của hậu quả về BĐKH. Bởi vì, các số liệu, mức độ thiệt hại của BĐKH chỉ có được chính xác từ các cơ quan chủ quản và các ngành có liên quan, các địa phương xảy ra sự việc. Nếu như các phóng viên, cộng tác viên của báo điện tử không được tiếp cận thông tin từ cơ quan chủ quản và các ngành có liên quan, các địa phương thì khó có được thông tin chính xác để tác nghiệp.

Do đó, xây dựng cơ chế phối hợp công tác giữa cơ quan báo điện tử với các cơ quan có liên quan là bảo đảm cung cấp thông tin nhanh, chính xác, hiệu quả, kịp thời về BĐKH cho các phóng viên, nhà báo tác nghiệp hiệu quả, chính xác, kịp thời góp phần hạn chế tối đa hậu quả gây ra từ sự BĐKH ở nước ta hiện nay. Các cơ quan chủ quản và các ngành có liên quan, các địa phương phải có trách nhiệm thông tin khách quan, trung thực với báo chí, cùng nhau thực hiện tốt công tác thông tin phòng, chống hậu quả gây ra từ BĐKH tới mọi người dân và cộng đồng, xã hội. Theo đó, nâng cao hiệu quả, tính mục đích của công tác thông tin, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cộng đồng về hậu quả của BĐKH trên báo điện tử là nội dung quan trọng và là yêu cầu đặt ra đối với lãnh đạo các báo điện tử hiện nay. Thực hiện tốt việc xây dựng cơ chế phối hợp công tác giữa cơ quan báo điện tử với các cơ quan có liên quan, bảo đảm cung cấp thông tin nhanh, chính xác, hiệu quả, kịp thời về biến đổi khí hậu cho các phóng viên, nhà báo là tạo môi trường rộng lớn kết nối thông tin và sự sẻ chia thông tin giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong và ngoài nước lắng nghe, thấu hiểu, cùng sẻ chia và thực hiện tốt các chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực này. Đồng thời, cùng nhau khai thác có hiệu quả kho giữ liệu tài nguyên thiên nhiên; sử dụng năng lượng diện thông tin qua báo điện tử.

Các cơ quan chủ quản và các ngành có liên quan nên chủ động, thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ trao đổi thông tin với báo chí theo các hình thức như họp báo, hợp tác tuyên truyền, xây dựng chương trình phối

tuyên truyên thường xuyên hay định kỳ; trả lời phỏng vấn nhanh... Các cơ quan chủ quản và các ngành có liên quan phải tạo điều kiện cho báo điện tử thực hiện tốt chức năng là cơ quan truyền thông. Song, cũng cần khắc phục cơ chế xin - cho hay nắm độc quyền chi phối thông tin.

Thứ hai, đối với cơ quan báo điện tử. Cần tích cực, chủ động xây dựng

kế hoạch thông tin cụ thể về BĐKH phù hợp với tôn chỉ, mục đích của báo mình. Đồng thời, các báo điện tử cũng phải chủ động thông tin, giới thiệu đến các cơ quan chủ quản và các ngành; nhất là chính quyền địa phương sở tại về những hoạt động, sự kiện, những cơ chế, chính sách, thông tin mới về hậu quả của BĐKH để kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, kịch bản ứng phó với BĐKH ở địa phương mình đảm nhiệm. Các báo điện tử phải là “cầu nối”, “bạn đồng hành” giữa các cơ quan chủ quản và các ngành với người dân và cộng đồng, xã hội trong việc truyền đi thông điệp về BĐKH, tạo hiệu ứng tích cực cho vấn đề này.

Báo điện tử cũng cần thiết lập cho mình một kênh thông tin riêng để tiếp nhận các ý kiến phẩn hồi từ các cơ quan chủ quản, các ngành có liên quan và người dân, cộng đồng, xã hội về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện cơ chế, chính sách đối với vấn đề BĐKH để từ đó đề xuất với cơ quan chuyên trách nghiên cứu, xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn của tình hình BĐKH hiện nay.

Các tòa soạn báo điện tử cũng cần hội tụ phát huy thế mạnh của các loại hình báo chí để chung tay, góp sức cùng với các cơ quan chủ quản, các ngành có liên quan đẩy mạnh công tác thông tin các chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến mọi người dân và cộng đồng, xã hội về BĐKH. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội về hành vi ứng xử có trách nhiệm đối với hậu quả của BĐKH và giữ gìn môi trường sinh thái bền vững cho hôm nay và cả mai sau.

3.2.3. Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp thông tin về hậu quả của biến đổi khí hậu ở các báo điện tử tạo tương tác đối với bạn đọc

Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp thông tin về hậu quả của BĐKH ở các báo điện tử theo hướng xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng thông tin nhằm làm thay đổi nhận thức của người dân, cộng động, xã hội về hậu quả của BĐKH ở nước ta trong điều kiện diễn biến phức tạp của BĐKH hiện nay là một trong những giải pháp quan trọng bảo đảm cho các báo điện tử tạo được “thương hiệu”, nét độc đáo riêng có trong sự cạnh tranh, sôi động của báo chí hiện nay.

Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp thông tin về hậu quả của BĐKH ở các báo điện tử là một trong những biện pháp cơ bản, quan trọng nhằm nâng cao ý thức của cá nhân, cộng đồng, xã hội về hậu quả của BĐKH. Bởi vì, sức mạnh của truyền thông là dẫn dắt, định hướng, truyền dẫn, lan tỏa, nâng đỡ độc giả hướng tới giá trị xã hội, giá trị nhân văn chân, thiện, mỹ. Theo đó, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp thông tin về hậu quả của BĐKH ở các báo điện tử cần thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp sau:

Một là, bảo đảm tính khoa học, đại chúng, nắm bắt tâm lý, thị hiếu độc

giả. Đây là một trong những yêu cầu cao đòi hỏi các báo điện tử phải tập trung đổi mới trước sức ép phát triển mạnh mẽ của các tờ báo điện tử; của bùng nổ công nghệ thông tin nếu như không muốn mất đi thị phần. Theo đó, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp thông tin về hậu quả của BĐKH ở các báo điện tử phải luôn luôn “tự đổi mới” để bắt nhịp cùng dòng chảy của sự hội nhập nhưng vẫn giữ được cái đặc sắc riêng có, thế mạnh của từng báo điện tử như tác giả đã trình bày trong luận văn.

Hai là, cần có sự lồng ghép thông tin BĐKH ở các báo điện tử với các

nội dung khác. Thực tiễn cho thấy, để hoạt động truyền thông về hậu quả của BĐKH gây được sự chú ý của độc giả đang đặt ra cho người đứng đầu, các

phóng viên, biên tập viên phải tích hợp, kéo léo lồng ghép thông tin về BĐKH sao không bị khô cứng, nhàm chán; sự tinh tế lồng ghép các hình thức, thể loại phỏng vấn, ký sự, video, kết hợp với hình ảnh minh họa, hoặc với các vấn đề dân số, môi trường, tài nguyên; gương người tốt, việc tốt… sẽ tạo nên hiệu ứng tích cực từ độc giả. Sự lồng ghép có hiệu quả thông tin về hậu quả của BĐKH ở các báo điện tử sẽ từng bước thẩm thấu đến cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội, qua đó gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân về hoạt động này.

Ba là, các báo điện tử cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu

và đề xuất với lãnh đạo, người đứng đầu để xây dựng thành “chuyên mục” hay góc nhìn “360°” toàn cảnh về hậu quả của BĐKH. Đây được xem là biện pháp quan trọng nhằm nâng qua hiệu quả công tác thông tin về hậu quả của BĐKH. Hiện nay, để thực hiện được yêu cầu này không phải là dễ, đòi hỏi người đứng đầu các báo điện tử phải có tư duy vượt ra khỏi sự trì trệ, định kiến theo lối mòn; phải đổi mới cách nghĩ, cách làm sáng tạo, mới tạo được hiệu quả cao cho hoạt động tuyên truyền về BĐKH. Với các báo VnE, Dân trí, vtv.vn khi đã có được chuyên mục riêng về vấn đề này sẽ giúp cho độc giả có cái nhìn khách quan, toàn diện, phong phú về sự BĐKH và hậu quả của BĐKH trong nước, khu vực, rộng ra là toàn cảnh thế giới và hành tinh con người đang sống. Thông qua chuyên mục về BĐKH do các báo điện tử xây dựng, nếu phát huy tốt đây sẽ là “ngôi nhà chung”, là “địa chỉ tin cậy” để mọi người quan tâm có thể trao đổi, chia sẻ tạo nên chuỗi thông tin sinh động, tạo sự tương tác giữa báo điện tử với độc giả. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng, xã hội về BĐKH để mỗi người có thể lựa cho cho mình cách ứng xử thông minh trong điều kiện BĐKH phức tạp như hiện nay.

3.2.4. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực thực tiễn của đội ngũ biên tập viên, phóng viên, nhà báo khi thông tin về hậu quả biến đổi khí hậu trên các báo điện tử

tập viên, phóng viên, nhà báo thông tin về hậu quả BĐKH trên các báo điện tử thực chất nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy họ phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, rèn luyện phẩm chất năng lực, đạo đức nghề nghiệp đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về hậu quả của biến đổi khí hậu trên báo điện tử việt nam (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)