biến đổi khí hậu trên báo điện tử hiện nay
2.2.1 Khảo sát tần suất thông tin và mức độ quan tâm của độc giả
Thực tế nếu so với những năm trước đây, tần suất đăng thông tin về hậu quả của BĐKH hiện nay trên các trang báo điện tử được chú trọng nhiều hơn, mức độ xuất hiện các tin bài dày hơn rất nhiều. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả cũng nhận thấy thực trạng trên tại 3 tờ báo được khảo sát: VnE, Dân trí, vtv.vn trong khoảng thời gian 1,5 năm từ 1/1/2015 - 6/6/2016. Nguyên nhân là do những hậu quả của BĐKH đang diễn ra ngày càng phức tạp, ảnh hưởng rất nhiều đến mọi mặt đời sống của con người. Vì vậy nó trở thành vấn đề trọng tâm của thế giới nói chung và của người dân Việt Nam nói riêng.
Theo khảo sát cả 3 tờ báo VnE, Dân trí, vtv.vn đều chưa có chuyên mục riêng để đưa tin về những hậu quả của BĐKH. VnE thường đăng tin vào mục Thời sự, mục Khoa học tại đó có 4 tiểu mục là: Môi trường, công nghệ mới, hỏi - đáp, chuyện lạ. Đa phần các thông tin về hậu quả của BĐKH đều được đưa vào mục Thời sự và có kết hợp với các mục khác để đa dạng thông tin hơn. Dân trí cũng không có chuyên mục riêng mà thường lồng ghép tin, bài về hậu quả của BĐKH vào chuyên mục Xã hội bao gồm tiểu mục Chính trị, Phóng sự - Ký sự, Giao thông, Môi trường. Báo điện tử vtv.vn cũng giống như VnE và Dân trí cũng không có chuyên mục riêng để đăng những thông tin về hậu quả BĐKH và thường chủ yếu đăng tin vào mục Trong nước.
Trong 3 tờ báo khảo sát, tác giả nhận thấy mỗi tờ báo đều có một thế mạnh riêng. VnE có cơ quan chủ quản là Tập đoàn FPT, Dân trí có cơ quan chủ quản là Trung ương Hội khuyến học Việt Nam; vtv.vn cơ quan chủ quản chính là Đài truyền hình Việt Nam. Qua khảo sát tác giả thấy được báo điện tử vtv.vn có lợi thế hơn 2 tờ báo trên là vì thuộc Đài truyền hình Việt Nam,
đây là cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chính vì có một số điểm khác biệt đã quyết định toàn bộ tần suất, nội dung thông tin về hậu quả về BĐKH trên các tờ báo.
Cụ thể trên VnE trung bình mỗi tháng sẽ có 10 tin/bài về hậu quả của BĐKH, trong thời gian 1,5 năm tác giả khảo sát được 180 tin/bài về hậu quả của BĐKH. Trong tổng số 180 tin/bài có 60 tin/bài về bão, lũ lụt; 40 tin/bài về rét đậm rét hại; 50 tin/bài về hạn hán, xâm nhập mặn; 30 tin/bài đề cập đến các thông tin khác hậu quả của BĐKH.
Lượng thông tin đăng trên Dân trí nhỉnh hơn với VnE khi có trung bình mỗi tháng là 12 tin, và 1,5 năm là 216 tin/bài. Trong tổng số 216 bài về hậu quả của BĐKH trên Dân trí có 72 tin/bài về bão, lũ lụt; 56 tin/bài về rét đậm, rét hại, 60 tin/bài về hạn hán, xâm nhập mặn và 28 tin/bài đề cập đến thông tin khác về hậu quả của BĐKH.
Cuối cùng là vtv.vn khi có tần xuất đăng tin bài cao nhất, trung bình mỗi tháng có 15 tin bài/ngày, trong 1,5 năm lượng thông tin là 270 tin/bài. Với vtv.vn, trong tổng số 270 tin/bài về hậu quả của BĐKH thì có 85 tin/bài về bão, lũ lụt; 70 tin/bài về rét đậm rét hại; 80 tin/bài về xâm nhập mặ và hạn hán và 35 tin/bài đề cập thông tin khác của hậu quả BĐKH.
Như vậy, tần suất đưa thông tin về hậu quả của BĐKH trên các tờ báo trung bình mỗi tháng và trong khoảng 1,5 năm có sự khác biệt như sau:
0 50 100 150 200 250 300 Vnexpress Dân trí Vtv.vn TB một tháng TB 1,5 năm
Biểu đồ 2.2.1. (Bản khảo sát tuần suất đưa tin về hậu quả của BĐKH trên 3 tờ báo: VnEpress, Dân trí, vtv.vn)
Theo kết quả khảo sát tần suất thông tin về hậu quả BĐKH trên các tờ báo khảo sát và kết quả công chúng thông qua phiếu khảo sát, tác giả nhận thấy rằng nếu xét về tần suất thông tin về hậu quả của BĐKH, vtv.vn là tờ báo có tần suất cao nhất sau đó đến Dân Trí và VnE. Tuy nhiên, mức độ quan tâm đến các thông tin về hậu quả của BĐKH của công chúng trong phiếu điều tra xã hội học thì tác giả nhận thấy rằng VnE và Dân trí lại có tỉ lệ người đọc cao hơn. Cụ thể, VnE được độc giả lựa chọn cao nhất 37,45%; Dân trí 34,7% và vtv.vn 28,33% [Phụ lục 1a].
2.2.2. Nội dung thông tin về hậu quả của biến đổi khí hậu trên 3 tờ báo Vnexpress, Dân trí, vtv.vn
Trong phạm vi và thời gian khảo sát các nội dung về hậu quả của BĐKH được thông tin trên các tờ báo điện tử: VnE, Dân trí, vtv.vn, tác giả nhận thấy rằng có một số biểu hiện chính hậu quả của BĐKH thường xuyên diễn ra tại Việt Nam được các tờ báo khảo sát tập trung khai thác thông tin nhiều nhất là bão, lũ lụt; rét đậm rét hại; hạn hán và xâm nhập mặn. Mặc dù thông tin chủ yếu được gói gọn ở một số biểu hiện của hậu quả BĐKH nhưng lại được khai thác khá đa dạng, phong phú và được cập nhập thường xuyên, nhanh chóng, mang đậm tính thời sự với nhiều cách nhìn nhận khác nhau;
thiệt hại nặng nề về con người, của cải vật chất khi những cơn bão lũ tràn qua; là những đợt rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng nặng đến đời sống của con người và các loài động vật, thực vật; là hạn hán, xâm nhập mặn liên tục xuất hiện với tần suất mạnh hơn khiến cho rất nhiều cánh đồng khô nẻ, cây cối chết vì hạn hán; là những hình ảnh khủng khiếp, hãi hùng về những phố phường, làng xã bị nước lũ cuốn trôi hay những đợt sạt lở đất khiến cho rất nhiều tuyến đường bị cô lập…
2.2.2.1 Nội dung thông tin về vấn đề bão, lũ lụt
Có thể nói bão, lũ lụt dường như luôn là vấn đề bất cập xảy ra hàng năm tại nước ta. Theo đó, lượng thông tin về bão, lũ lụt được báo chí nói chung và các tờ báo điện tử nói riêng cập nhật rất thường xuyên, tuy mang tính thời sự những luôn được lồng ghép phân tích và có sự định hướng.
VnE khi đưa thông tin về bão, lũ lụt không chỉ cung cấp các thông tin sự kiện khi vấn đề đã xảy ra mà còn tiếp cận độc giả bằng nhiều hướng khác nhau. Chẳng hạn như viết bài dự báo mưa lũ dựa trên thông tin có được từ cơ quan khí tượng thủy văn; bài phân tích về tác hại của BĐKH dẫn tới tình hình bão lũ; bài định hướng nhận thức của độc giả để bảo vệ môi trường, hạn chế những tác động tiêu cực từ BĐKH…
Trong bài “Vì sao Quảng Ninh thiệt hại nặng trong mưa lũ?” đăng ngày 31/7/2015 của tác giả Hoàng Phương. Ngay từ đầu sapô tác giả đã đi thẳng vào vấn đề khi giải thích rõ những thiệt hại mà tỉnh Quảng Ninh trong mưu lũ là do đâu bằng đoạn viết: “Chính quyền chưa quyết liệt, dân còn chủ quan, đặc điểm đất đai yếu, thảm phủ thực vật mỏng là những nguyên nhân khiến Quảng Ninh thiệt hại nghiêm trọng trong trận mưa lũ lịch sử”. Tiếp đó, tác giả đã nêu ra thống kê về những thiệt hại của trận mưa lũ đã gây ra cho người dân Quảng Ninh qua các con số như: “17 người thiệt mạng (không phải 18 như thông báo trước đó), 15 người bị thương; khoảng 3.700 hộ dân, trường học, bệnh xá ngập lụt; hàng trăm ngôi nhà sập đổ; tài sản, hoa màu của người dân mất trắng; hạ tầng kinh tế, giao thông hư hỏng... ước thiệt hại lên tới 1.500 tỷ
đồng, trong đó riêng ngành than mất hơn 500 tỷ”. Những con số được đưa ra đã rất thành công khi lột tả được thiệt hại và sự đau xót của người dân, của tỉnh Quảng Ninh khi họ phải chứng kiến những mất mát về người, về của do những hậu quả mà trận mưa lũ bất thường lớn nhất trong lịch sử gây ra.
Trong bài viết tác giả đã dẫn chứng lấy ý kiến của chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hay của Tiến sĩ Bùi Minh Tăng nguyên Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương. Tất cả những ý kiến này của các vị lãnh đạo đều nêu được những nguyên nhân vì sao Quảng Ninh gặp thiệt hại trong trận lũ lịch sử. Cuối bài viết, tác giả còn khéo léo trích dẫn một đoạn nhỏ trong buổi trả lời phỏng vấn của ông Lê Thanh Hải, Phó tổng Giám đốc trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: “Do biến đổi khí hậu, từ đầu năm tới nay Việt Nam đã trải qua rất nhiều hình thái thời tiết cực đoan: mùa hè nắng nóng kỷ lục, đầu tháng 7 xuất hiện trận rét đột ngột ở Sa Pa, siêu giông hiếm gặp ở Hà Nội, hạn hán ở Nam Trung Bộ… Chắc chắn trong tương lai sẽ còn những hiện tượng thời tiết cực đoan”. Câu chốt trong đoạn trích nhỏ cuối bài viết của tác giả với mục đích nhấn mạnh và muốn gửi đi thông điệp tới mọi người dân về hậu quả của BĐKH nó đã đang và sẽ còn gây ra những hệ lụy, hậu quả khôn lường trong tương lai nếu con người, cộng đồng thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước hậu quả của BĐKH hiện nay.
Báo Dân trí, khi đưa tin về trận lũ lịch sử ở Quảng Ninh lại có một cái nhìn khác so với VnEx. Bài viết: “Trận mưa lũ lịch sử là bài học lớn cho ngành than Quảng Ninh” được đăng vào ngày 04/08/2015 của tác giả Thế Kha: “Qua đợt lũ lụt ở Quảng Ninh, tôi cho rằng ngành than phải xem xét lại chuyện biến đổi khí hậu như thế thì nên khai thác tới đâu cho bền vững, chứ không phải nhắm mắt để phát triển kinh tế bằng mọi giá”.
Mở đầu của bài viết tác giả đã trích dẫn câu nói của GS Đặng Ngọc Dinh - Giám đốc trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng nhấn mạnh: tỉnh Quảng Ninh nên có những chính sách phát triển kinh tế phù hợp
diễn biến vô cùng phức tạp sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân Quảng Ninh.
Bài viết dưới phương thức phỏng vấn nên tác giải đã có những câu hỏi sát với thực tế về những hậu quả mà mưa lũ đang gây ra cho Quảng Ninh. Ví dụ: “Theo ông, tại sao lũ lụt vừa qua ở tỉnh Quảng Ninh lại lớn, xảy ra trong thời gian ngắn và gây thiệt hại nặng nề như vậy”?. Kèm theo câu trả lời của GS Đặng Ngọc Dinh là nhấn mạnh do BĐKH, khai thác rừng nhiều, khai thác than mà không để ý tới môi trường, nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ được tình trạng của tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Ngôn ngữ trong bài giàu chất khẩu ngữ, câu hỏi và câu trả lời vô cùng tự nhiên, sinh động và gây ấn tượng mạnh với người đọc, những câu trả lời đi thẳng vào trọng tâm như: “Những vấn đề trước kia có thể bình thường thì nay có biến động ghê gớm; Chúng ta không khai thác rừng nhiều, đặc biệt là nếu giữ được những cánh rừng nguyên sinh thì chắc chắn mọi chuyện sẽ khác...”. Qua đó, giúp cho mọi người có cái nhìn về việc cần thiết phải bảo vệ môi trường để tránh những hậu quả, những thiệt hại về kinh tế mà mưa lũ ở Quảng Ninh đang gây ra.
Báo vtv.vn có tin: Hậu mưa lũ tại Quảng Ninh và những hiện thực “rơi nước mắt”. Bài viết đã diễn tả những nỗi đau và mất mát của người dân Quảng Ninh về trận mưa lũ lớn nhất trong 50 năm trở lại đây. Ngay từ phần tít bài đã cho người đọc một cảm giác tò mò muốn biết rằng trận lũ ở Quang Ninh đã để lại những hậu quả gì và đã có biết bao nhiêu người phải khổ sở vì trận lũ lụt này. Cách giật tít đầy ẩn ý và tinh tế của tác giả khiến người đọc cảm thấy hẫng hụt, thiếu vắng và có lỗi nếu không click để có được thông tin từ bài viết của tác giả .
Trong phần sapô tác giả cho biết: Tình hình mưa lũ nghiêm trọng ở Quảng Ninh đã có những dấu hiệu suy giảm, song người dân tại đây sẽ còn mất nhiều năm nữa mới có thể đưa cuộc sống trở lại bình thường”. Ngoài ra tác gải còn liệt kê hàng loạt những thiệt hại mà mưa lũ đã gây ra cho tỉnh
Quảng Ninh qua các con số: Hàng nghìn khối xỉ than theo nước tràn xuống khu dân cư làm ảnh hưởng tới 100 hộ dân ở phường Mông Dương, TP Cẩm Phả; đường ống cấp nước sạch cho TP Hạ Long và TP Cẩm Phả bị vỡ, hơn 85.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Trên đảo Cô Tô, mưa lớn đã khiến 1.500 khách du lịch phải mắc kẹt tại đảo. Tính đến hết ngày 3/8 đã có 17 người chết và hàng chục người bị thương. đáng chú ý mưa to trong ngày 28/7 đã dẫn tới sạt lở đất ở Phường Cao Thắng, TP Hạ Long khiến 8 người trong 1 gia đình thiệt mạng…
Bằng những góc nhìn chuyên sâu được thể hiện qua các tin/bài viết về mưa lũ ở tỉnh Quảng Ninh. Cả VnEx, Dân trí, vtv.vn đã truyền tải những thông điệp hết sức ý nghĩa đến cho người đọc rằng người dân Quảng Ninh đang phải gánh chịu những hậu quả vô cùng khủng khiếp do BĐKH gây ra, họ đang gồng mình chống đỡ để vượt qua giai đoạn vô cùng khó khăn này.
2.2.2.2 Nội dung thông tin về vấn đề rét đậm, rét hại
Tương tự bão, lũ, những hậu quả của BĐKH đang gây ra tại Việt Nam còn là những đợt rét đậm, rét hại gây cho người dân không chỉ ở vùng núi mà còn cả ở vùng đồng bằng với những thiệt hại lớn về kinh tế, con người. Thông tin về vấn đề này thường được các tờ báo điện tử đưa tập trung khi vào mùa, có sự việc xảy ra để độc giả có được sự hiểu biết rõ hơn, sâu rộng hơn về tính chất nghiêm trọng mà BĐKH gây ra. Trong đó, mỗi bài viết lại có cách đặt vấn đề khác nhau để có thể lôi cuốn độc giả quan tâm.
Trên báo VnEx có bài: “Người dân xẻ thịt trâu chết rét bán ven đường” của tác giả Hoàng Phương. Phần tít của bài viết, tác giả đã có cái nhìn vô cùng đau xót khi cho người đọc hình dung được những nỗi đau khổ của người dân phải mổ thịt trâu bán cho khách đi đường vì đợt giá rét. Trong sapô “Tuyết rơi liên tục làm trâu, nghé đuối sức dần, người dân Sa Pa (Lào Cai) mổ thịt trâu cạnh quốc lộ để bán cho khách đi đường”. Tác giả đã đi thẳng vấn đề khi giải thích rằng chính tuyết rơi là nguyên nhân khiến cho những con trâu, nghé đuối sức không chống cự lại được.
Trong phần thân bài, tác giả đã sử dụng hàng loạt các từ ngữ như: “ngao ngán”, “thở dài”, “lắc đầu nói” để thể hiện sự bất lực của người dân trước tình trạng trâu, nghé chết vì lạnh. Bên cạnh đó, hàng loạt những đoạn hội thoại, những đoạn kể của người dân khi nói về những nỗi khổ trong đợt rét đậm, rét hại được tác giả khắc họa bằng những chi tiết vô cùng đắt giá: “rét đến mức người còn không chịu nổi, huống chi là trâu bò”, “Hai con gần chết, một con bán được 700.000 đồng, một con bán được 1.100.000 đồng, tổng cộng mới 1.800.000 đồng”, “ngao ngán vì nhiệt độ thất thường, liên tục xuống thấp, có tuyết rơi khiến cho trâu bò chết càng nhiều”, “Buôn trâu sắp chết vì cóng thì lời lãi cũng không được nhiều, chủ yếu là giúp người trong thôn bán cho nhanh”. Việc dùng hàng loạt những đoạn kể lại, những đoạn hội