7. Cấu trúc của Luận văn
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại trên truyền hình
Để truyền hình đối ngoại nước ta phát triển đúng hướng, có chất lượng, có hiệu quả, từ góc độ lý luận báo chí truyền thơng, thiết nghĩ, cần phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ và khoa học.
Trước hết, muốn nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại trên truyền hình cần phải nâng cao nhận thức, vai trị, vị trí, tầm quan trọng của cơng tác thơng tin đối ngoại nói chung, báo chí truyền thơng nói riêng trong việc thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại. Đặc biệt, phải chú trọng nâng cao nhận thức của các nhà lãnh đạo quản lý báo chí, các cơ quan báo chí, các phóng viên, biên tập viên về nhiệm vụ thơng tin đối ngoại, mục đích là để lực lượng làm báo chí đối ngoại hiểu được tầm quan trọng của cơng tác này. Từ đó, có những nhận định và triển khai thực hiện đúng trọng tâm nhiệm vụ, đúng định hướng, đáp ứng đúng yêu cầu của nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại.
Trong một thời gian dài, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại cho báo chí cịn mỏng, chưa đáp ứng nhu cầu của báo chí nói chung, truyền hình nói riêng. Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí và thơng tin đối ngoại cũng cần phải có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai việc thực hiện các nhiệm vụ thông tin đối ngoại một cách kịp thời, nhanh chóng và cụ thể, đặc biệt, đối với những vấn đề nóng, nhạy cảm, đang gây bức xúc dư luận xã hội trong và ngoài nước nhằm giúp các cơ quan báo chí nói chung, truyền hình nói riêng thơng tin, tun truyền có định hướng, trúng vấn đề, đạt hiệu quả cao trong việc tuyên truyền. Việc cải tiến, nâng cao chất lượng giao ban báo chí hàng tuần theo hướng chỉ đạo, định hướng kịp thời, cung cấp những thông tin cụ thể, đặc biệt đối với những vấn đề nóng, nhạy cảm cũng sẽ thúc đẩy hiệu quả thơng tin trên truyền hình.
Hơn nữa, việc tăng cường cung cấp thơng tin cho báo chí, thực hiện tốt Quy chế phát ngôn và cung cấp thơng tin cho báo chí sẽ cung cấp thơng tin chính thống, kịp thời, có định hướng cho báo chí, bảo đảm sự công khai minh bạch trong hoạt động, giúp báo chí phản ánh, thơng tin trung thực, đầy đủ, kịp thời mọi mặt của đời sống xã hội.
đối nội và kênh truyền hình đối ngoại, cũng như chưa có sự phân vai rõ giữa kênh truyền hình đối ngoại quốc gia và các kênh truyền hình đối ngoại khác. Do vậy, trong một thời gian khá dài, chưa có sự đầu tư và quan tâm thích đáng đối với các kênh truyền hình đối ngoại. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác thơng tin đối ngoại trên truyền hình, cần nhanh chóng xây dựng và ban hành quy hoạch về truyền hình đối ngoại, trong đó, xác định và phân vai rõ kênh truyền hình đối ngoại quốc gia và các kênh truyền hình đối ngoại khác. Đồng thời, cần mạnh dạn loại bỏ những kênh truyền hình đối ngoại hiện nay hoạt động kém hiệu quả, gây lãng phí tiền của Nhà nước, khuyến khích xã hội hóa trong việc đưa thơng tin bằng hình ảnh ra nước ngoài.
Trong những năm qua, các cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí đã có nhiều chuyến công tác để khảo sát, kiểm tra việc thực hiện thơng tin đối ngoại trên báo chí nói chung, truyền hình nói riêng, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức thăm và làm việc, chưa có những đánh giá, nhận định sát về thực trạng hoạt động thông tin đối ngoại của các cơ quan báo chí chủ lực. Hầu hết các cơ quan báo chí của ta chỉ triển khai nhiệm vụ nhưng chưa có sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan quản lý và chỉ đạo báo chí. Do đó, việc thường xun tiến hành khảo sát, theo dõi, kiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả thơng tin đối ngoại trên truyền hình là phương thức hữu hiệu để thúc đẩy truyền hình đối ngoại hoạt động một cách có hiệu quả, có định hướng. Việc đánh giá chất lượng, hiệu quả thông tin đối ngoại trên truyền hình cần thực hiện một cách thường xun, có định kỳ, có sự kết hợp với các Bộ, ngành liên quan, trong đó, Bộ Thơng tin và Truyền thơng là cơ quan chủ trì thực hiện việc đánh giá.
3.3.2 Nâng cao chất lượng nội dung, chất lượng nghệ thuật và tăng
cường phủ sóng ra nước ngồi.
Qua khảo sát, đánh giá thực trạng và tham khảo kinh nghiệm một số nước làm truyền hình đối ngoại, người viết cho rằng đổi mới nội dung và hình
thức thơng tin trên truyền hình là một việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại trên truyền hình. Trong đó, nâng thời lượng sản xuất các chương trình tin tức và các chun đề văn hóa, chiếm vị trí chủ đạo của kênh truyền hình đối ngoại nước ta hiện nay.
Hiện, kênh VTV4, nội dung chỉ tập trung ở một số mảng tin tức, văn hóa, kinh tế, thương mại, du lịch, chưa tạo được điểm nhấn, bản sắc của kênh. Do đó, trong thời gian tới, kênh VTV4 cần điều chỉnh lại khung chương trình, trong đó lấy tin tức và chính luận làm trụ cột, chiếm 2/3 tổng thời lượng tự sản xuất của kênh. Đến năm 2015, giảm thời lượng khai thác, biên tập lại từ các kênh truyền hình của Đài THVN xuống còn 1h – 2h/ngày, nâng thời lượng tự sản xuất lên 6-7h/ngày để tạo ra bản sắc cho kênh.
Kênh VTC10 hiện thời lượng bản tin chiếm ½ thời lượng chương trình đặt hàng của Nhà nước, chiếm ¼ thời lượng phát sóng trên kênh. Các chun mục về văn hóa vẫn cịn dàn trải, chưa thật sự có điểm nhấn. Do đó, để nâng cao chất lượng nội dung chương trình, kênh VTC10 cũng cần phải bố cục lại khung kênh chương trình theo hướng 1/2 thời lượng là tin tức, sự kiện trong ngày; 1/2 thời lượng là các chun đề, tạp chí, phóng sự phản ánh đậm nét về văn hóa nước ta. Nội dung tổng thể của kênh nên chỉ tạo ra một thông điệp lớn, không nên mang ý nghĩa, thể hiện cả bốn thông điệp như mục tiêu của kênh hiện nay, cần phải khu biệt lại một thông điệp lớn như: “Việt Nam là đất
nước thân thiện, có bề dày văn hóa”
Việc đẩy mạnh các thơng tin trên truyền hình bằng nhiều thứ tiếng khác nhau sẽ đạt được hiệu quả cao trong công tác thông tin đối ngoại, trước hết, cần phải thực hiện một kênh truyền hình đối ngoại bằng tiếng Anh thông dụng, có phụ đề thêm các thứ tiếng khác nhằm đưa thông tin của ta đến với nhiều đối tượng của thơng tin đối ngoại trên thế giới. Trong đó, ưu tiên phát triển kênh VTV4 thành kênh đối ngoại quốc gia và đến năm 2015, ½ thời
lượng chương trình trên kênh VTV4 phát bằng ngơn ngữ tiếng Anh, có phụ đề tiếng Việt; ½ thời lượng phát bằng tiếng Việt và phụ đề các thứ tiếng khác. Kênh VTC10 hiện nay, 2/3 thời lượng chương trình do Nhà nước đặt hàng được phát bằng tiếng Anh, phụ đề tiếng Việt; 1/3 thời lượng các chương trình khai thác, biên tập lại chưa có phụ đề tiếng Anh. Do đó, các chương trình truyền hình khi phát lại theo các mũ chương trình cũng cần có thêm phụ đề các thứ tiếng khác, trước mắt là tiếng Lào và Hàn Quốc để phục vụ bà con Việt kiều và bạn bè quốc tế ở nước sở tại.
Việc đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung trên truyền hình đối ngoại là yêu cầu cấp thiết đối với kênh truyền hình đối ngoại quốc gia và các kênh truyền hình đối ngoại chủ lực khác nhằm tạo ra bản sắc, vị thế của kênh truyền hình đối ngoại nước ta. Để làm được điều đó, thiết nghĩ, cần phải có sự chuyển mình, quyết tâm của đội ngũ làm truyền hình và đổi mới đồng bộ cả cơ chế, chính sách đối với định mức làm truyền hình đối ngoại.
Tiền đề để thực hiện đổi mới nội dung, phục vụ trúng nhu cầu, thị hiếu của công chúng đối ngoại là tiến hành nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu xem truyền hình của cơng chúng đối ngoại. Từ đó, có những đề xuất đổi mới về nội dung, nên rút ngắn các chương trình phóng sự dài, với thời lượng 30 phút vì những chương trình dài thơng tin thường lặp lại, kém hấp dẫn, khán giả nước ngồi và kiều bào ta cũng khơng có nhiều thời gian để tập trung theo dõi hết chương trình.
Với việc thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các đài truyền hình đối ngoại quốc gia trong khu vực và trên thế giới sẽ giúp cho các đài truyền hình đối ngoại của ta có thêm kỹ năng, kinh nghiệm trong việc sản xuất các chương trình truyền hình chuyên nghiệp, hiện đại và triển khai việc đưa các kênh truyền hình đối ngoại của ta phát sóng ở các nước.
Quảng bá và giới thiệu các kênh truyền hình đối ngoại của ta, đặc biệt là những kênh truyền hình đã có mặt ở các nước trên thế giới như kênh VTV4, VTC10 nhằm giới thiệu kênh truyền hình đối ngoại của Việt Nam, làm cho bà con Việt kiều và bạn bè quốc tế biết đến và xem các kênh truyền hình của ta nhiều hơn, góp phần thúc đẩy hiệu quả thơng tin đối ngoại.
Đổi mới nội dung là một yêu cầu cốt lõi của truyền hình đối ngoại nước ta hiện nay để đáp ứng được nhu cầu của khán giả. Bên cạnh đó, việc tăng cường phủ sóng ra nước ngồi, đặc biệt ưu tiên đưa các kênh truyền hình đối ngoại của ta vào được hạ tầng truyền hình của các nước, nhất là vào được hạ tầng truyền hình của các nước trọng điểm của thông tin đối ngoại, những địa bàn “nóng và nhạy cảm”, thông qua nhiều phương thức khác nhau, nhất là truyền hình đa phương tiện – hiện đang là một xu thế phát triển ở các nước. Trong đó, xác định mục tiêu đến năm 2015, đưa truyền hình đối ngoại chuyển tải trên hệ thống truyền dẫn, phát sóng của các nhà cung cấp truyền hình nội địa tại khoảng 10 – 15 quốc gia tại các khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương và châu Úc, phát bằng tiêu chuẩn HDTV, sau khi kênh VTV4 và kênh VTC10 được kết nối vệ tinh bằng băng C và băng Ku tại các Châu.
3.3.3 Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng,
nghiệp vụ cho các phóng viên, biên tập viên làm truyền hình đối ngoại.
Ở các nước hiện nay, công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho các phóng viên, biên tập viên những kỹ năng nghiệp vụ báo chí hiện đại và kiến thức về đối ngoại rất được chú trọng. Những năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thơng; Hội nhà báo Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam,; Thơng tấn xã Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho báo chí, trong đó, Bộ Thơng tin và Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán
Thụy điển tại Việt Nam tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng làm báo hiện đại cho cả bốn loại hình báo chí cũng đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Điều này, chúng ta có thể thấy rõ nét nhất ở trên báo in, một sự đổi mới, thay da đổi thịt từ khổ báo, thiết kế, đến bố cục tin bài... đều rất mạch lạc, phù hợp với cách tiếp cận và cách đọc báo của cơng chúng hiện đại.
Hầu hết đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm truyền hình đối ngoại hiện nay vẫn chủ yếu làm công tác thông tin đối ngoại dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, đa phần chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng về báo chí hiện đại và thơng tin đối ngoại. Do đó, việc thường xun mở các khố đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm truyền hình đối ngoại, đặc biệt là trang bị thêm kiến thức về thông tin đối ngoại, báo chí hiện đại, ngoại ngữ là rất cần thiết. Việc bồi dưỡng, đào tào, tập huấn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm truyền hình đối ngoại cần phải được tiến hành định kỳ, một năm ít nhất 2 lần nhằm tăng cường kỹ năng và cung cấp thông tin kịp thời, giúp các phóng viên, biên tập viên có thêm kỹ năng và kinh nghiệm trong tác nghiệp, nhất là đối với những vấn đề nóng.
Chú trọng hơn nữa việc đào tạo, bồi dưỡng con người làm truyền hình đối ngoại với những phẩm chất nhạy bén về chính trị, bản lĩnh vững vàng, có trình độ tác nghiệp chuyên nghiệp, giỏi ngoại ngữ, hiểu biết pháp luật ở các nước sở tại nhằm nâng cao năng lực, nhận thức của đội ngũ phóng viên, biên tập viên truyền hình đối ngoại, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại.
3.3.4 Giải pháp về tăng cường đầu tư vật chất, cơ sở hạ tầng cho các
đài truyền hình đối ngoại
Cuối cùng, Nhà nước cần đầu tư tăng kinh phí cho truyền hình làm cơng tác thơng tin đối ngoại, trước hết, phải xây dựng và ban hành lại định
mức đơn giá làm truyền hình đối ngoại để tương xứng với nhiệm vụ và nhằm phù hợp với thực tế. Hiện nay, định mức làm đơn giá cho truyền hình đối ngoại, cụ thể là kênh VTV4 và kênh VTC10 rất thấp, lấy đơn giá của Đài THVN từ năm 2006 để áp dụng cho đơn giá sản xuất chương trình của kênh VTV4 và VTC10, trong khi, năm 2006 đến nay, giá cả đã tăng mạnh ở nhiều mặt hàng, lương cho cán bộ, công chức tăng 2, 3 lần, trong khi đòi hỏi về chất lượng các chương trình truyền hình để phát sóng ra nước ngoài là rất cao. Điều này không phù hợp với thực tiễn, do đó, dẫn đến một thực trạng là một số biên tập viên, phóng viên giỏi ngoại ngữ sẵn sàng từ bỏ làm việc ở kênh
VTV4 và kênh VTC10 để tìm mơi trường làm việc mới với mức lương cao
hơn và không phải làm ca như ở Đài THVN và Đài THKTSVTC hiện nay. Trên cơ sở kết quả Quy hoạch các kênh truyền hình đối ngoại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Nhà nước cần quan tâm đầu tư thích đáng về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các kênh truyền hình đối ngoại, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí.
Thực tế hiện nay, các kênh truyền hình thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại doanh thu quảng cáo rất thấp, thậm chí hầu như khơng có. Để các kênh truyền hình đối ngoại phát triển, đáp ứng được chất lượng về nội dung và truyền dẫn phát sóng ở các nước, thì các kênh truyền hình đối ngoại của ta phải đảm bảo về chất lượng nội dung, chất lượng kỹ thuật và tiêu chuẩn phát sóng ở các nước, cần phải có sự đầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng, sản xuất nội dung và truyền dẫn phát sóng. Vì kinh phí máy móc, trang thiết bị, trường quay, truyền dẫn phát sóng ra nước ngồi vơ cùng tốn kém, thiết nghĩ kinh phí tự chủ của các Đài Truyền hình khó có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ.
Tuy nhiên, Nhà nước nên thực hiện theo cơ chế đặt hàng, có sự theo dõi, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu các chương trình truyền hình do Nhà
nước đặt hàng nhằm thúc đẩy chất lượng các chương trình truyền hình và đảm bảo tiết kiệm về mặt kinh phí.
Tiểu kết chương III:
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, phần giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả thơng tin đối ngoại trên truyền hình là một trong hai phần trọng tâm của luận văn. Sau khi nêu ra một số vấn đề đặt ra đối với truyền hình đối ngoại nước ta hiện nay, bằng kinh nghiệm thực tiễn và qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, người viết đã nêu ra một số kinh nghiệm làm truyền hình đối ngoại của các nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó, rút