Các biện pháp khuyến khích về tài chính dành cho các nhà Đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm thiên thần (Angel capital) cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo (start-up) tại Ngân hàng BIDV (Trang 75 - 80)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH

3.1 Những biện pháp thúc đẩy hoạt động đầu tƣ mạo hiểm

3.1.2 Các biện pháp khuyến khích về tài chính dành cho các nhà Đầu tư

Đầu tư mạo hiểm

Cùng với việc tạo lập cơ sở pháp lý và tạo lập môi trƣờng kinh doanh cho các nhà ĐTMH, các biện pháp khuyến khích về tài chính dành cho các nhà ĐTMH cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.

Chính sách ưu đãi về thuế:

Với tình hình thực tế tại Việt Nam hiện nay, các chính sách về thuế đối với hoạt động của các quỹ đầu tƣ nói chung chƣa thực sự rõ ràng. ĐTMH tức là gánh chịu rủi ro rất lớn, có thể đƣợc lợi nhuận cao nhƣng cũng có thể thất bại, chính vì yếu tố rủi ro cao hơn nên thiết nghĩ Nhà nƣớc cần có một chính sách ƣu đãi về thuế phù hợp. Chính vì vậy, Nhà nƣớc nên có các chính sách:

- Miễn thuế thu nhập đối với các quỹ ĐTMH: Việc miễn thuế thu nhập sẽ giúp thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ vào quỹ. Nếu không có ƣu đãi này, việc thu hút vốn sẽ rất khó khăn và các nhà đầu tƣ sẽ tự mình đầu tƣ thay vì việc tham gia vào quỹ ĐTMH. Cùng với đó, Chính phủ cũng nên xem xét việc không đánh thuế thu nhập với những ngƣời gia ĐTMH, đặc biệt trong giai đoạn đầu để tạo điều kiện cho quỹ ĐTMH phát triển;

- Miễn thuế VAT và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty quản lý quỹ thực hiện quản lý quỹ ĐTMH: Điều này sẽ khuyến khích các

công ty quản lý quỹ tham gia nhiều vào hoạt động quản lý quỹ mạo hiểm hơn, giúp hoạt động ĐTMH đƣợc thực hiện và quản lý ngày càng chuyên nghiệp.

Chính sách ngoại hối:

Chính sách ngoại hối thuận lợi có tác động đến lĩnh vực ĐTMH vì: - Khuyến khích các quỹ ĐTMH nƣớc ngoài đầu tƣ vào thị trƣờng Việt Nam; - Khuyến khích tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài tham gia góp vốn vào các quỹ ĐTMH thành lập trên thị trƣờng Việt Nam.

Một chính sách ngoại hối hấp dẫn với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thể hiện ở sự ồn định tỷ giá hối đoái và cơ chế chuyển vốn ra nƣớc ngoài.

Hiện tại, tỷ giá đồng Việt Nam tƣơng đối ổn định so với các loại ngoại tệ mạnh, có thể tạo ra sức hấp dẫn để thu hút các luồng vốn nhƣng cơ chế chuyển vốn và lợi nhuận ra ngoài lại là một trở ngại đáng kể đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài do chƣa có quy định rõ ràng, cụ thể. Do đó, trong thời gian tới, Chính phủ cần ban hành những quy định cụ thể về vấn đề này.

3.1.2.1 Phát triển và hoàn thiện thị trường vốn

Thứ nhất, đảm bảo sự phát triển ổn định, lành mạnh và bình đẳng giữa

các chủ thể tham gia TTCK. Sự phát triển của thị trƣờng vốn có vai trò hết

sức quan trọng đến hoạt động ĐTMH. Nếu thị trƣờng vốn phát triển sẽ tạo điều kiện nâng cao việc cấp vốn cho các DN công nghệ cao, tạo điều kiện tốt cho các quỹ ĐTMH thực hiện các hoạt động đầu tƣ. Đối với nguồn cung ứng vốn cho hoạt động ĐTMH thì nguồn vốn từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là ƣu tiên hàng đầu. Vì thế, với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, Nhà nƣớc nên mở rộng giới hạn tỷ lệ nắm giữ cổ phần cho họ. Hiện nay, nghị định 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 quy định tỷ lệ nắm giữ cổ phần cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là không quá 30% đối với các DN chƣa niêm yết và 49% đối với các DN đã niêm yết, nếu nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nắm giữ vƣợt quá 49% tổng số cổ phần phát hành ra công chúng trƣớc khi niêm yết, đăng ký giao dịch thì

phải thực hiện bán cổ phiếu để đảm bảo tỷ lệ nắm giữ của bên nƣớc ngoài là tối đa 49%. Điều này cũng làm hạn chế quy mô về vốn giải ngân cho các dự án tài trợ vốn và nhất là hoạt động của các quỹ ĐTMH. Do đó, Chính phủ nên cân nhắc việc nới lỏng tỷ lệ giới hạn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để khuyến khích hoạt động ĐTMH.

Thứ hai, đảm bảo sự phát triển cân đối trong cơ cấu tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.Trong thời gian vừa qua, việc huy động vốn của các DN chủ yếu thông qua tài chính gián tiếp, tức là qua hệ thống ngân hàng. Mà việc thu hút vốn nhàn rỗi từ ngƣời cho vay chủ yếu dƣới hình thức tiền gửi ngắn hạn và trung hạn mà không có hình thức dài hạn trong khi nhu cầu của DN chủ yếu là vốn dài hạn. Vì vậy, DN bị giới hạn vay vốn dài hạn do ngân hàng phải đảm bảo giữa tỷ lệ đi vay và cho vay trung và dài hạn. TTCK là nơi DN có thể dễ dàng đi vay vốn dài hạn cho mục tiêu đầu tƣ dự án lớn có thời gian hoàn vốn nhiều năm.

Giữ vững sự ổn định của TTCK: Để hoạt động của các quỹ ĐTMH tại Việt Nam hoạt động hiệu quả, TTCK cần phải đƣợc vận hành theo quy luật của thị trƣờng, hạn chế tối đa sự can thiệp trực tiếp bằng các công cụ quản lý của Nhà nƣớc. Cần phải có lộ trình từng bƣớc xây dựng, tiến tới để thị trƣờng tự vận hành theo quy luật và để các nhà đầu tƣ chủ động quyết định và chịu trách nhiệm về vấn đề kinh doanh của mình. Mặt khác, Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc phải quản lý đƣợc và công khai số lƣợng cổ phiếu cần giải chấp của các công ty chứng khoán, các ngân hàng. Đồng thời, việc phát hành cổ phiếu tăng vốn của các công ty cổ phần cần phải có cơ chế kiểm tra giám sát, khắc phục tình trạng huy động vốn trái phép khi lợi dụng sự nới lỏng của cơ chế để phát hành cổ.

Ngoài ra, một mặt vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài vào Việt Nam (FDI) và nguồn vốn ODA đã giảm sút đáng kể, trong khi đó vốn vay từ ngân hàng có những khó khăn nhất định đã dẫn đến các DN phải có khả năng tự

chủ trong việc tạo nguồn vốn cho mình. Phát hành trái phiếu thông qua TTCK là hình thức huy động vốn có nhiều ƣu việt hơn so với các hình thức khác nhƣ mở rộng đối tƣợng cho vay, nên DN thuận lợi hơn trong việc huy động vốn lớn, thời hạn cho vay dài, giảm chi phí so với vay ngân hàng. Hiện các DN và các dự án đầu tƣ đã tìm cách phát hành trái phiếu của DN và các trái phiếu công trình cho dự án đầu tƣ để huy động vốn.[12]

3.1.2.2 Bổ sung các quy định pháp luật liên quan tới an ninh mạng và hạ tầng Internet – Viễn thông ở Việt Nam

Do đối tƣợng chủ yếu của các quỹ ĐTMH là các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, ứng dụng internet và giải pháp trực tuyến. Chính vì vậy, với tình trạng an ninh mạng ở Việt Nam không đƣợc đảm bảo đã gây ra những băn khoăn và lo ngại không nhỏ cho các quỹ ĐTMH. Hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam đang đƣợc hoàn thiện, do đó nhiều nội dung còn chung chung nên khó áp dụng trong một số tình huống cụ thể, vì vậy xảy ra những bất cập và lúng túng cho các cơ quan khi xử lý tội phạm công nghệ mạng. Nhà nƣớc cần sớm hoàn thiện và ban hành các quy định pháp luật chặt chẽ cũng nhƣ đảm bảo việc pháp luật đƣợc thực thi hiệu quả để bảo vệ lợi ích chính đáng của các công ty khởi nghiệp, quỹ ĐTMH và ngƣời tiêu dùng.

3.1.2.3 Xây dựng hệ thống đánh giá tiêu chuẩn hợp lý đối với các doanh nghiệp nhận vốn Đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam

Việc đánh giá điều kiện của DN thể hiện ngay trong khâu đầu tiên của quy trình ĐTMH là lựa chọn dự án. Trên thực tế, hiệu quả của hoạt động ĐTMH phụ thuộc nhiều vào sự thành công của các dự án đầu tƣ. Hay nói cách khác, những ngƣời đầu tƣ và nhà quản lý sẽ đƣợc hƣởng lợi nhuận nếu những dự án mà họ đầu tƣ hoạt động tốt và mang lại lợi nhuận tốt. Dự án tốt sẽ mang lại hiệu quả cho DN, các nhà ĐTMH và các nhà quản lý từ đó sẽ khuyến khích nhiều nhà đầu tƣ cung cấp vốn cho ĐTMH và nhiều nhà DN

muốn nhận đƣợc nguồn vốn mạo hiểm. Chính vì vậy, việc lựa chọn dự án ban đầu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ĐTMH. Các quỹ đầu tƣ căn cứ vào những tiêu chí nhất định để lựa chọn dự án nhƣ đã đƣợc đề cập chi tiết ở trên.

Tuy nhiên, những căn cứ trên chƣa thực sự cụ thể để các DN có thể tiếp cận và tìm biện pháp đáp ứng. Tác giả kiến nghị quỹ cần đƣa ra những tiêu chí cụ thể hơn nữa và công khai hóa các thông tin này trên những phƣơng tiện truyền thông. Một website cho hoạt động ĐTMH của IDGVV là cần thiết để các DN Việt Nam có thể tìm kiếm thông tin và cơ hội vốn cho mình tại quỹ này.

Mặt khác, quỹ cũng cần xem xét lại một số tiêu chí chƣa phù hợp với DN Việt Nam. Chính vì thế, các DN Việt Nam dù rất cần vốn nhƣng vẫn có tâm lý e ngại khi xin cấp vốn từ các quỹ ĐTMH. Việc khắc phục những hạn chế này trong việc mở rộng đối tƣợng đầu tƣ là mong muốn của DN Việt Nam để có cơ hội phát triển hơn nữa khi đƣợc nhận nguồn vốn tài trợ từ các quỹ ĐTMH.

3.1.2.4 Thực hiện đồng bộ các chính sách khác

- Nhà nƣớc nên bổ sung chức năng giám sát của Ngân hàng đối với

các quỹ ĐTMH: Đối với các quỹ hoạt động theo mô hình tín thác, quỹ ĐTMH cần có sự giám sát của ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng đã có chức năng giám sát đối với quỹ đầu tƣ chứng khoán và nên bổ sung chức năng giám sát đối với quỹ ĐTMH;

- Bãi bỏ quy định mức trần đóng bảo hiểm xã hội, sửa đổi các chính sách hƣu trí, cho phép ngƣời lao động chọn lựa giữa cơ chế hƣu trí của Nhà nƣớc với các chƣơng trình bảo hiểm hƣu trí của các công ty bảo hiểm, qua đó tạo thị trƣờng cho lĩnh vực bảo hiểm hƣu trí và tăng hiệu quả thu hút vốn của các quỹ hƣu trí doanh nghiệp;

- Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin nhƣ: phát triển cơ sở dữ liệu thông tin về khoa học công nghệ quốc gia, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao;

thành lập các trung tâm đánh giá công nghệ; nâng cao khả năng ứng dụng thƣơng mại điện tử; đẩy mạnh các trung tâm thông tin nhằm giảm chi phí xã hội và hạn chế phân tán thông tin;

- Nhà nƣớc cần xây dựng các chiến lƣợc cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Thực tế là hoạt động R&D ở nƣớc ta chƣa phát triển nhƣ một số nƣớc trong khu vực, tuy nhiên hoạt động này là một yếu tố không thể thiếu để hình thành nên hoạt động đầu tƣ vốn mạo hiểm, chính những ý tƣởng, sáng kiến, phát minh là cơ sở để các nhà đầu tƣ tìm thấy một cơ hội đầu tƣ với một hy vọng về sự thành công của chúng trong tƣơng lai. Do đó, chú trọng đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu phát triển cũng là tạo môi trƣờng hấp dẫn cho các nhà ĐTMH.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm thiên thần (Angel capital) cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo (start-up) tại Ngân hàng BIDV (Trang 75 - 80)