Hành vi thường đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểu bài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính tích cực học tập của học viên cao học, tác động của các yếu tố cá nhân và các yếu tố môi trường đào tạo (Trang 42 - 48)

1.2 .1Tính tích cực

2.1 Hành vi học tập tích cực của học viên cao học

2.1.1 Hành vi thường đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểu bài

87 78 72 74 76 78 80 82 84 86 88 Nam Nữ

Biểu đồ 1: Giới tính và hành vi thường đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểu bài(%)

Khi tìm hiểu mối quan hệ giữa giới tính và hành vi thường xuyên đặt câu hỏi với giảng viên khi không hiểu bài, kết quả thu được cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam học viên và nữ học viên trong việc thực hiện hành vi này (Cramer’sV=0,118; P= 0,02). Cụ thể là nam học viên thì thường xuyên đặt câu hỏi với giảng viên khi không hiểu bài hơn các nữ học viên. Đặt câu hỏi về bài học với giảng viên là một dạng hành vi học tập hết sức tích cực, nó thể hiện tinh thần ham học hỏi, sự nhiệt tình, chủ động của người học trong quá trình học; ngoài việc đơn thuần tiếp nhận những tri thức do giảng viên cung cấp thì việc đặt câu hỏi là một cách thức kích thích sự tư duy của người học, tìm tòi, suy ngẫm về những điều được học và mở rộng thêm phạm vi kiến thức, đồng thời hành vi này của người học cũng góp phần vào việc giúp cho giảng viên có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về vấn đề mà mình nghiên cứu. Do đặc thù về giới mà nam học viên thường mạnh dạn, chủ động; còn nữ học viên thường nhút nhát, rụt rè hơn, vì vậy họ có xu hướng bày tỏ ý kiến thắc mắc của mình với giảng viên khi chưa hiểu bài hơn nữ học viên.

87.3 80.9 33.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Biểu đồ 2: Tình trạng hôn nhân và hành vi thường đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểu bài (%).

Từ những phân tích thống kê thu được ở bảng 4 (Cramer’sV=0,179; P=0,01), chúng tôi nhận thấy tình trạng hôn nhân của học viên có mối liên hệ với tính tích cực học tập của họ, cụ thể ở đây là hành vi đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểu bài. Những học viên đã kết hôn có tỷ lệ đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểu bài cao nhất (87,3 %); tỷ lệ thực hiện hành vi này ở những học viên đã kết hôn thấp hơn đối tượng chưa kết hôn, cụ thể là 80,9 %. Điều này chứng tỏ những học viên đã kết hôn có tính chủ động, ham học hỏi hơn những học viên chưa kết hôn.

Như vậy một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc đối tượng học viên có gia đình ít đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểu bài, kém tích cực hơn những người học chưa kết hôn là do họ bị chi phối bởi nhiều công việc gia đình khác, thời gian bị chia nhỏ cho nhiều những sự quan tâm khác, không hoàn toàn tập trung cho việc học tập. Ngược lại thì đối tượng học viên chưa lập gia đình, có xu hướng dành nhiều thời gian cho việc học tập hơn, vì vậy họ cũng sẽ dành nhiều tâm huyết hơn cho bài học và sẽ thường xuyên nêu những băn khoăn, thắc mắc của mình với giảng viên với mục đích hiểu sâu, hiểu rõ hơn vấn đề.

57.9 82.7 84.9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Kí túc xá Nhà trọ Nhà mình

Biểu đồ 3: Biến số nơi cư trú hiện nay và hành vi thường đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểu bài (%).

Khi phân tích tương quan giữa yếu tố nơi cư trú hiện nay của học viên cao học và hành vi thường đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểu bài chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những học viên cư trú ở những nơi khác nhau và việc thực hiện hành vi này (Cramer’sV= 0,147; P=0,01). Cụ thể là: những học viên hiện đang sống ở nhà mình có tỷ lệ thực hiện hành vi đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểu bài là cao nhất (84,9%); tiếp sau đó là các học viện hiện đang sống tại nhà trọ (82,7%), tỷ lệ này thấp nhất ở các học viên sống trong kí túc xá (57,9 %). Điều này cho thấy những học viên phải sống tự lập, đi thuê nhà trọ, tự trang trải cho cuộc sống của mình có xu hướng ham học hỏi, chủ động và tích cực trong học tập; học viên sống trong môi trường gia đình, không phải đi xa nhà, có đầy đủ các điều kiện về cả vật chất và tinh thần, cũng như sự quản lý của bố mẹ, do đó tính tích cực học tập cũng khá cao. Những học viên sống trong kí túc xá là nhóm đối

tượng có tỷ lệ hành vi đặt câu hỏi với giảng viên khi không hiểu bài thấp nhất, chứng tỏ môi trường kí túc xá không kích thích học viên nâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập. Kí túc xá là nơi tập trung đông đúc người học, lại thiếu sự quản lý, vì vậy thường xảy ra hiện tượng đàn đúm, tụ tập, vui chơi tập thể dẫn đến việc lơ là học tập, nếu các thành viên trong kí túc xá không tôn trọng và giúp đỡ nhau trong học tập thì tinh thần và ý thức học tập giảm sút là một hệ quả tất yếu.

“Ở đây có muốn học cũng chẳng học được đâu, phòng hàng hơn

chục người, hôm nào mà cả phòng nổi hứng đàn hát, hay chơi game online thâu đêm thì phải nhập hội cho vui thôi...”

(PVS số 1 - Nam - ĐHBK HN).

Như vậy có thể thấy tính tích cực, chủ động và ham học hỏi của học viên chịu ảnh hưởng bởi môi trường sống của họ. ..

42.1 36.4 21.5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1/3 phía trên lớp 1/3 phía giữa lớp 1/3 phía cuối lớp

Biểu đồ 4: Biến số vị trí chỗ ngồi và hành vi đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểu bài (%).

Yếu tố vị trí chỗ ngồi của học viên có mối liên hệ với hành vi thường đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểu bài (Cramer’sV= 0,147; P=0,01).

Mức độ thực hiện hành vi này giảm dần ở các vị trí ngồi xa dần với bục giảng và giảng viên: Những học viên ngồi ở vị trí đầu lớp có tỷ lệ đặt câu hỏi với giảng viên khi chưa hiểu bài là cao nhất (42,1%), ở vị trí giữa lớp là 36,4% và tỷ lệ này thấp nhất ở nhóm học viên ngồi ở một phần ba các dãy bàn cuối lớp (21,5%). Chúng ta thấy rất rõ rằng ở những vị trí chỗ ngồi khác nhau ngay trong một lớp học cũng có ảnh hưởng tới tính tích cực, chủ động học tập của người học. Những học viên ngồi ở vị trí đầu lớp, gần với giảng viên thường có tâm lý chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ hơn của thầy cô giáo, vì vậy họ

có xu hướng tập trung vào việc nghe giảng, ghi chép bài và đặt câu hỏi thắc mắc về bài học với giảng viên nhiều hơn. Ngược lại thì vị trí cuối lớp học là những dãy bàn cách xa giảng viên, tâm lý của những học viên ngồi ở cuối vì thế cũng thoải mái hơn, họ có điều kiện xao nhãng bài giảng và làm nhiều việc riêng khác mà không bị chú ý. Ngay từ việc lựa chọn vị trí chỗ ngồi cho mình cũng đã thể hiện ý thức học tập của người học, những học viên chọn ngồi ở vị trí đầu lớp cũng đồng nghĩa với việc họ đã xác định tư tưởng học tập nghiêm túc, chăm chỉ; ngược lại những học viên muốn ngồi ở vị trí cuối lớp thường có tư tưởng tránh sự chú ý, sự giám sát của giảng viên, để thoải mái nói chuyện riêng, làm việc riêng và ra vào lớp dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính tích cực học tập của học viên cao học, tác động của các yếu tố cá nhân và các yếu tố môi trường đào tạo (Trang 42 - 48)