Thông tin khác 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về hậu quả của biến đổi khí hậu trên báo điện tử việt nam (Trang 29 - 131)

Thứ ba, thông tin được lưu trữ lâu dài và có hệ thống. Mỗi tờ báo điện tử

đều có khả năng lưu trữ, sắp xếp toàn bộ tin, bài đã đăng tải theo trật tự thời gian (giờ, ngày, tháng, năm) và theo từng chuyên mục, dòng sự kiện hoặc vấn

đề được dư luận quan tâm. Điều này thực sự đem lại những thuận tiện, hữu ích cho người tìm kiếm.

Mặc dù có một kho thông tin khổng lồ nhưng việc tìm kiếm thông tin trên báo điện tử lại hết sức dễ dàng nhờ công cụ tìm kiếm thông tin khoa học và hiệu quả. Với báo điện tử, chỉ cần gõ từ khóa trên công cụ tìm kiếm và “enter” hoặc nhấn chuột vào nút “Search” là đã có thể tìm được những bài viết đã đăng trước đó. Không để người đọc bị lạc vào thế giới “mê hồn trận” của thông tin, các công cụ này có thể giúp bạn đọc tìm thông tin theo ý muốn của mình một cách nhanh chóng: Tìm kiếm theo chủ đề, chuyên mục; theo ngày tháng và theo từ khóa. Tuy nhiên, mỗi tờ báo điện tử sẽ đưa ra các công cụ tìm kiếm với những quy tắc của riêng mình.

1.2. Tình hình thông tin chung về hậu quả của biến đổi khí hậu

1.2.1 Thông tin về hậu quả của biến đổi khí hậu trên thế giới

Hiện nay, đã có rất nghiên cứu, những hội thảo khoa học và các công trình khoa học về BĐKH của các nước và các tổ chức đánh giá về những hậu quả vô cùng nghiêm trọng của BĐKH trên thế giới.

Năm 1979, tại Hội thảo đầu tiên về “Khí hậu toàn cầu” do tổ chức WMO chủ trì đã nói rằng: Việc tiếp tục mở rộng các hoạt động của con người có thể gây ra những tác động lớn tới khí hậu.

Năm 1988, Đại hội đồng Liên hợp Quốc đã chính thức thông qua Nghị quyết 43/53, thừa nhận rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề vô cùng lớn cần được quan tâm của toàn nhân loại. Cũng trong năm này, IPCC được thành lập bởi chương trình mội trường Liên hợp quốc (UNEP) và tổ chức khí tượng thế giới (WMO).

Trong báo cáo lần thứ nhất của tổ chức IPCC (1990) về biến đổi khí hậu có kết luận rằng trong suốt một thế kỷ qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng từ 0,3 độ C đến 0,6 độ C. Con người đã khiến khí hậu thay đổi khi họ sả thải ra rất nhiều khí nhà kính làm cho nồng độ khí nhà kính tăng cao hơn

rất nhiều so với nồng độ tư nhiên của chúng trong khí quyển và đây chính là nguyên nhân cơ bản gây ra sự nóng lên của toàn cầu.

Mới đây nhất trong báo cáo đánh giá lần thứ 5 của IPCC cho thấy, sự ấm lên của khí hậu toàn cầu là rõ ràng và từ những năm 1950 có nhiều thay đổi chưa từng có trong nhiều thập kỷ hoặc thiên niên kỷ trước đó. Khí quyển và đại dương đã trở nên nóng hơn, lượng tuyết và băng đã giảm đi và mực nước biển đã tăng lên. Về nguyên nhân, IPCC cho rằng, phát thải khí nhà kính do con người là nguyên nhân chính gây ra của sự ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Từ những nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy được rằng những hậu quả mà BĐKH đã và đang gây ra những tác động tiêu cực tới các hệ thống tự nhiên, nhân tạo và con người trên toàn thế giới. Sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa đã gây ra sa mạc hóa, hạn hán, lũ lụt…, gây tác hại cho tài nguyên nước, tài nguyên đất, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội. Mực nước biển dâng cao đe dọa làm ngập chìm các hòn đảo, các khu vực đất thấp, làm thay đổi toàn bộ đời sống, sinh hoạt của con người. Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, lũ quét… cũng gây thiệt hại lớn cho các quốc gia.

Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây Nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc

Đại Tây Dương. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90%.cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.

Theo ước tính của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ trung bình của trái đất tăng từ 1,5 đến 2,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, khoảng 20% - 30% các loài sinh vật sẽ đứng bên bờ tuyệt chủng. Nếu nhiệt độ trung bình của trái đất tăng hơn 4°C thì sẽ chỉ còn rất ít các hệ sinh thái có khả năng thích ứng được, hơn 40% hệ sinh thái sẽ chuyển đổi và rất nhiều hệ sinh thái sẽ biến mất hoặc sụp đổ trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh đó, nếu mực nước biển dâng cao 1m, hàng triệu người có thể mất nhà cửa và hàng nghìn ha đất canh tác bị ngập lụt, gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD. Nhiều quốc đảo có độ cao dưới 3m so với mặt nước biển như Kiribati, Tuvalu, Madivale... sẽ mất phần lớn diện tích và một vài nước khác sẽ biến mất khi nước biển dâng cao 1m.

BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Vấn đề BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại.

1.2.2. Thông tin về hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Việt Nam đang là một trong những Quốc gia chịu rất nhiều hậu quả của BĐKH gây nên. Trong 50 năm qua, nhiệt độ ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,5oC trên phạm vi cả nước. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn mùa hè và nhiệt độ vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo. Lượng mưa có xu hướng giảm đi ở phía Bắc, tăng ở phía Nam. Lượng mưa cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng, nhất là trong những năm gần đây; số ngày mưa lớn cũng tăng lên tương ứng, nhiều biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung. Hạn hán có xu thế tăng lên, tuy mức độ không đồng đều giữa các vùng. Hiện tượng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là ở Trung Bộ và Nam Bộ. Bên cạnh đó, hiện tượng

ngập do triều cường gia tăng trên diện rộng với mức ngập sâu hơn như ở Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau, Hải Phòng, Vĩnh Long...

Trong những năm gần đây, thiên tai, đặc biệt là tần suất xuất hiện những cơn bão mạnh có xu hướng gia tăng gây ra rất nhiều thiệt hại về người và các thiệt hại nặng về kinh tế. Tính trung bình hàng năm ở Việt Nam thường xảy ra từ 6 đến 8 cơn bão. Nhiều cơn bão có những hướng di chuyển phức tạp và dị thường khiến cho công tác phòng chống bão của nhiều tỉnh gặp khó khăn.

Theo báo cáo của IMHEN và UNDP (do Bộ TN&MT công bố vào năm 2015), ước tính những thiệt hại do BĐKH gây ra ở Việt Nam trong hơn 30 năm qua là vô cùng lớn, bình quân mỗi năm thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại kinh tế khoảng 1,5% GDP. Riêng trong giai đoạn 2000-2010, số người thiệt hại do thiên tai là 5.045 người, số người mất tích là 617 người, tổng thiệt hại khoảng 91 nghìn tỷ đồng. Theo tính toán, nếu mực nước biển dâng lên 1m và không có giải pháp ứng phó thì khoảng 6,3% diện tích Việt Nam có nguy cơ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 16% dân số cả nước. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 39% diện tích có thể bị ngập và 55% dân số bị ảnh hưởng và thiệt hại ước tính khoảng 17 tỷ USD. Ước tính thiệt hại và tổn thất do tác động của BĐKH đên năm 2030 (tính bằng % GDP) đối với các lĩnh vực là: Thủy Sản 1,6%; nông nghiệp 0,4%; đa dạng sinh học 0,1%; tổng chi phí cho thích ứng với BĐKH sẽ tương đương 5,2% GDP. Trong Lâm Nghiệp, diện tích rừng bị cháy được thống kê khá đầy đủ, nhưng không có đánh giá thiệt hại về kinh tế. Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm, trong giai đoạn 10 năm (2002-2011), cả nước đã xảy ra 7.380 vụ cháy rừng; diện tích rừng bị thiệt hại 49.837 ha. Bình quân 715 vụ/năm, diện tích rừng bị thiệt hại gần 5.000 ha/năm. Thiệt hại giá trị kinh tế về tài nguyên rừng hàng trăm tỷ đồng mỗi năm và ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường sống.

Trong số các thiên tai, Việt Nam chịu thiệt hại nhiều nhất bởi XTNĐ, lũ lụt, hạn hán và trượt lở đất. Theo thống kế trong 13 năm (1990-2012), XTNĐ gây thiệt hại gần 4,7 tỷ USD, lũ lụt gây thiệt hại gần 3,7 tỷ USD trong khi hạn hán và trượt lở đất gây thiệt hại tương ứng là 649 triệu USD và 2,3 triệu USD. Còn nhớ vào tháng 7/2017, Miền Bắc trải qua một tuần mưa lụt kinh hoàng đã gây ngập, lũ lụt nhiều nơi. Đặc biệt là ở tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra đợt mưa lũ lịch sử lớn nhất trong 50 năm qua, gây ngập lụt, sạt lở đất nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh. Theo báo cáo của các địa phương, từ ngày 27- 7 đến 19h ngày 2-8, mưa lũ, sạt lở đất đã làm 22 người chết, 36 người bị thương, tổng thiệt hại về vật chất gần 2000 tỷ đổng. Hay gần nhất trong 2 đợt mưa lũ ở miền Trung, Tây Nguyên diễn ra từ 13 đến 18/10 và từ 30/10 đến 7/11 làm 59 người chết và 6 người mất tích, hơn 190.000 ngôi nhà bị ngập nước, 22.000 ha lúa ngập và hư hại. Tổng thiệt hại vật chất ước tính 7.190 tỷ đồng.

Theo kết quả nghiên cứu nêu trong Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu (IMHEN, 2015), chỉ tính trong 15 năm (1996 - 2011), các loại thiên tai như: Bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn 10.711 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Tác động của BĐKH đối với một số ngành, lĩnh vực (thể hiện qua tổn thất tính bằng % GDP cho năm 2010) ước tính vào khoảng 0,5% đối với thủy sản; 0,2% đối với nông nghiệp và năng suất lao động là 4,4%. Theo một ước tính khác của Chương trình sáng kiến về tính dễ tổn thương do khí hậu (DARA, 2012) về thiệt hại do cực đoan khí hậu gây ra cho năm 2010 (tính theo GDP), thiệt hại do nước biển dâng vào khoảng 1,5%; nắng nóng và giá rét khoảng 0,1%; lũ lụt và trượt lở vào khoảng 0,1%...

Theo kịch bản phát thải trung bình nêu trong kịch bản BĐKH, nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016 vào cuối thế kỷ 21 khí hậu Việt Nam có những thay đổi như sau:

Về nhiệt độ trung bình, nhiệt độ không khí bề mặt (nhiệt độ) trung bình năm, mùa (đông, xuân, hè, thu) ở tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở (1986-2005); mức tăng phụ thuộc vào các kịch bản RCP và vùng khí hậu. Theo kịch bản RCP4.5, mức tăng nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 1,3 đến 1,7°C vào giữa thế kỷ 21; từ 1,7 đến 2,4°C vào cuối thế kỷ. Nhìn chung, nhiệt độ phía Bắc tăng cao hơn phía Nam. Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở phía Bắc có mức tăng phổ biến từ 2,0 đến 2,3°C và ở phía Nam từ 1,8 đến 1,9°C. Đến cuối thế kỷ, mức tăng từ 3,3 đến 4,0°C ở phía Bắc và từ 3,0 đến 3,5°C ở phía Nam.

Về nhiệt độ cực trị: Trong thế kỷ 21, nhiệt độ cực trị có xu thế tăng so với trung bình thời kỳ 1986-2005 ở tất cả các vùng của Việt Nam, tất cả các kịch bản. Theo kịch bản RCP4.5, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tối cao trung bình năm có xu thế tăng từ 1,7 đến 2,7°C, tăng cao nhất là khu vực Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ; thấp nhất là khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong khi đó, nhiệt độ tối thấp trung bình năm vào cuối thế kỷ có xu thế tăng từ 1,8 đến 2,2°C.

Về lượng mưa năm và mưa cực trị: Lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở ở tất cả các vùng và tất cả các kịch bản. Lượng mưa mùa khô ở một số vùng có xu thế giảm. Mưa cực trị có xu thế tăng. Theo kịch bản RCP4.5, đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng ở hầu hết diện tích cả nước, phổ biến từ 5% đến 15%. Một số tỉnh ven biển Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đối với lượng mưa cực trị, lượng mưa một ngày lớn nhất có xu thế tăng trên toàn lãnh thổ Việt Nam với mức tăng phổ biến từ 10% đến 70%. Mức tăng nhiều nhất ở Đông Bắc, Trung Bộ (từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam) và Đông Nam Bộ.

Về mực nước biển dâng: Theo kịch bản RCP4.5, vào cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: 58 cm (33 cm ÷ 83 cm); thấp nhất ở khu vực Móng Cái đến Hòn Dáu: 53 cm (32 cm ÷ 75 cm). Theo kịch bản RCP8.5, vào cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: 78 cm (52 cm ÷ 107 cm); thấp nhất ở khu vực Móng Cái đến Hòn Dáu: 72 cm (49 cm ÷ 101 cm). Nếu nước biển dâng 1 m, khoảng 17,57% diện tích Đồng bằng sông Hồng, 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,84% diện tích thành phố Hồ Chí Minh và 4,79% diện tích Bà Rịa - Vũng Tàu có nguy cơ bị ngập. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có nguy cơ ngập cao (39,40% diện tích), trong đó tỉnh Kiên Giang có nguy cơ ngập cao nhất (75% diện tích).

Việt Nam luôn coi việc ứng phó những hậu quả của BĐKH là vấn đề có ý nghĩa sống còn; phải gắn liền với phát triển bền vững, hướng tới nền kinh tế các-bon thấp, tận dụng các cơ hội để đổi mới tư duy phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh quốc gia. Tiến hành đồng thời các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để ứng phó hiệu quả với BĐKH, trong đó ở thời kỳ đầu thích ứng là trọng tâm. Ứng phó những hậu quả của BĐKH là trách nhiệm không chỉ của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương mà nó còn là toàn xã hội và mọi người dân.

1.3. Vai trò của báo chí về hậu quả của biến đổi khí hậu ở nước ta hiện nay hiện nay

Với chức năng đặc trưng là cung cấp thông tin, định hướng dư luận xã hội, báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng đang tiếp tục khẳng định vị thế trong đời sống xã hội hiện đại. Đặc biệt đối với hoạt động thông tin về những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về hậu quả của biến đổi khí hậu trên báo điện tử việt nam (Trang 29 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)