7. Cấu trúc của Luận văn
2.2. Sự phản hồi của công chúng
Trong phạm vi khn khổ nghiên cứu và tìm hiểu của đề tài, căn cứ vào các báo cáo đoàn đi cơng tác nước ngồi của Bộ Thơng tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung Ương; các ý kiến của Đại sứ quán ta ở nước ngoài; ý kiến của một số Hội người Việt Nam ở nước ngoài; ý kiến của các khán giả gửi về Ban đối ngoại Đài THVN – VTV4, kênh văn hóa Việt VTC10 và thơng qua các chuyến đi cơng tác nước ngồi của cá nhân người viết để khảo sát và đánh giá hiệu quả thông tin đối ngoại của các kênh truyền hình của ta ở một số quốc gia, người viết xin đưa ra một số ý kiến của khán giả xem chương
trình tại các nước đánh giá về chất lượng và hiệu quả của kênh VTV4 và kênh VTC10.
Nhìn chung, kênh VTV4 và VTC10 đang được phát sóng tại nhiều nước trên thế giới, với chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt. Tuy nhiên, số lượng người biết đến kênh VTV4 và VTC10 chưa nhiều, hoặc có biết đến nhưng do tâm lý kỳ thị hoặc thiết bị xem truyền hình chưa thuận lợi nên nhiều người Việt ở các nước không xem chương trình truyền hình của Việt Nam. So với kênh VTV4, kênh VTC10 hiện đi vào được hạ tầng truyền hình của các nước nhiều hơn thơng qua nhiều phương thức khác nhau, nhưng số lượng người biết đến kênh VTC10 vẫn còn khá khiêm tốn.
Theo báo cáo kết quả chuyến công tác tại Nhật Bản và Hàn Quốc do Ban Tuyên giáo Trung Ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, chương trình VTV4 – Đài Truyền hình Việt Nam đã phủ sóng tại Nhật Bản nhưng “hiệu qủa khơng cao do bà con ít có thời gian xem. Hơn nữa, việc
lắp chảo thu tín hiệu của VTV4 cũng khá phức tạp và chi phí khá cao”.
Theo Đại sứ quán nước ta tại Tokyo, số lượng Việt kiều lắp chảo thu sóng VTV4 ở Nhật là khơng nhiều.
Trong bối cảnh người Việt Nam tại Nhật khoảng 40.000 người, bao gồm có người lao động xuất khẩu của Việt Nam là 18.000, lưu học sinh khoảng 5.000 người, người Việt định cư hợp pháp khoảng 15.000, còn lại khoảng 2.000 người là di cư bất hợp pháp, việc tăng cường thông tin sang Nhật bằng nhiều hình thức khác nhau là rất quan trọng.
Theo ý kiến của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Bang Đức, hiện kênh VTC10 đã được phát ở Đức thơng qua hình thức IPTV; truyền hình Internet và truyền hình vệ tinh. Chất lượng hình ảnh trên kênh VTC10 tương đối ổn định, hình ảnh đẹp, nét và chất lượng hình ảnh tốt. Nội dung tốt nhưng chưa
phong phú, chưa có hình thức quảng bá rộng rãi để bà con xem nhiều hơn. Đa phần bà con ở Đức xem VTV4 nhiều hơn VTC10.
Trong bối cảnh truyền hình Việt Nam rất khó có mặt tại Úc do số lượng người Việt chống cộng ở đây tương đối cao, kênh VTC10 hiện đã vào được địa bàn Úc và được Tổng Lãnh sứ quán Việt Nam tại Úc đánh giá khá cao. Trước đây, kênh truyền hình của ta đã vào được địa bàn Úc, nhưng do tâm lý kỳ thị nên truyền hình của ta bị gián đoạn ở Úc một thời gian.
Theo Tổng Lãnh sự quán của ta tại Úc, kênh truyền hình VTC10 có chất lượng hình ảnh tốt, nội dung phong phú và được bà con Việt kiều ở Úc ưa thích đón xem.
Tại Mỹ, qua kiểm tra thực tế chương trình truyền hình VTC10 tại Tổng Lãnh sứ quán của ta tại Sanfrancico và qua một số người dân ở Sanfrancico, Little Saigon, Los Angeles, nhìn chung chất lượng hình ảnh và âm thanh của kênh VTC10 tốt, rõ nét. Tuy nhiên, số lượng người biết đến kênh và xem chương trình vẫn cịn khá khiêm tốn. Hiện, tại Mỹ, bà con người Việt đã xem kênh truyền hình VTV4, tuy nhiên, theo phản ánh của Tổng Lãnh sự quán và Hội Việt kiều tại Mỹ, chương trình VTV4 bị hạn chế bởi một số phần tử cực đoan phản đối, nội dung chương trình chưa hợp với “khẩu vị” của bà con Việt kiều.
Theo thư phản hồi của khán giả xem chương trình ở các nước gửi về hộp thư của kênh VTC10 và VTV4, đa phần các khán giả đều quan tâm đến chương trình, nhất là chương trình hỏi đáp Pháp luật, hỏi về các chính sách của Việt Nam trong đầu tư và chính sách dành cho kiều bào. Nhiều khán giả bày tỏ mong muốn được xem các chương trình về văn hóa, giải trí hiện nay và xem các bộ phim truyện của Việt Nam. Thông qua chuyên mục “Nhịp cầu quê
hàng năm số lượng thư của khán giả gửi về chương trình khoảng vài trăm thư, trong đó, có góp ý cho chương trình và hỏi đáp các thắc mắc của kiều bào.
Có thể nói, việc đánh giá hiệu quả truyền hình đối ngoại nước ta hiện nay chưa được thực hiện một cách bài bản, cơng phu và có hệ thống. Nhìn chung, các kết quả đánh giá mang định tính nhiều hơn định lượng, chủ yếu dựa vào ý kiến đánh giá của các cơ quan ngoại giao của ta ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các hội người Việt ở nước ngoài và thơng qua các đồn đi cơng tác nước ngồi của các Bộ, ngành, chưa có số liệu cụ thể, chính xác về số lượng người xem các kênh truyền hình của ta ở nước ngoài. Nguyên nhân do việc đánh giá hiệu quả thơng tin đối ngoại trên truyền hình nói riêng và báo chí ta nói chung được thực hiện ở địa bàn ngoài nước; việc điều tra số lượng người xem ở nước ngồi cịn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí.
Song, với sức vóc ngày một trưởng thành, với nỗ lực không ngừng vươn lên của kênh VTV4 và kênh VTC10 trong việc phủ sóng ra các nước như hiện nay, hy vọng trong thời gian tới, số lượng kiều bào và bạn bè quốc tế biết đến kênh và xem chương trình truyền hình Việt Nam ngày càng nhiều.