Cơ cấu và qui trình hình thành của tổ chức quỹ đầu tƣ mạo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm thiên thần (Angel capital) cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo (start-up) tại Ngân hàng BIDV (Trang 32)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH

1.4 Cơ cấu và qui trình hình thành của tổ chức quỹ đầu tƣ mạo hiểm

Sơ đồ 1: Sơ đồ hoạt động quỹ đầu tư mạo hiểm (Nguồn: tác giả tự xây dựng)

Đóng góp công sức và quản lý quỹ vốn Thành lập công ty quản trị TNHH Phí quản lý 2- 3% mỗi năm Chia 20-30% lợi nhuận (do

tăng vốn)

Quỹ vốn mạo hiểm

Đóng góp vào quỹ vốn

Chia 70%-80% lợi

nhuận (do tăng vốn) Cung cấp vốn công sức (quản trị)

Thu nhập tài chính Thành viên trách nhiệm hữu hạn

 Quỹ hƣu trí

 Công ty bảo hiểm nhân thọ

 Tài trợ của các tổ chức phi chính phủ

 Các doanh nghiệp  Các gia đình tỷ phú  Các công ty đầu tƣ  Các thiên thần đầu tƣ Các công ty quản trị danhmục đầu tƣ Thành viên tổng quát  Tổ chức nguồn vốn  Chọn lọc đầu tƣ  Đàm phán đầu tƣ  Giám sát tƣ vấn

(1) Quỹ vốn mạo hiểm: Quỹ hỗ trợ về tài chính cho ngƣời khởi nghiệp, Khởi nghiệp Sáng tạo.

(2) Thành viên tổng quát: Là đơn vị thành lập ra Quỹ có trách nhiệm quản

lý, giám sát, đa dạng hóa danh mục đầu tƣ, quản trị điều hành thông qua Công ty quản lý quỹ.

(3) Công ty quản trị TNHH: Tổ chức và thực hiện theo quy trình hoạt động

mà “Thành viên tổng quát” đã thống nhất . Đây có thể coi là Công ty quản lý quỹ, Cty đƣợc sử dụng công cụ phân tích cơ bản, nhằm tập trung giải quyết những vấn đề vĩ mô nhƣ: phân tích sự tác động của lãi suất, tỷ giá, chính sách kinh tế - xã hội, các quan hệ kinh tế quốc tế… tác động tới hoạt động đầu tƣ - kinh doanh thuộc các ngành nghề đã đƣợc lựa chọn đầu từ; phát hiện, dự đoán khuynh hƣớng phát triển và những biến động có thể sảy ra đối với toàn bộ nền kinh tế - đặc biệt là đối với thị trƣờng tài chính và triển vọng phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, để tính toán khả năng sinh lời, triển vọng tăng trƣởng, phân tích rủi ro đối với từng loại ngành nghề cụ thể;

(4) Thành viên trách nhiệm hữu hạn: đây chính là các đối tƣợng góp vốn

để hành thành lên Quỹ vốn mạo hiểm và là nhóm đối tƣợng đƣợc chia lợi nhuận sau khi nhƣng hạng mục đầu tƣ kết thúc thành công và có lợi nhuận.

(5) Ngoài ra Quỹ vốn mạo hiểm cũng có thể cung cấp vốn hoặc quản lý

điều hành cho công ty quản lý danh mục đầu tƣ khác.

Gần 50 năm nay các nhà đầu tƣ mạo hiểm đã góp phần vào sự phát triển của các ngành công nghiệp kỹ thuật cao của Mỹ. Rất nhiều công ty thành đạt nhất của Mỹ đã lớn mạnh bằng sự trợ giúp của các quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhƣ: Intel, Apple, Microsoft, Fedex, Sun Microsystem, Netscape... Vai trò của quỹ đầu tƣ mạo hiểm đƣợc thể hiện nhƣ thế nào.

Khác với ngân hàng đầu tƣ hoặc quỹ tƣơng hỗ chỉ giữ mối quan hệ giao dịch với doanh nghiệp nhận đầu tƣ, các công ty vốn mạo hiểm luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với doanh nghiệp nhận đầu tƣ, nếu không đồng vốn bỏ ra sẽ

khó mang lại hiệu quả mong đợi. Đó là vì cấp vốn cho doanh nghiệp với điều kiện thông thƣờng không yêu cầu hoàn vốn và trả lãi mà chỉ đòi hỏi nắm một số cổ phần, có khi còn yêu cầu nắm quyền quyết định tổ chức và chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Có công ty còn đòi kiểm soát tới 60% vốn cổ

phần (tất nhiên số cổ phần này chỉ có giá trị khi đầu tư thành công còn khi

thất bại thì họ chẳng còn gì). Mục đích và vai trò của quỹ đầu tƣ mạo hiểm là làm sao cho doanh nghiệp sớm đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán và khi doanh nghiệp đã có tên trên thị trƣờng chứng khoán rồi thì nhiệm vụ tiếp theo của quỹ là đẩy giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp lên tới mức cao nhất có thể. Chính vì vậy, các quỹ mạo hiểm thƣờng tham gia quản lý, điều hành các công ty thuộc danh mục đầu tƣ. Các quỹ còn có vai trò tƣ vấn cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để đạt khả năng sinh lời lớn nhất. Đây cũng chính là điểm khác biệt của quỹ đầu tƣ mạo hiểm so với các quỹ đầu tƣ khác nhƣ quỹ đầu tƣ chứng khoán. Quỹ đầu tƣ chứng khoán đƣợc tổ chức để thu hút sự tham gia rộng rãi của công chúng đầu tƣ trên thị trƣờng, các quỹ này thƣờng đầu tƣ vào tài sản có mức độ rủi ro vừa phải.

Song song với quá trình tài trợ vốn mạo hiểm, nhà đầu tƣ còn cung cấp các kỹ năng quản lý cho các doanh nghiệp trẻ. Phần lớn các doanh nghiệp thành công ở thung lũng Silicon không phải là doanh nghiệp do các thành viên sáng lập điều hành mà do các nhà quản lý xuất sắc có kinh nghiệm đƣợc các nhà đầu tƣ vốn mạo hiểm bổ nhiệm. Hơn nữa, các nhà đầu tƣ vốn mạo hiểm quản lý và hạn chế rủi ro của bạn bằng cách đa dạng hoá đầu tƣ vào nhiều doanh nghiệp có mức rủi ro khác nhau, do đó các nhà đầu tƣ vốn mạo hiểm bù các khoản lỗ đầu tƣ khi tài trợ cho một số doanh nghiệp bằng một vài dự án đầu tƣ có tỉ lệ hoàn vốn rất cao, lợi tức vốn lớn.[10]

Nếu đứng trên một khía cạnh khác thì quỹ đầu tƣ mạo hiểm còn là cơ hội để các tài năng phát huy tính sáng tạo vì cac quỹ này chủ yếu đầu tƣ vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Mục đích của

quỹ cũng là triển khai đầu tƣ nhằm tài trợ cho các nhà nghiên cứu, cá nhân, hoặc nhóm doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có ý tƣởng sáng tạo xuất sắc về các lĩnh vực công nghệ cao, có khả năng triển khai đƣợc các sản phẩm có tính độc đáo và hữu dụng. Đứng trên góc độ này thì quỹ đầu tƣ mạo hiểm vừa mang tính chất sản xuất kinh doanh vừa mang tính chất nghiên cứu do đó nó đánh giá cao các dự án có tính sáng tạo, có tính khả thi. Với vai trò này, quỹ đầu tƣ mạo hiểm không phải chỉ là quỹ đầu tƣ thông thƣờng đi tìm kiếm lợi nhuận mà nó còn là tổ chức đi tìm kiếm và phát huy tài năng, chất xám, nó là cơ hội cho những ai muốn thủ sức mình trên thƣơng trƣờng, nó góp phần nuôi dƣỡng và khuyến khích các tài năng trẻ phát huy tính sáng tạo, tận dụng nguồn tri thức vốn có để phục vụ cho công cuộc phát triển đất nƣớc cả về chất và lƣợng.

1.5 Vị trí của quỹ đầu tƣ mạo hiểm thiền thần trong hệ sinh thái khởi nghiệp.

Theo đề án 844 đặt mục tiêu đến năm 2020 có 500.000 doanh nghiệp (DN) hoạt động, chính quyền các tỉnh thành phố tập trung cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp (startup), hỗ trợ chuyển đổi hộ kinh doanh lên DN, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN) vào sản xuất… Chƣa bao giờ các nhà khởi nghiệp nhận đƣợc sự quan tâm hỗ trợ nhiều nhƣ hiện nay.

Tuy nhiên, hệ sinh thái khởi nghiệp của TP HCM vẫn đang ở giai đoạn phong trào, khuyến khích chứ chƣa thật sự đƣợc tổ chức bài bản và đi vào trọng tâm. Về vốn, TP HCM có chƣơng trình SpeedUp hỗ trợ các dự án startup đổi mới sáng tạo sử dụng ngân sách sự nghiệp KH-CN với mức tối đa 2 tỉ đồng/dự án (trƣờng hợp đặc biệt trên 2 tỉ đồng do UBND TP quyết định). Hội Doanh nhân trẻ TP (YBA) cũng tham gia một số chỉ tiêu trong chƣơng trình "sáng tạo khởi nghiệp" giai đoạn 2016-2020, gồm: hỗ trợ 1.000 dự án khởi nghiệp sáng tạo, phát triển đồng hành 300 DN khởi nghiệp và kêu gọi vốn đầu tƣ cho 100 startup với tổng mức đầu tƣ 500 tỉ đồng.

Tháng 5-2016, Chính phủ đã phê duyệt đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025". Sở KH-CN TP HCM đã xây dựng chƣơng trình hành động 5 năm về lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Chƣơng trình đã nhận đƣợc sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á.

Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ giữa khởi nghiệp sản xuất - kinh doanh chung với khởi nghiệp trong lĩnh vực KH-CN. Riêng về khởi nghiệp công nghệ, đổi mới sáng tạo cần đƣợc hỗ trợ đào tạo, tƣ vấn giúp nâng cao năng suất, chất lƣợng; thúc đẩy tƣ duy, kỹ năng thực hiện mô hình đổi mới sáng tạo trong DN hiện hữu và kết nối họ với các nguồn hỗ trợ tín dụng của chính phủ, các quỹ đầu tƣ mạo hiểm…Từ đó, cải tiến, đầu tƣ KH-CN để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm công nghệ cũ.

Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo liên kết các thành phần gồm DN, trƣờng/viện, cơ quan, tổ chức nghiên cứu, phòng thí nghiệm, vƣờn ƣơm, quỹ đầu tƣ mạo hiểm và những tổ chức hỗ trợ khác nhƣ các tổ chức tƣ vấn… Từ hệ sinh thái này, DN, cá nhân có thể mang ý tƣởng của mình đến cộng đồng khởi nghiệp để đƣợc kết nối, hỗ trợ.

Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam nói chung đƣợc đánh giá là còn ở mức sơ khai. Các tổ chức đầu tƣ mạo hiểm, các quỹ thƣờng tổ chức những cuộc thi để bỏ tiền vào các dự án khả thi, trong khi DN Việt Nam vẫn đang đứng ngoài cuộc.

Do đó có thể nói vị trí của quỹ đầu tƣ mạo hiểm thiên thần ở hệ sinh

thái khởi nghiệp là “tâm điểm” của công cuộc khởi nghiệp sáng tạo. Bên

cạnh đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 844) là hành lang pháp lý để các Các Bộ, ngành, địa phƣơng, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo có căn cứ để tạo một hệ sinh thái khởi nghiệp ổn định cho các khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Thì đang rất cần một Quỹ đầu tƣ mạo hiểm thiên thần đồng hành cùng doanh nghiệp và hiện thực hóa đề án 844 là rất quan trọng.

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng 1 đã trình bày các cơ sở lý luận của việc xây dựng mô hình quỹ đầu tƣ mạo hiểm “Thiên thần” cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Tác giả trình bày nhƣng khái niệm cơ bản về: Đầu tƣ mạo hiểm, Thiên thần (Angel Investor), thế nào là Quỹ đầu tƣ mạo hiểm Thiên thần, Khái niệm về hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, mô hình quỹ đầu tƣ “Thiên thần” đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

Từ nhƣng khái niệm trên, tác giả đã nêu tính cần thiết của việc thành lập mô hình quỹ đầu tƣ mạo hiểm “Thiên thần” để hỗ trợ các doanh nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp, các cá nhân, tổ chức nhỏ có những ý tƣởng sáng tạo táo bạo nhƣng khó khăn về vốn đầu tƣ, khả năng quản lý và các thủ tục pháp lý.

Ngoài mục đích đầu tƣ, quỹ đầu tƣ ra đời còn hƣớng đến việc tìm kiếm các ý tƣởng sáng tạo mới phục vụ cho công việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng nhƣ nâng cao hiệu quả kinh tế cho toàn xã hội.

CHƢƠNG 2

HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ MẠO HIỂM “THIÊN THẦN” CHO KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI

NGÂN HÀNG BIDV

2.1 Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tƣ tại Việt Nam cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

2.1.1 Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam:

Theo thống kê số quỹ đầu tƣ đang hoạt động tại Việt Nam là khoảng 573, với

phân loại theo hình thức đầu tƣ nhƣ sau: đầu tƣ chủ yếu vào cổ phần tƣ nhân: 3 quỹ; đầu tƣ công nghệ cao và đầu tƣ mạo hiểm: 4 quỹ (Capital, IDGVV- IDG Venture VietNam, VinaCapital, FPT Venture); đầu tƣ vào bất động sản: 7 quỹ; đầu tƣ vào cổ phiếu niêm yết, các công ty cổ phần và các khoản đầu tƣ cơ hội: 43 quỹ. Nhƣ vậy, mặc dù khá nhiều quỹ đầu tƣ đang hoạt động tại Việt Nam nhƣng các quỹ mang tính chất đầu tƣ vốn mạo hiểm thì chiếm tỷ trọng rất thấp (4/57 quỹ). Cụ thể nhƣ biểu đồ dƣới đây: [15]

Biểu đồ: Quỹ đầu tƣ mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam tính đến thời điểm 12/2016

Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam số 12/2016

3http://khoahocvacongnghevietnam.com.vn/khcn-trung-uong/14158-quy-dau-tu-mao-hiem-giai-phap-von- cho-doanh-nghiep-khoi-nghiep-sang-tao.html ,ThS Thạch Lê Anh, 07/12/2016

Những năm gần đây, thị phần về đầu tƣ mạo hiểm của Việt Nam giảm rất đáng kể, thay thế vào đó là sự trỗi dậy của Singapo, Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đã đi sang những đất nƣớc này bởi cơ chế thuận lợi hơn về gọi vốn, thoái vốn, về phát triển mở rộng thị trƣờng của mình. Trƣớc thực trạng này, Nguyên Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì và phối hợp với các Bộ/ngành đề xuất xây dựng chính sách khuyến khích thành lập quỹ đầu tƣ phát triển công nghệ mới, công nghệ cao, trình Thủ tƣớng Chính phủ trong tháng 3/2016. Đúng với kế hoạch, mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã công bố “Dự thảo Thông tƣ hƣớng dẫn về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của Quỹ Đầu tƣ mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam (start-up)” hợp thức hóa khung pháp lý để đón đầu làn sóng đầu tƣ mạo hiểm

vào Việt Nam. Dự thảo nêu rõ:4Quỹ đầu tư mạo hiểm là quỹ hình thành từ

vốn góp của các thành viên nhằm thực hiện đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo. Quỹ này không phải tuân thủ các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tƣ của quỹ đầu tƣ chứng khoán. Việc đầu tƣ vào quỹ này chỉ phù hợp đối với cá nhân, tổ chức sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao từ việc đầu tƣ của quỹ. Cá nhân, tổ chức đầu tƣ vào quỹ này cần cân nhắc kỹ trƣớc khi tham gia góp vốn, quyết định đầu tƣ. Sau khi thành lập Quỹ đầu tƣ mạo hiểm, các thành viên sẽ bầu ra một vị đại diện gọi là Giám đốc Quỹ. Các thành viên ủy quyền cho Giám đốc quỹ mở tài khoản tại ngân hàng thƣơng mại để quản lý nguồn vốn đầu tƣ, các thành viên phải góp đủ và đúng số tền đã cam kết đăng ký thành lập Quỹ. Tuy nhiên, các thành viên không đƣợc dùng vốn ủy thác, vốn vay dƣới bất kỳ hình thức nào để góp vốn vào Quỹ và phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp. Quỹ có thể tăng vốn thông qua việc huy động thêm từ thành viên hiện hữu hoặc từ thành viên mới, tuy nhiên

4 http://business.gov.vn/tabid/60/catid/10/item/14365/d%E1%BB%B1-th%E1%BA%A3o-th%C3%B4ng- t%C6%B0-v%E1%BB%81-qu%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BA%A7u-t%C6%B0-m%E1%BA%A1o- hi%E1%BB%83m-cho-kh%E1%BB%9Fi-nghi%E1%BB%87p-s%C3%A1ng-t%E1%BA%A1o.aspx

không đƣợc phép đi vay để thực hiện hoạt động đầu tƣ. Và việc phân chia lợi nhuận sẽ đƣợc tính trên lƣợng vốn góp của từng thành viên. Các thủ tục thành lập Quỹ đƣợc tối thiểu hóa chỉ mất 3 ngày để thành lập một quỹ đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam. Có thể nói, dự thảo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đƣợc đƣa ra trong bối cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang bùng nổ về cả chất và lƣợng. Tuy nhiên, đối với các Start-up, khó khăn về vốn là một bài toán nan giải nhất. Thực tế cho thấy, hiện nay hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam

chủ yếu huy động vốn từ các "Nhà đầu tư Thiên thần". Hầu hết là các cá

nhân, tổ chức chuyên đi đầu tƣ vào doanh nghiệp khởi nghiệp sớm, khi chƣa có lợi nhuận, thậm chí mới chỉ là ý tƣởng và chƣa có sản phẩm.

ĐTMH là một khái niệm quen thuộc với các nhà ĐTMH trên thế giới. Theo hình thức này, các nhà đầu tƣ hay những tổ chức chuyên môn hóa rót vốn vào những DN mới thành lập, chƣa niêm yết trên TTCK, có tốc độ tăng trƣởng cao và thƣờng sử dụng các công nghệ mới, hiện đại…đang cần tài trợ để phát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm thiên thần (Angel capital) cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo (start-up) tại Ngân hàng BIDV (Trang 32)