của biến đổi khí hậu trên báo điện tử
Hậu quả của BĐKH đang là một vấn đề vô cùng cấp thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến toàn cầu. Bởi vậy, sứ mệnh của những người truyền thông tin là vô cùng quan trọng. Từ những bài học sâu sắc trong quá trình tìm kiếm thông tin cũng như cung cấp thông tin tới độc giả, tác giả luận văn xin nêu ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác cung cấp thông tin về hậu quả của BĐKH trên báo điện tử như sau:
Thứ nhất, luôn bám sát thực tiễn, theo sát thông tin, đưa thông tin chính
xác, nhanh nhất và kịp thời nhất tới độc giả. Việc đưa thông tin tới công chúng dù nhỏ hay ít về dung lượng, thời lượng cũng phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực. Nhằm giúp độc giả tiếp nhận được thông tin tốt nhất về hậu quả của BĐKH, cùng với việc bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực thông tin về hậu quả của BĐKH phải luôn bảo đảm nhanh và kịp thời cả không gian và thời gian. Nếu một thông tin được khai thác chính xác về một hậu quả của BĐKH mà chậm trễ rất có thể sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường cho chính người dân tại nơi chịu hậu quả cũng như đối với Nhà nước, những địa phương liên quan không biết được tình hình để cứu viện, hỗ trợ, đề phòng.
Thứ hai, luôn đứng trên cương vị một người làm báo chí, cung cấp
thông tin khách quan, tránh cảm xúc cá nhân. Là một người làm báo chí, mỗi cá nhân cũng như cơ quan báo chí phải có một quan điểm làm báo rõ ràng. Báo chí là tiếng nói nguồn thông tin mà nhân dân tin tưởng, nhờ có báo chí mà mỗi cá nhân mới có được những thông tin và tầm hiểu biết rộng rãi hơn. Việc cung cấp thông tin trong các lĩnh vực khác đã vậy, thông tin về hậu quả BĐKH càng cần sự trung thực và khách quan hơn rất nhiều, bởi hậu quả của
tin sai sót và thiếu sự khách quan sẽ dẫn đến những điều không thể lường trước được. Việc xen cảm xúc cá nhân vào việc cung cấp thông tin khiến độc giả có cái nhìn bi quan, tiêu cực hoặc theo chiều hướng không tốt.
Thứ ba, tìm hiểu rõ nguồn tin cũng như cần có kiến thức tốt về BĐKH
ở Việt Nam và thế giới. Không phải cứ làm báo chí là có thể cung cấp được những thông tin về hậu quả của BĐKH, nếu như không có kiến thức và tầm nhìn về vấn đề này. Để có kiến thức về hậu quả của BĐKH, cần phải tự trau dồi kiến thức, đạo đức nghề nghiệp người làm báo; cũng như các cơ quan báo phải cung cấp những kiến thức hữu ích về BĐKH của thế giới và Việt Nam hiện nay cho các cán bộ nhân viên báo chí. Thường xuyên cập nhật kiến thức mới tới cán bộ truyền thông tin về hậu quả BĐKH để có cái nhìn mới nhất, thông tin được sâu và thu hút nhiều độc giả.
Thứ tư, để có những thông tin chính xác, những bức hình thực tế hay
những đoạn video trực tiếp từ nơi có hậu quả của BĐKH, bắt buộc các phóng viên, nhà báo phải tới trực tiếp những nơi đó, điều này hết sức nguy hiểm, nhiều khi ảnh hướng tới tính mạng. Với những người phải tới những nơi có hậu quả của BĐKH, trong quá trình thu thập thông tin phải theo sát với thực tế cũng như tự bản thân phải biết bảo vệ chính mình, tránh bị nguy hiểm hoặc bị thương. Đội ngũ cán bộ được cử đi thực tế vào những nơi có giông bão, lũ lụt, thiên tai,… cần được đào tạo sâu về nghiệp vụ thực tế cũng như cách bảo vệ bản thân và đồng đội. Phòng bị những dụng cụ, đồ đạc y tế cần thiết nhất tránh trường hợp không may xảy ra. Ngoài ra, cũng cần giúp đỡ những người dân địa phương bị ảnh hưởng của hậu quả BĐKH. Nhờ đó, các phóng viên mới tiếp cận được nhân dân, thu thập được thông tin, cũng như có được những hình ảnh sinh động để cung cấp cho bạn đọc trong nước và thế giới hiệu đúng đắn về hậu quả của BĐKH.
Thứ năm, trong trường hợp lấy thông tin về một hiện tượng BĐKH sắp
xảy ra tại địa phương. Nếu trong điều kiện muốn phỏng vấn xin thông tin từ cấp chính quyền, cần phải có sự cho phép của ban lãnh đạo, cũng như việc liên hệ lịch hẹn trước tới chính quyền địa phương. Tránh trường hợp đến bất
ngờ và thực tế khi chưa được cho phép. Ngoài ra, mỗi cán bộ, nhân viên được cử đi thực tế cần có thái độ, lời nói, hành vi ứng xử tốt. Tránh việc có cử chỉ thô lỗ, thiếu văn hóa. Người được cử đi thực tế ở những nơi bị ảnh hưởng của hậu quả BĐKH cũng cần có những tố chất ngành nghề tiêu biểu, phẩm chất chính trị tốt, được chọn lọc, có uy tín nghề nghiệp cao, có tâm, có tầm của người làm báo …
Thứ sáu, về năng lực của cán bộ địa phương tại các Sở hoặc các chuyên
gia tư vấn ở một số địa phương còn nhiều hạn chế. Bởi ở Việt Nam thông thường các địa phương hoặc ở tỉnh chưa có kinh nghiệm, chưa được tiếp cận thực hành tốt về chuyên ngành khí tượng thủy văn. Việc thu thập thông tin từ những nguồn này nhằm phục vụ thông tin của các cán bộ phóng viên, báo chí thường không được đáp ứng đầy đủ. Vì vậy, các cán bộ phóng viên, báo chí cần biết thu thập thông tin chọn lọc và đưa vào nội dung một cách tinh tế về những thông tin từ các chuyên gia tư vấn địa phương. Đây cũng là một vấn đề khó khăn và hạn chế cho đội ngũ thu thập tin và truyền thông tin. Dựa vào đó, các cơ quan báo chí luôn phải tìm cách khắc phục, cũng như liên lạc tới những nơi cung cấp thông tin khí hậu và BĐKH chính xác nhất, để đưa vào thông tin một cách hiệu quả nhất.
Thứ bảy, lợi thế của báo điện tử là nhanh chóng, chỉ cần một chiếc điện
thoại hay Laptop là có thể cung cấp thông tin tới người đọc. Bởi vậy, mỗi cá nhân cơ sở báo chí cần được trang bị những thiết bị công nghệ phù hợp, tiện dụng nhất,… phục vụ cho việc cung cấp tin.
Tiểu kết chƣơng 2
Thông qua quá trình khảo sát, phân tích, đánh giá hoạt động thông tin về hậu quả của BĐKH trên 3 tờ báo: VnEpress, Dân trí, vtv.vn mà tác giả đã khảo sát. Chương 2 của luận văn đã giới thiệu khát quát 3 tờ báo và đánh giá được tần suất thông tin về hậu quả của BĐKH, mức độ quan tâm của độc giả về BĐKH. Làm rõ được nội dung và hình thức thông tin về hậu quả của BĐKH trên 3 tờ báo khảo sát. Tác giả luận văn có trích dẫn một số tác phẩm về hậu quả của BĐKH trên báo điện tử để phân tích, so sánh, đánh giá, minh họa để làm rõ những vấn đề thông tin về hậu quả của BĐKH trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Qua những phân tích, đánh giá, tác giả luận văn chỉ ra được những thành công và hạn chế cũng như bài học kinh nghiệm trong quá trình thông tin về hậu quả của BĐKH trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay. Những kết quả nghiên cứu của chương 2 sẽ là cơ sở cho việc đặt vấn đề cần giải quyết và định hướng các giải pháp ở chương 3 luận văn.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TRONG VIỆC THÔNG TIN VỀ HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở NƢỚC TA HIỆN NAY