Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về thông tin đối ngoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin đối ngoại trên truyền hình việt nam hiện nay (Trang 25 - 29)

7. Cấu trúc của Luận văn

1.3. Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về thông tin đối ngoạ

ngoại

Trong những năm qua, đặc biệt hơn 10 năm trở lại đây, công tác thông tin đối ngoại đã được Đảng và Chính phủ quan tâm đặc biệt. Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị, thông báo và các văn bản pháp luật nhằm tăng cường và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại nói chung, báo chí truyền hình nói riêng.

Chỉ thị 11-CT/TW ngày 13 tháng 6 năm 1992 của Ban Bí thư TW Đảng

khóa VII về đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại được xem là Chỉ thị quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến hết sức phức tạp và nhanh chóng. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, phong trào cộng sản, phong trào giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng. Các thế lực thù địch đang đẩy mạnh các hoạt động thông tin liên lạc nhằm kích động, xuyên tạc và chống lại Chủ nghĩa xã hội nói chung và Việt Nam nói riêng.

Do đó, Chỉ thị 11 có ý nghĩa vô cùng quan trọng, xác định nhiệm vụ thông tin đối ngoại phải lật sang một trang sử mới, nhằm làm cho Chính phủ

và nhân dân các nước trên thế giới biết đến đất nước, con người của ta, hiểu rõ chính sách đối ngoại của ta để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước trên con đường xây dựng và phát triển. Chỉ thị 11 xác định tăng cường thơng tin về đường lối, chính sách và thành tựu đổi mới toàn diện của ta, gồm chính sách đối ngoại và chính sách kinh tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người lịch sử và văn hóa ta. Trong đó, khẳng định truyền hình là lực lượng chủ lực làm thông tin đối ngoại, với mục tiêu “mở rộng việc trao đổi chương trình và

hợp tác với đài truyền hình các nước”.

Tiếp đó là Thơng báo số 188/TB-TW ngày 29 tháng 12 năm 1993 của Thường vụ Bộ Chính trị về cơng tác thơng tin đối ngoại trong tình hình mới, trong đó quy định cụ thể chi tiết các nhiệm vụ và giao các đơn vị quản lý chủ trì thực hiện. Nhiệm vụ của Thông báo số 188/TB-TW tiếp tục xác định đẩy mạnh công tác thông tin thông qua lực lượng truyền thông đại chúng “tiếp tục

đầu tư và nâng cao chất lượng hệ thống thông tấn báo chí, xuất bản quốc gia

như Thơng tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt

Nam, một số báo và nhà xuất bản lơn để làm nòng cốt cho công tác thông tin

đối ngoại”.

Đến năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/2000/CT-

TTg ngày 26 tháng 4 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản

lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại. Suốt 8 năm thực hiện Chỉ thị 11- CT/TW của Ban Bí thư và Thông báo số 188/TB-TW của Thường vụ Bộ Chính trị đã bộc lộ nhiều “hạn chế và yếu kém” về công tác quản lý và phối hợp giữa các Ban, ngành chỉ đạo, tổ chức thực hiện, thông tin đối ngoại có nhiều mặt chưa rõ, nên q trình triển khai còn nhiều “lúng túng, thiếu đồng

bộ và kém hiệu quả”. Trong bối cảnh mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các

Bộ, ngành và địa phương các cấp phải thấu suốt và thực hiện các nhiệm vụ trong tâm của thơng tin đối ngoại, trong đó xác định Bộ Văn hóa – Thơng tin

là đơn vị chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại. Như vậy, lần đầu tiên Nhà nước xác định và phân cơng rõ nhiệm vụ Bộ Văn hóa - Thơng tin, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về thơng tin đối ngoại.

Sau đó, Nghị Quyết số 36/NQ-TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ chính trị nhấn mạnh về cơng tác người Việt Nam ở nước ngoài; Nghị Quyết số 110/2004/QĐ – TTg ngày 23 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ

ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36/ NQ - TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ Chính trị là những Nghị Quyết quan trọng, thể hiện quyết tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc đưa thông tin Việt Nam ra nước ngoài nhằm để bà con Việt kiều và bạn bè quốc tế biết và hiểu hơn về đất nước ta.

Chỉ thị 26-CT/TW ngày 10 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí thư về tiếp

tục tăng cường cơng tác thơng tin đối ngoại trong tình hình mới là một Chỉ thị quan trọng, có ý nghĩa thúc đẩy công tác đối ngoại sang một bước mới. Lần đầu tiên, Đảng ta xác định cần phải đổi mới, tăng cường công tác thông tin đối ngoại, đổi mới cả về nội dung và phương thức thực hiện, đổi mới cả số lượng và chất lượng. Trong đó, xác định tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thông tin đối ngoại, phát triển các phương tiện thông tin hiện đại, nhất là Internet, truyền hình cáp; đầu tư có trọng điểm cho một số báo hình, báo viết, báo mạng, bằng tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài, tạo ra những thương hiệu báo chí Việt Nam có uy tín quốc tế.

Ngày 28 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định thống nhất quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại. Quy chế Quản lý Nhà nước về thơng tin đối ngoại có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, lần đầu tiên quy định thống nhất hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung Ương đến

địa phương; lần đầu tiên, định nghĩa và nội dung của thông tin đối ngoại được khẳng định chính thức, và quy định một cách cụ thể, rõ ràng và chi tiết trong một văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Vinh, chuyên gia cao cấp của Ban Tuyên giáo Trung Ương, ngun phó ban chỉ đạo cơng tác TTĐN đã nhận xét: “Quy chế

thông tin đối ngoại là một bước tiến quan trọng trong nhận thức của Nhà

nước ta về hoạt động thông tin đối ngoại cả về nội dung, đối tượng và phương thức hoạt động” [52, tr. 12].

Chính vì vậy, Nghị quyết XI Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định triển khai cơng tác thơng tin đối ngoại, trong đó, phải “Tích cực triển khai Quy chế

quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/11/2010” [36, tr. 11].

Trong những năm gần đây, chủ trương tăng cường thông tin đối ngoại, đưa thông tin và quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam ra bên ngoài được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nhiều văn bản, chỉ thị yêu cầu tăng cường cơng tác thơng tin đối ngoại trong tình hình mới được phổ biến và quán triệt một cách sâu rộng. Và “trong bối cảnh quốc tế có những

diễn biến phức tạp, khó lường và kẻ địch ln tìm mọi cách chống phá sự

nghiệp cách mạng nước ta bằng diễn biến hịa bình với sự bùng nổ của thơng tin, thì vai trị lãnh đạo của Đảng đối với công tác thông tin đối ngoại càng quan trọng hơn” [53, tr. 35].

Mới đây nhất, Bộ chính trị đã thơng qua Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2012, nhằm tiếp tục thông tin về thành tựu đổi mới đất nước, quảng bá hình ảnh Việt Nam, hạn chế các tác động tiêu cực của các thông tin trái chiều, các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch.

riêng và hệ thống chính trị ta nói chung, “Chiến lược phát triển thơng tin đối

ngoại giai đoạn 2011-2020” là một minh chứng rõ ràng đối với yêu cầu cấp

bách đưa thông tin Việt Nam đến bà con Việt kiều và bạn bè quốc tế, để giúp kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế, nhân dân trong nước nắm được, nắm đúng thông tin về Việt Nam, đề từ đó, có những cách nhìn nhận, đánh giá về tình hình Việt Nam một cách đúng đắn và chân thực nhất, góp phần thúc đẩy q trình hội nhập quốc tế của Việt Nam một cách sâu rộng và thành công, nhằm đưa vị thế của Việt Nam tương xứng với các nước trong khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin đối ngoại trên truyền hình việt nam hiện nay (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)