Hành vi nghỉ học nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính tích cực học tập của học viên cao học, tác động của các yếu tố cá nhân và các yếu tố môi trường đào tạo (Trang 56)

1.2 .1Tính tích cực

2.2 Hành vi học tập thụ động và phản học tập của học viên cao học

2.2.3 Hành vi nghỉ học nhiều

93.7 93.3 66.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Đã kết hôn Chưa kết hôn Ly hôn

Khi xem xét tương quan giữa yếu tố tình trạng hôn nhân và hành vi nghỉ học nhiều chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng hôn nhân và việc thực hiện hành vi này của học viên cao học (Cramer’s V=0,219; P=0,001). Những học viên đã kết hôn là những người nghỉ học nhiều nhất (93,7%), đối tượng học viên đã kết hôn có tỷ lệ thực hiện hành vi này thấp cũng rất cao (93,3%), những đối tượng khác như: ly thân, ly dị, góa bụa do là những trường hợp cá biệt, số lượng hạn chế nên chúng tôi không nhận xét về mức độ nghỉ học nhiều của họ. Một lần nữa chúng tôi lại đủ căn cứ để khẳng định nguyên nhân duy nhất đến từ phía bản thân người học: đó chính là ý thức học tập, kỷ luật kém, không thực sự nghiêm túc và chăm chỉ. Đôi khi chỉ vì những lý do rất không chính đáng như: không có hứng đi học, do thời tiết xấu hay do giảng viên môn học đo hiền quá mà họ sẵn sàng cho phép mình nghỉ một buổi học:

“Nhiều hôm đi làm về rất mệt, không có hứng đi học, lại đúng vào hôm

thầy cô giáo dễ tính thì nghỉ một buổi cũng chẳng sao, miễn là không quá 20% số tiết cho phép. 20% ấy là quyền lợi của mình mà, tại sao lại không sử dụng hết chứ”

81 97 95 91 70 75 80 85 90 95 100

KHXH&NV KHTN Kỹ thuật Kinh tế

Biểu đồ 13: Ngành học và hành vi nghỉ học nhiều (%).

Hành vi nghỉ học nhiều có mối liên hệ với yếu tố ngành học của học viên cao học (Cramer’sV=0,294; P=0,000). Học viên ngành khoa học xã hội có tỷ lệ thực hiện hành vi này thấp nhất (81%), sau đó đến học viên ngành kinh tế (%), học viên ngành tự nhiên và kỹ thuật có tỷ lệ nghỉ học nhiều hơn. Nghỉ học là một dạng hành vi tiêu cực, biểu hiện một ý thức học tập rất kém của học viên. Sở dĩ tỷ lệ nghỉ học ở khối ngành khoa học xã hội thấp hơn cả là vì đặc thù về cơ cấu giới tính của nhóm ngành này, học viên trường ĐHKHXH&NV đa phấn là nữ giới, nên tính tích cực học tập thường cao, các học viên nữ luôn luôn có xu hướng đi học đầy đủ, chăm chỉ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy đinh, nội quy của trường lớp hơn các học viên là nam. Tỷ lệ nghỉ học tại ĐHKTQD HN cũng thấp hơn so với hai nhóm ngành còn lại, theo chúng tôi tìm hiểu và quan sát được thì nguyên nhân là do quy định

về lịch học, phòng học và quy chế điểm danh tại đây khá nghiêm túc và chặt chẽ. Lịch học và phòng học là cố định cho các lớp học, ít có sự thay đổi, việc điểm danh được tiến hành thường xuyên:

“Trường mình nghiêm túc lắm, lịch học cho từng môn cố định cho

từng ngày trong tuần, ít có sự thay đổi không có kế hoạch, có kỳ học vào hai ngày thứ 7, chủ nhật cuối tuần thì chỉ học vào hai ngày đó thôi, học cả ngày, không dịch chuyển sang ngày khác. Phòng học thì có dãy nhà D dành cho cao học, lớp nào học ở đâu thì học ở phòng học đã được sắp xếp từ đâu năm đó luôn, không phải chuyển bao giờ cả. Các thầy thì đều điểm danh gắt gao cả, và điểm danh ngay đầu giờ .

(PVS số 8 - Nữ - ĐHKTQD HN).

83 98.5 97 96 75 80 85 90 95 100

KHXH&NV KHTN Kỹ thuật Kinh tế

Biểu đồ 14: Ngành học và hành vi thường bỏ về giữa buổi học (%).

Chúng tôi nhận thấy có mối liên hệ giữa yếu tố ngành học và hành vi thường bỏ về giữa buổi học của học viên cao học (Cramer’s V=0,320; P=0,000). Học viên ngành khoa học xã hội có tỷ lệ thực hiện hành vi này thấp nhất (83%), còn học viên các ngành khác như: kinh tế, kỹ thuật và tự nhiên tỷ lệ thực hiện hành vi này cao hơn. Ngoài nguyên nhân xuất phát từ cơ cấu giới tính, chúng tôi còn phân tích hiện tượng này dựa trên đặc thù ngành học của mỗi trường. Khối ngành khoa học xã hội có đặc thù là các môn học xã hội (triết, tâm lý, kinh tế chính trị...), tính chất những môn học này là trừu tượng, khó hiểu và dài...nếu học viên không nghe giảng liền mạch, bỏ về giữa chừng sẽ không thể lĩnh hội và tiếp thu được kiến thức một cách đầy đủ và cũng không thể hiểu được bài học. Còn các ngành học kinh tế, kỹ thuật, tự nhiên liên quan tới các công thức và số liệu chính xác, logic, người học hoàn toàn có thể tự tìm hiểu và tự đọc sách ở nhà.

41 82 80 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

KHXH&NV KHTN Kỹ thuật Kinh tế

71

Biểu đồ 15: Ngành học và hành vi không tập trung nghe giảng (%).

Kết quả từ những phân tích thống kê cho thấy có mối liên hệ giữa yếu tố ngành học và hành vi không tập trung nghe giảng (Cramer’sV=0,353; P=0,000). Học viên ngành khoa học tự nhiên có tỷ lệ thực hiện hành vi này thấp nhất (41%), sau đó là học viên ngành khoa học xã hội (71%), học viên hai ngành: kỹ thuật và kinh tế có tỷ lệ không tập trung nghe giảng cao hơn. Sự khác biệt giữa các trường trong việc thực hiện hành vi này xuất phát từ yếu tố đặc thù ngành học của mỗi trường. Sở dĩ khối ngành kỹ thuật và kinh tế có tỷ lệ không tập trung nghe giảng cao hơn các khối ngành xã hội và tự nhiên là vì đây là hai ngành thiên về kỹ thuật và các công thức, con số, phần thực hành thường chiếm đa số chương trình học và quan trọng hơn, do đó các học viên có xu hướng xem nhẹ việc học lý thuyết ở trên lớp.

70 43 85 77 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

KHXH&NV KHTN Kỹ thuật Kinh tế

Biểu đồ 16: Ngành học và hành vi không đóng góp ý kiến xây dựng bài. (%)

Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố ngành học và hành vi không đóng góp ý kiến xây dựng bài của học viên cao học (Cramer’sV=0,341; P=0,000). Học viên ngành ngành kỹ thuật có tỷ lệ thực hiện hành vi này cao nhất (85%), sau đó đến học viên ngành kinh tế (77%), học viên hai ngành: tự nhiên và xã hội có tỷ lệ thực hiện hành vi này thấp hơn, thấp nhất là khối ngành tự nhiên (43%). Nguyên nhân của sự khác biệt này phần lớn đến từ đặc thù các ngành học là khác nhau. Khối ngành khoa học xã hội bao gồm những môn học có tính chất suy luận, trừu tượng, liên quan nhiều tới các vấn đề tâm lý, xã hội, văn hóa...do đó học viên những ngành này thường có nhu cầu tranh luận, trao đổi và nêu ra quan điểm của mình nhiều hơn các ngành khác. Những tri thức về khoa học xã hội rất phong phú, rộng lớn, và thường mang tính tương đối, do vậy người học cũng có xu

hướng có nhiều luồng quan điểm, nhiều ý kiến đa chiều về cùng một vấn đề nào đó.

2.2.7 Hành vi ít trao đổi bài với bạn học.

68 67 87 82 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

KHXH&NV KHTN Kỹ thuật Kinh tế

Biểu đồ 17: Ngành học và hành vi ít trao đổi bài học với bạn học (%).

Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố ngành học và hành vi ít trao đổi với bạn học về bài học ta được kết quả như sau: Cramer’sV=0,203; P=0,001.

Như vậy có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học viên các ngành học khác nhau trong việc thực hiện hành vi này. Học viên khối ngành kỹ thuật và kinh tế có tỷ lệ thực hiện hành vi này cao hơn học viên khối ngành khoa học xã hội nhân văn và khoa học tự nhiên. Đặc thù ngành học là một nguyên nhân có thể lý giải cho sự khác biệt này. Khối ngành kỹ thuật và kinh tế có đặc trưng chương trình và nội dung học thiên về công thức, con số, kỹ thuật chính xác do đó người học ít thực hiện hành vi trao đổi bài học với bạn học khi không có quan điểm nào khác biệt so với kiến thức chuẩn trong sách

giáo khoa hoặc giáo trình. Các hành vi học tập của học viên những ngành này chủ yếu xoay quanh việc thực hiện các bài tập, vẽ kỹ thuật, tính tóan, làm thí nghiệm hay thực hành với máy móc tại các cơ sở thực tế - không nặng về lý thuyết vì vậy việc trao đổi bài với bạn học là một dạng hành vi ít được thực hiện.

2.2.8 Hành vi có ít nhất một lần sử dụng tài liệu khi chưa được phép.

98 94 92 93 94 95 96 97 98 Nam Nữ

Biểu đồ 18: Giới tính và hành vi có ít nhất một lần sử dụng tài liệu khi chưa được phép (%).

Kết quả phân tích thống kê cho thấy có mối liên hệ giữa yếu tố giới tính và hành vi ít nhất một lần sử dụng tài liệu mà chưa được phép (Cramer’sV=0,102; P=0,04). Tỷ lệ sử dụng tài liệu mà chưa được phép ở cả nam và nữ học viên đều khá cao, tuy nhiên học viên là nam quay cóp nhiều hơn học viên nữ. Tỷ lệ thực hiện hành vi này ở nam học viên là 98%, trong khi đó ở nữ học viên là 94%. Điều này một lần nữa chúng tôi giải thích dựa

trên cơ sở đặc thù giới tính, nữ giới thường nghiêm túc, chăm chỉ trong học tập và có ý thức chấp hành, tuân thủ các nội quy, quy định cao hơn nam giới do đó họ ít có hành vi quay cóp, gian lận, thiếu trung thực trong thi cử hơn.

Chương 3

MÔ HÌNH HÓA VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐÀO TẠO TỚI

TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC.

Chúng tôi sử dụng phương pháp xây dựng các mô hình hồi quy tuyến tính bội để xem xét sự tác động của của các yếu tố về đặc điểm cá nhân của người học và các yếu tố môi trường đào tạo tới chỉ số thực hành học tập tích cực của học viên cao học. Đây là phương pháp tìm hiểu về mối tương quan và tác động của nhiều biến độc lập tới một biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc được lựa chọn là biến về: Chỉ số thực hành học tập tích cực của học viên cao học. Các biến độc lập được đưa vào các mô hình lần lượt là: Các biến số về đặc điểm nhân khẩu học của người học (Như: giới tính, tình trạng hôn nhân, tuổi, nơi cư trú trước và sau khi học cao học); các biến số về đặc điểm ngành nghề của học viên (Như: Nhóm ngành học, nhóm nghề nghiệp, mục đích theo học cao học), các biến số về môi trường đào tạo (gồm có: phương pháp giảng dạy của giảng viên; điều kiện, trang thiết bị dạy và học; bầu không khí học tập; mức độ điểm danh; sĩ số; vị trí chỗ ngồi).

Các bước tiến hành xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội trên phần mềm xử lý số liệu SPSS như sau:

Bước 1: Sử dụng lệnh Anylize -> Regression->Linear

Bước 2: Đưa biến phụ thuộc “Chỉ số thực hành học tập tích cực” vào ô Dependent (phụ thuộc), lần lượt đưa các biến độc lập vào ô Independent (độc lập) theo phương pháp Enter (Có thể đưa tất cả các biến phụ thuộc vào cùng một lúc, hoặc lần lượt, việc thêm vào hay loại ra một hay nhiều biến phụ thuộc nào đó tùy vào mục đích, các giả thuyết của nhà nghiên cứu và độ tin cậy của dữ liệu thống kê).

Bước 3: Nhấn OK để phần mềm chạy ra bảng số liệu và tiến hành đọc kết quả thu được qua các thông số: P (sig) của bảng phân tích ANOVA, hệ số ß và sig của bảng Coefficients (bảng hệ số hồi quy) để xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuốc và các biến độc lập; R square, Adjusted R2 (hệ số xác định đã hiệu chỉnh) của bảng Model Summary (Mô hình) để xem xét độ phù hợp của mô hình hồi quy vừa xây dựng và khả năng giải thích của mô hình cho các mối tương quan và tác động giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Trong chương mô hình hóa các yếu tố tác động tới tính tích cực học tập của học viên cao học, chúng tôi đã xây dựng năm mô hình hồi quy tuyến tính trong bảng dưới đây để đánh giá tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc: chỉ số học tập tích cực của học viên cao học và để kiểm chứng cho những giả thuyết mà chúng tôi đã đưa ra về các yếu tố tác động tới tính tích cực học tập của học viên cao học:

Bảng 3.1: Mô hình hóa các yếu tố tác động tới thực hành học tập tích cực của học viên cao học.

Biến độc lập

Mô hình

1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Mô hình 5

Tuổi 0,032 0,025 0,017 0,015 0,014

Biến số giới (nam =1,

nữ=0) 0,185 0,169 0,156 0,137 0,132

Tình trạng hôn nhân (Chưa kết hôn=1,

Tình trạng hôn nhân (đã

kết hôn=1, khác=0) 0,324 0,272 0,267 0,170 0,102

Nơi cư trú trước khi học cao học (Thành phố trực

thuộc TW=1, nơi khác=0) 0,082 0,057 0,042 0,056 0,056 Nơi cư trú trước khi học

cao học (Thị trấn=1,

khác=0 -0,326 -0,410 -0,373 -0,379 -0,357

Nơi cư trú trước khi học cao học(Nông thôn=1,

khác=0) 0,112 0,072 0,027 0,065 0,065

Nơi cư trú hiện nay (nhà

mình=1, khác=0) -0,336 -0,320 -0,326 -0,327 -0,326 Ngành tự nhiên (TN=1, khác=0) 1,378*** 1,200*** 1,358*** 1,369*** 1,374*** Ngành khoa học xã hội và nhân văn (XHNV=1, khác=0) 1,016*** 0,724** 1,026** 1,037** 1,037** Ngành kỹ thuật (Kỹ thuật =1, khác=0) 0,246 0,167 0,299 0,328 0,304 Nhóm nghề giáo dục (GD=1, khác=0) -284 -263 -221 -192 -0,193 Nhóm nghề kinh tế thương mại (KTTM=1, khác=0) 0,539* 0,460* 0,464* 0,499* 0,520*

Nhóm nghề quản lý (QL=1, khác=0) 0,635* 0,612* 0,598* 0,619* 0,629* Nhóm nghề báo chí (BC=1, khác=0) 0,393 0,421 0,440 0,462 0,449 Mức độ điểm danh (thường xuyên=1, khác=0) 0,500*** 0,465* 0,445* 0,449* Sĩ số 0,011* 0,011* 0,010* Vị trí chỗ ngồi (một phần ba phía đầu lớp=1, khác=0) -0,146 -0,162 Tổng hợp phương pháp

tích cực của giảng viên 0,071 0,058

Giảng viên cung cấp tài liệu cho học viên tự nghiên cứu (có=1, không=0) 0,093 Khả năng đáp ứng của trang thiết bị 0,051 Bầu không khí học tập (Rất sôi nổi=1, khác=0) 0,005 Học để nâng cao trình độ (Có=1, không=0) 0,007 Học để có thêm bằng cấp (Có=1, không=0) -0,119

Học để phục vụ công việc (Có=1, không=0) 0,150 Hằng số 6,380*** 6,562*** 6,164*** 6,083*** 5,981*** Hệ số R bình phương 0,120 0,137 0,148 0,151 0,154 Hệ số F của phân tích ANOVA 3,476*** 3,793*** 3,901*** 3,559*** 2,731***

Mẫu nghiên cứu 400 400 400 400 400

Chú thích: * p<0,05 **p<0,01 ***p<0,001

3.1 Mô hình hồi quy thứ nhất:

Trong mô hình này, các biến độc lập được đưa vào liên quan tới đặc điểm nhân khẩu học của học viên cao học và nhóm ngành học, nhóm nghề nghiệp, gồm có: biến số giới tính; tình trạng hôn nhân; nơi cư trú trước khi vào cao học; nơi cư trú hiện nay; nhóm ngành học; nhóm nghề nghiệp. Hệ số R bình phương của mô hình này là: 0,120 cho thấy mô hình này có thể giải thích được 12% về thực hành học tập tích cực của học viên cao học.

Trong các biến số độc lập được lựa chọn ở mô hình thứ nhất này chỉ có hai biến số có tác động tới thực hành học tập tích cực của học viên cao học là: Biến số ngành học và biến số nghề nghiệp. Đối với biến số ngành học, nhìn vào bảng số liệu, chúng tôi nhận thấy người học là học viên thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên có chỉ số thực hành các hành vi học tập tích cực cao hơn 1,378 điểm phần trăm so với học viên thuộc các nhóm ngành học khác; học viên thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng có chỉ số thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính tích cực học tập của học viên cao học, tác động của các yếu tố cá nhân và các yếu tố môi trường đào tạo (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)