Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm thiên thần (Angel capital) cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo (start-up) tại Ngân hàng BIDV (Trang 51)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH

2.1 Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tƣ tại Việt Nam cho các hoạt động khở

2.1.3 Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam:

Danh mục đầu tư

 Đầu tƣ chủ yếu vào các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Chỉ có 2

Ventures) có công ty tƣ nhân và công ty cổ phần Việt Nam trong danh mục đầu tƣ của mình. Điều đó chứng tỏ đầu tƣ vào các doanh nghiệp Việt Nam chƣa phải là hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ.

Quy mô của danh mục đầu tƣ không tăng lên mà ngƣợc lại có xu hƣớng giảm đi.

 Mặc dù các khoản đầu tƣ đƣợc thực hiện khi thị trƣờng chứng khoán

Việt Nam chƣa chính thức hoạt động, một số đầu tƣ trong danh mục đã đƣợc niêm yết trên các thị trƣờng chứng khoán nƣớc ngoài. Đó là trƣờng hợp niêm yết của các công ty nƣớc ngoài. điều này cũng cho thấy một thực tế là một tỷ lệ đáng kể của vốn đầu tƣ của các dự án của vốn nƣớc ngoài là vốn huy động từ các loại quỹ đầu tƣ trên thị trƣờng nƣớc ngoài.

 Với các khoản đầu tƣ vào công ty Việt Nam, có hai hình thức phổ biến

là mua cổ phần (đối với các công ty cổ phần hoá hoặc cổ phần thành lâp từ

đầu) và nợ có khả năng chuyển đổi (đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn

và công ty tư nhân). Khi thị trƣờng chứng khoán chƣa hoạt động, rất khó cho quỹ tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ.

“Hiện nay hệ thống chính sách hiện hành về các quỹ đầu tƣ, thị trƣờng chứng khoán, ngân hàng tín dụng về doanh nghiệp, các loại quỹ khoa học công nghệ tƣơng đối nhiều những vẫn còn thiếu cơ chế để khuyến khích các nhà đầu tƣ tƣ nhân không đủ điều kiện về vốn, về quản trị…theo Luật Chứng khoán, Luật Ngân hàng, Luật Khoa học công nghệ, Luật Đầu tƣ có thể tham gia đầu tƣ trực tiếp vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Vì thế có thể nói rằng, những chính sách hiện nay giúp cho nhà đầu tƣ cá nhân, các công ty, các quỹ đầu tƣ mạo hiểm đang còn có những khó khăn so với những nƣớc ở trong khu vực nhƣ Malaysia, Singapore hay Thái Lan”

 Các khoản đầu tƣ trong danh mục kể cả vào chứng khoán niêm yết hay chƣa niêm yết đều đƣợc coi là rủi ro cao do đặc điểm của thị trƣờng đầu tƣ và môi trƣờng hoạt động.

Tham gia quản lý công ty thuộc danh mục

Việc lựa chọn các công ty thuộc danh mục đầu tƣ và thực hiện đầu tƣ công ty đầu tiên là bƣớc đầu tiên quan trọng nhƣng không phải là bƣớc quan trọng duy nhất của nghiệp vụ đầu tƣ của quỹ. Sau khi thực hiện đầu tƣ, công ty quản lý quỹ còn phải trực tiếp tham gia các hoạt động quản lý công ty thuộc danh mục thông qua tƣ cách thành viên của hội đồng quản trị hay ban giám đốc.

Tham gia quản lý công ty là một đặc trƣng quan trọng của quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Hành vi này nhằm làm giảm rủi ro của khoản đầu tƣ, và cải thiện cơ hội thành công. Đồng thời nó góp phần cải thiện luồng thông tin cho các quyết định của công ty quản lý quỹ trong việc thay đổi danh mục đầu tƣ, bảo vệ quyền lợi của cổ đông. Vì lý do đó, các quỹ đầu tƣ mạo hiểm quan tâm đến việc đầu tƣ vào vốn chủ sở hữu, nắm giữ một phần quyền sở hữu đối với công ty. Tuy nhiên, trong những năm đầu 1990, luật còn hạn chế sự tham gia của bên nƣớc ngoài vào vốn cổ phần của các công ty cổ phần hoá và công ty tƣ nhân trong nƣớc, nên các danh mục đầu tƣ chủ yếu của các quỹ là vào các công ty có vốn nƣớc ngoài. Hoạt động đầu tƣ vào các công ty tƣ nhân đƣợc biến tƣớng dƣới dạng nợ có khả năng chuyển đổi, để chờ khi công ty đƣợc cổ phần hoá hoặc đƣợc phép theo luật thì thực hiện chuyển đổi thành vốn cổ phần.

Ở Việt Nam, các hoạt động làm tăng giá trị mà các công ty tham gia quản lý quỹ cung cấp cho công ty thuộc danh mục đầu tƣ bao gồm :

 Quản lý tài chính

 Quan hệ với chính phủ

 Chiến lƣợc kinh doanh

 Hỗ trợ niêm yết lần đầu

Chiến lược rút vốn

Mục tiêu nổi bật nhất của quỹ đầu tƣ mạo hiểm là đầu tƣ vào các công ty trong giai đoạn có khả năng tăng trƣởng cao, chấp nhận rủi ro để đổi lấy khả năng tăng cao giá trị của khoản đầu tƣ. Do vậy, lựa chọn danh mục đầu tƣ là quan trọng nhƣng chƣa đủ, các quỹ còn phải tính tới chiến lƣợc rút vốn khỏi các khoản đầu tƣ. Khi doanh nghiệp đã qua giai đoạn khởi đầu, hoạt động của doanh nghiệp đã đi vào ổn định, giá trị của doanh nghiệp đã đƣợc tăng lên nhiều, doanh nghiệp đã đủ khả năng đứng vững trên thị trƣờng thì cũng là lúc các nhà đầu tƣ mạo hiểm rút vốn ra khỏi doanh nghiệp để quay vòng vốn đầu tƣ sang các danh mục khác có triển vọng hơn, nhiều khi doanh nghiệp đƣợc tài trợ vốn có tƣơng lai không sáng sủa thì nhà đầu tƣ cũng phải kịp thời rút vốn ra khỏi doanh nghiệp đê tránh tình trạng thiệt hại nặng nề hơn nếu vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lƣợc rút vốn đƣợc hoạch định từ trƣớc khi đầu tƣ và là yếu tố quan trọng và là yếu tố để lựa chọn danh mục. Nói chung, cách rút vốn chính và tích cực đối với các khoản đầu tƣ là qua niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Tuy nhiên, các nhà quản lý quỹ chỉ ra rằng trong điều kiện Việt Nam, một số khoản đầu tƣ có thể dƣợc bán trực tiếp mà không cần đợi đến lúc công ty thuộc danh mục đƣợc niêm yết.

Nhận xét về chiến lược thu hồi vốn

Các quỹ đều chờ đợi sự ra đời của thị trƣờng chứng khoán và tình trạng niêm yết của các công ty thuộc danh mục. Sự chậm ra đời của thị trƣờng chứng khoán cùng với sự hoạt động kém hiệu quả của một số công ty thuộc danh mục đã gây khó khăn cho chiến lƣợc rút vốn của các nhà đầu tƣ.

Trong chiến lƣợc đầu tƣ, các quỹ mạo hiểm hoạt động ở thị trƣờng Việt Nam đều kỳ vọng rất nhiều vào sự ra đời và phát triẻn của thị trƣờng chứng khoán. Việc các công ty phát hành chứng khoán ra công chúng lần đầu qua thị trƣờng chứng khoán (gọi tắt là IPO) là cách thức tốt nhất và phổ biến nhất để quỹ đầu

tƣ thực hiện thu hồi vốn và lãi đầu tƣ. Bởi lẽ, thực hiện IPO là bằng chứng về sự lớn mạnh của công ty. Thông thƣờng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng mạnh sau IPO. Thực tế Việt Nam cũng đã chứng minh điều đó. Giá cổ phiếu của 5 công ty đầu tiên đƣa ra niêm yết giao dịch trong phiên đầu tiên đều đạt 160% hoặc 170% mệnh giá, mặc dù đây vẫn chƣa phải là IPO thực sự và còn nhiều hạn chế kỹ thuật. tình trạng còn thái quá hơn ở trong các phiên giao dịch tiếp theo. Sau gần 10 năm tính từ tháng 2/2008, chỉ số giá thị trƣờng Việt Nam

Index đã tăng trên 800 điểm6, bất kể đã trồi sụt nhiều lần.

Tuy nhiên, đối với các quỹ đầu tƣ thì việc phát triển thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam không nhƣ mong đợi vì đến tận tháng 7 - 2000 trung tâm mới đi vào hoạt động. Thời gian này quỹ hoạt động lâu nhất cũng đã đƣợc 9 năm, còn quỹ mới hoạt động thì cũng đã đƣợc 5 năm. Hơn nữa, dù có thị trƣờng thì tiến trình đƣa các công ty vào niêm yết lại rất chậm. Sau một năm tồn tại mới có 6 công ty niêm yết và cho đến thời điểm hiện nay cũng chỉ mới có 12 công ty mới đƣợc chính thức niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán ở trung tâm giao dịch. Về điểm này, có thể nhìn nhận là sự mong muốn của các quỹ là nhanh chóng có thị trƣờng chứng khoán phát triển, hoạt động có hiệu quả để chuyển hoá đầu tƣ thu hồi vốn.

Nhận xét chung về hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm

Tất cả các quỹ đều mong muốn sự phát triển thực sự và bền vững của các công ty thuộc danh mục để cải thiện chất lƣợng danh mục. Tuy nhiên, sự phát triển của các công ty này lại phụ thuộc rất nhiều yếu tố từ môi trƣờng kinh tế trong nƣớc, khu vực và toàn cầu đến trình độ quản lý của bản thân công ty. Hầu hết các khoản đầu tƣ đều đƣợc thực hiện vào những năm đầu khi các quỹ mới vào hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 1991 - 1996. Đây là giai đoạn mà hệ thống các quy định về sự tham gia của các bên nƣớc ngoài vào vốn công ty

6 http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/chung-khoan/2017-09-08/vn-index-vuot-800-diem-sau-gan-10-nam- 47562.aspx

trong nƣớc chƣa đƣợc hoàn thiện. Một quỹ có thể đầu tƣ vào vốn cổ phần một số công ty trong khi đối với một số công ty khác thì các quỹ chỉ có thể đầu tƣ

dƣới hình thức nợ (có chuyển đổi). Do qui định về quản lý nợ nƣớc ngoài, nên

cả đối với hình thức này các quỹ cũng phải thực hiện thông qua ngân hàng Việt Nam. Thực trạng này cộng thêm với hệ thống các qui định bảo vệ nhà đầu tƣ ở Việt nam chƣa hoàn chỉnh, kinh nghiệm quản lý của các công ty hoạt động tại Việt Nam còn non kém làm cho các khoản đầu tƣ có chất lƣợng thấp, khả năng thu hồi vốn nói chung là không khả quan.

Mô hình quản lý

Các quỹ đầu tƣ mạo hiểm ở Việt Nam đều đƣợc tổ chức dƣới dạng quỹ đóng và đƣợc quản lý bởi công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp. Đối với loại quỹ đóng, vốn đƣợc huy động một lần ngay từ đầu. Một khi các nhà đầu tƣ mua các chứng chỉ đầu tƣ do quỹ phát hành, các quỹ không có trách nhiệm tri trả cho các nhà đầu tƣ trong thời hạn hoạt động của quỹ. Tuy nhiên, các nhà đầu tƣ có thể bán các chứng chỉ đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán mà quỹ niêm yết để thực hiện thu hồi tiền từ đầu tƣ.

Mỗi một quỹ đều có một công ty quản lý quỹ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ đầu tƣ và quản lý đầu tƣ. Đối với các quỹ đầu tƣ mạo hiểm, quyết định đầu tƣ và quản lý đầu tƣ là cực kỳ quan trọng đối với khả năng sự sống còn và khả năng sinh lợi của các khoản đầu tƣ. Chính vì vậy, đòi hỏi về chuyên môn đối với nhà quản lý quỹ rất cao, những nhà quản lý không chỉ là nhà quản lý chuyên nghiệp về tiền tệ mà còn phải là một nhà quản lý kinh doanh các lĩnh vực mà quỹ tham gia đầu tƣ. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về văn hoá nƣớc sở tại cũng nhƣ khả năng quan hệ với các đối tác là yêu cầu quan trọng đặt ra đối với các nhà quản lý quỹ này. Việc các nhà quản lý quỹ tham gia vào quản lý các công ty trong danh mục đƣợc gọi là các hoạt động làm tăng giá trị ngoài khoản đầu tƣ.

Dễ dàng nhận thấy tình trạng hoạt động của các quỹ không mấy khả quan. Trừ Vietnam Enterprise Fund tƣơng đối hiệu quả với mức giảm giá 13%, các quỹ còn lại giá trị đầu tƣ đều giảm trên 50%. Với việc giảm cả về số lƣợng và chất lƣợng đầu tƣ ở Việt Nam đã cho chúng ta thấy thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tƣ không đạt hiệu quả nhƣ mong đợi trong suốt trời gian qua, và cũng có thể do môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam còn khó khăn và cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhƣng đều thể hiện một thực tế là môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam không hấp dẫn các nhà đầu tƣ nữa.

Một dấu hiệu tích cực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo khi sáng 12/6/2017 với 83,50% (410/442) số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2018.

Luật đƣợc thiết kế theo hƣớng các hỗ trợ trọng tâm chỉ tập trung cho 3 đối tƣợng doanh nghiệp, gồm DNNVV đƣợc thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

ĐTMH là hoạt động đầu tƣ chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ cao, vì vậy một khung pháp lý hoàn chỉnh, toàn diện điều chỉnh hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng. Quy định của pháp luật về hoạt động ĐTMH không rõ ràng thì rất dễ nảy sinh tranh chấp, ảnh hƣởng đến quyền lợi của các bên, tác động trực tiếp đến tâm lý của nhà đầu tƣ khi không có đƣợc sự bảo vệ đầy đủ từ phía pháp luật, và sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động ĐTMH của các nhà đầu tƣ sau này. Ở Việt Nam hiện nay ĐTMH là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, nên hiện tại chƣa có một bộ luật cụ thể điều chỉnh cho hoạt động đầu tƣ này. Luật đầu tƣ 2014 và Luật doanh nghiệp 2014 là những luật có thể áp dụng để điều chỉnh hoạt động này xét với tƣ cách là một trong những hình thức đầu tƣ nói chung. Ngoài hai nguồn luật nói trên, hoạt động ĐTMH còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động đầu tƣ chứng

khoán và công ty quản lý quỹ đầu tƣ. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động đầu tƣ cụ thể mà hoạt động ĐTMH đó sẽ chịu sự điều chỉnh của những nguồn luật riêng.

Bảng 2.2 Tổng hợp các cơ sở pháp lý hoạt động quỹ Đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam

TT Số hiệu, tên văn bản Ngày và CQ ban

hành Nội dung cơ bản

1 Luật đầu tƣ số 67/2014/QH13

Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/7/2015

LUẬT

Điều chỉnh hoạt động đầu tƣ và quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ tại Việt Nam và đầu tƣ từ Việt Nam ra nƣớc ngoài, trong đó hoạt động ĐTMH tại Việt Nam cũng nằm trong sự điều chỉnh của luật này tƣơng tự các hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài khác

2 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13

Quốc hội ban hành vào ngày 26/11/2014 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/7/2015 LUẬT Quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh

nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tƣ nhân; quy định về nhóm công ty

3 Luật chứng khoán số 70/2006/QH11

Quốc hội ban hành vào ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2007

LUẬT

Quy định về đầu tƣ chứng khoán và các công ty quản lý quỹ

4 Thông tƣ 123/2015/TT-BTC Bộ tài chính ban hành ngày 18/08/2015 và có hiệu lực thi hành THÔNG TƢ Hƣớng dẫn hoạt động giao dịch, đầu tƣ chứng khoán và tỷ lệ sở hữu

vào 01/10/2015 của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên TTCK Việt Nam

5 Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12

Quốc hội ban hành vào ngày 13/11/2008 và có hiệu lực thi hành vào 01/7/2009

LUẬT

Quy định về hoạt động công nghệ cao, chính sách, biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động công nghệ cao

6

Quyết định số 844/QĐ-TTg

Thủ tƣớng Chính phủ ban hành vào ngày 18/05/2016 và có hiệu lực thi hành vào 18/05/2016

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2015”

7 Luật số: 04/2017/QH14

Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2017. có hiệu lực thi hành từ ngày 01

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm thiên thần (Angel capital) cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo (start-up) tại Ngân hàng BIDV (Trang 51)