Bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng marketing tại thư viện quốc gia việt nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển (Trang 51 - 78)

(tính đến tháng 12/2013)

Vốn tài liệu thư viện hiện có hơn 2,5 triệu đơn vị tư liệu và bộ sưu tập số gần 5 triệu trang tài liệu do TVQG tạo lập. Trong vốn di sản văn hiến to lớn đó, có sự góp mặt của các bộ sưu tập tư liệu quý giá từ thế kỷ 17 đến nay, như:

5.280 bản Hán Nôm viết tay;

68.500 đơn vị tư liệu Đông Dương, trong đó có 1.700 tên báo-tạp chí;

21.300 luận án tiến sĩ của người Việt Nam bảo vệ trong nước và nước ngoài, của người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam;

3.996 tư liệu thời kỳ kháng chiến từ 1946-1954;

680.000 đơn vị tư liệu tương đương gần 1.580.000 bản đây là bộ sưu tập các xuất bản phẩm Việt Nam, về Việt Nam được nộp lưu chiểu từ 1922 đến nay;

500.000 đơn vị tư liệu nước ngoài thông qua trao đổi, nhận biếu tặng từ các thư viện, các cơ quan thông tin, các tổ chức, cá nhân nước ngoài và ở Việt Nam;

10.000 tên báo, tạp chí trong nước và nước ngoài;

10.000 tên sách xuất bản ở Việt Nam trước năm 1954 do Chính phủ, Thư viện Quốc gia Pháp trao tặng dưới dạng microfilm, microfiche;

Hệ thống CSDL của TVQGVN:

Các nguồn số hóa của TVQGVN: tự phát triển ; thu thập lưu chiểu ; mua bản điện tử từ các nhà xuất bản, nhà cung cấp dịch vụ ; mua quyền khai ; nhận tài trợ, đóng góp từ các tổ chức, các cá nhân ; trao đổi ; liên kết với các NXB, cơ quan báo chí...

Các loại tài liệu được sử dụng Nguồn TL quý hiếm:

Kho Đông Dương: Sách, Báo, Tạp chí..(TL trước năm 1954);Kho Hán Nôm ;Luận án Tiến sĩ...

Nguồn TL được nhiều bạn đọc quan tâm, yêu cầu

Các Văn bản pháp quy, tài liệu chỉ đạo và mang tính phổ cập rộng rãi

Các chương trình hợp tác phát triển nguồn dữ liệu số phục vụ các mục đích ngắn hạn và trung hạn: WDL, Asean+Pacific...

Các nguồn số hóa tại thư viện: CSDL tự phát triển và mua quyền sử dụng CSDL. Với CSDL tự phát triển bao gồm các Bộ sưu tập do TVQGVN tự phát triển hoặc phối hợp phát triển dựa trên tài liệu gốc sẵn có tại thư viện.

Các CSDL số toàn văn do TVQGVN tạo lập có 4.995.000 trang tài liệu số, đó là CSDL: Luận án Tiến sĩ, Hán Nôm, Đông Dương, sách, báo, tạp chí xuất bản tại Việt Nam và bản đồ cổ về Hà Nội, Tủ sách Thăng Long Hà Nội;

Các CSDL số toàn văn gồm có nguồn mua và tài trợ: Pháp luật Việt Nam, ProQuest, Keesings, Wilson, thương mại Châu Âu (EBM), Springer Images, Luận án tiến sĩ, Sách điện tử IG Publishing, Nhà pháp luật Pháp, Sách tiếng Anh viết về Việt Nam, Tuồng cổ Việt Nam, CD, DVD....;

Ngoài ra còn nhiều ấn phẩm đặc biệt và vật mang tin khác như: tranh, ảnh , bản đồ, hàng ngàn tên sách của nước ngoài viết về Việt Nam, của người Việt Nam viết và xuất bản ở nước ngoài... Các tư liêụ này đã - đang được lưu giữ và phổ biến rộng rãi tới công đồng bạn đọc trong nước và nước ngoài.

Để truy cập vào các bộ sưu tập số Gõ: http//www.nlv.gov.vn

Thống kê:

20.432 Tên (4.500.000 trang) Truy cập:

Bản tóm tắt: truy cập trực tuyến miễn phí

Bản toàn văn: truy cập tại phòng Đọc theo yêu cầu và Tài liệu số (P.201 cũ)

Số lƣợng: 7631 Tên (248.238 trang)

Hình thức truy cập:

Và một số bộ sưu tập khác:

Bộ sưu tập sách Tiếng Anh viết về Việt Nam: 338 Tên (92.520 trang) Bộ sưu tập Tuồng, Cải lương: 90 Tên (4.818 trang)

Bộ sưu tập Đĩa CD/VCD/DVD: 3000 Tên

Bộ sưu tập Vi phim, Vi phích: 126 Tên (8.596 trang)

Tất cả các bộ sư tập được truy cập trực tuyến tại: http://www.dlib.nlv.gov.vn.

Sản phẩm TT-TV của TVQGVN bao gồm: hệ thống mục lục, mục lục trực tuyến OPAC, Thư mục chuyên đề, Thư mục quốc gia, Tạp chí Thư viện Quốc gia Việt Nam, CSDL thư mục, CSDL số, Website của thư viện.

* Hệ thống mục lục: Mục lục là bảng liệt kê các thông tin về tài liệu gốc có trong Thư viện. Nó được thư viện tổ chức theo nguyên tắc nhất định nhằm giới thiệu với bạn đọc về tài liệu (sách, báo, tạp chí) có trong thư viện thông qua các dấu hiệu nhận biết: Tác giả, tên sách, ngành khoa học,…

* Tổ chức: Mục lục tra cứu truyền thống của TVQGVN tổ chức theo ngôn ngữ (Tiếng Việt; Tiếng Anh; Tiếng Pháp, Tiếng Nga ; Tiếng Trung Quốc, Tiếng Triều Tiên, Tiếng Nhật…) và được thiết lập thành hệ thống mục lục tra cứu.

Từ năm 2006, hệ thống mục lục phiếu của TVQGVN không bổ sung sách mới. Hiện tại, hệ thống mục lục tra cứu truyền thống rất ít NDT sử dụng và chỉ mang tính chất trưng bày.

BST HÁN NÔM

Thống kê:1.965 Tên 147.955 trang

* Mục lục trực tuyến OPAC:

Mục lục trực tuyến OPAC cho phép NDT tìm kiếm CSDL sách, CSDL toàn văn, open resources, nguồn lực số hóa, các Website hữu ích.

Sau khi NDT nhấp chuột vào phần tra cứu sách, một bảng hiện ra để lựa chọn cách thức tra cứu: tra cứu, tra cứu biểu thức, tra cứu nâng cao, tra cứu Z3950, người dùng. Bên tay phải NDT có mục lục sách mới cập nhật những tên sách mới nhất đã qua xử lý nghiệp vụ.

Với cách tìm kiếm đơn giản, NDT có thể tìm kiếm theo nhan đề tài liệu, tác giả, đề mục, thông tin xuất bản.

Với cách tìm kiếm nâng cao cho phép NDT tìm kiếm tài liệu theo nhan đề tài liệu, tác giả, đề mục, thông tin xuất bản thông qua việc kết hợp toán tử AND OR NOT.

Đối tượng sử dụng là tất cả NDT của TVQGVN.

* CSDL thư mục:

TVQGVN thường xuyên biên soạn các sản phẩm thông tin thư mục như: thư mục quốc gia tháng, thư mục quốc gia năm, thư mục giới thiệu sách mới, các thư mục chuyên đề, các thư mục được đặt hàng từ trước (theo từng chủ đề, chủ điểm, nhân vật, sự kiện hay khu vực địa lý…) để đáp ứng nhu cầu thông tin của NDT và nhu cầu xã hội.

Mục lục trực tuyến OPAC

* Tạp chí Thư viện:

Sau khi nhấp chuột, NDT sẽ được hướng dẫn cách mua tạp chí thư viện - một sản phẩm đặc trưng và chất lượng của TVQGVN.

Người dùng có thể mua bằng cách gửi bưu điện, qua thư hoặc điện thoại tới những địa chỉ đã ghi sãn. Điều này không chỉ thể hiện được cách giao dịch nhanh chóng, thuận tiện, có hướng dẫn rõ ràng giữa thư viện và người mua mà còn thể hiện sự tiếp cận nhanh chóng của TVQGVN với công nghệ thông tin ngày nay.

* Cơ sở dữ liệu:

Hướng dẫn cách tìm trực tuyến qua các CSDL: các CSDL được trình bày và hướng dẫn tra cứu cụ thể trên Website của thư viện. NDT truy cập chọn mục TRA CỨU hoặc trực tiếp từ các CSDL của các bộ sưu tập số bên tay phải màn hình.

Với các CSDL bằng tiếng Việt tất cả NDT của thư viện đều có thể sử dụng và khai thác tốt, tuy nhiên, với các CSDL bằng tiếng Anh nên trên thực tế đối tượng sử dụng nhiều nhất là các cán bộ nghiên cứu, các giảng viên, nghiên cứu sinh và học viên cao học.

CSDL thư mục

CSDL thư mục, CSDL toàn văn tự xây dựng hay CSDL toàn văn mua kể cả mua bản quyền truy cập đều được TVQGVN đưa lên trang Website với đường link duy nhất tại: http://www.dl.nlv.gov.vn từ ngày 29/11/2013.

NDT được phép sử dụng tất cả các bộ sưu tập Số hóa tự phát triển, tất cả các CSDL mà TVQGVN mua quyền sử dụng, bộ sưu tập đĩa CD/VCD/DVD. Các CSDL toàn văn mua kể cả mua bản quyền nơi truy cập: Phòng Đọc Yêu cầu và Tài liệu số, Phòng Đa phương tiện và Phòng đọc cho Doanh nhân và các nhà nghiên cứu. Website TVQGVN: NDT có thể truy cập vào địa chủ:

http://www.nlv.gov.vn , http://www.thuvienquocgia.vn

Để xây dựng lên trang này, các cán bộ Phòng Tin học và Phòng Thông tin - Tư liệu của thư viện đã kết hợp xây dựng và triển khai công việc. Phòng Tin học chịu trách nhiệm chính khâu thiết kế, lập trình và duy trì hoạt động Website. Phòng Thông tin - Tư liệu chịu trách nhiệm chính trong việc thu thập, xử lý thông tin để đăng tải lên website.

Trang chủ trên Website của thư viện đưa các thông tin mới nhất, các sự kiện tin tức nổi bật, các SP & DV tiêu biểu của thư viện, các thông tin hoạt động nghiệp vụ thư viện trên cả nước. Các thông tin được phân thành mục nhỏ để người xem dễ tìm kiếm và nắm bắt. Đặc biệt khi người dùng truy cập vào các mục CSDL, Bộ sưu tập số, CSDL Hán Nôm toàn văn, NDT sẽ được đưa tới giao diện truy cập OPAC của phần mềm Ilib mà thư viện đang sử dụng, Bộ sưu tập số Thăng Long - Hà Nội, kho tàng thư tịch cổ văn hiến Bộ sưu tập số, CSDL Hán Nôm ở dạng số hóa, trong đó có các liên kết với các Website của các tổ chức liên

Truy cập trang Website :

quan tới Hội Bảo tồn di sản Hán Nôm, Yale University, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học...

Theo số liệu thống kê, các SP TT-TV truyền thống có tỷ lệ người sử dụng cao nhất là các bản thư mục bằng giấy 46,5%, Tạp chí Thư viện Việt Nam có tỷ lệ 34%, Bản tin phục vụ các đối tượng đặc biệt có tỷ lệ 24%. Nhưng hệ thống tra cứu thủ công là hệ thống mục lục phiếu, NDT tại nhóm 1 và nhóm 3 hoàn toàn không sử dụng. Với nhóm 2, chỉ có 5 NDT thỉnh thoảng sử dụng chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,5% trên tổng số NDT được điều tra.

Với các SP TT-TV hiện đại, sản phẩm là trang Web của TVQGVN có tỷ lệ NDT sử dụng nhiều nhất chiếm 97,5% (trong đó 144 NDT thường xuyên sử dụng, 52 người dùng thỉnh thoảng sử dụng). Tiếp theo là sản phẩm hệ thống tra cứu OPAC có tỷ lệ NDT cao thứ 2 chiếm 94,5% (trong đó 168 người dùng tin thường xuyên sử dụng, 30 người dùng thỉnh thoảng sử dụng). Sản phẩm có tỷ lệ NDT sử dụng cao thứ 3 là các thư mục điện tử chiếm tỷ lệ 65% (trong đó 86 NDT thường xuyên sử dụng, 35 ngườidùng thỉnh thoảng sử dụng). Sản phẩm có tỷ lệ NDT sử dụng thấp nhất là bộ sưu tập số CSDL toàn văn chiếm tỷ lệ 9% (trong đó 3 NDT thường xuyên sử dụng, 9 người thỉnh thoảng sử dụng). Như vậy, sản phẩm được NDT sử dụng nhiều nhất là các bản thư mục bằng giấy, trang Web của thư viện, hệ thống tra cứu OPAC và các thư mục điện tử. Các sản phẩm ít được NDT quan tâm đến là hệ thống mục lục phiếu, các nguồn tra cứu: OPEN RESOURCES (đặc biệt ở nhóm 1 hoàn toàn không sử dụng). (Bảng 2.6. Mức độ người dùng tin sử dụng các loại sản phẩm thông tin thư viện)

Dịch vụ thông tin - thư viện: gồm dịch vụ miễn phí và có thu phí.

Dịch vụ miễn phí gồm:

Đọc tại chỗ tại các phòng đọc theo yêu cầu, đọc tự chọn; dịch vụ tra cứu thư mục trực tuyến OPAC (thư mục tài liệu trực tuyến, Luận án tiến sĩ, Sách Hán Nôm toàn văn; Sách Đông Dương toàn văn, Sách tiếng Anh viết về Việt Nam), Đọc trong mạng nội bộ (LAN) Luận án tiến sĩ (bản toàn văn), CSDL Wilson, CSDL Proquest, CSDL Keesings, CSDL sách Châu Âu, CSDL tiếng Pháp; dịch vụ cung cấp các sản phẩm thư mục: Thư mục quốc gia tháng, Thư mục quốc gia năm; Giới thiệu sách mới,

Thư mục chuyên đề (Không định kỳ); Trưng bày, giới thiệu sách mới, sách theo chủ đề, theo sự kiện; Tập huấn dành riêng cho bạn đọc sử dụng thư viện: hướng dẫn bạn đọc cách tìm kiếm và sử dụng các nguồn tin trong thư viện cũng như cách sử dụng hệ thống mạng máy tính của thư viện. Các lớp này diễn ra định kỳ thứ tư hàng tuần từ 14h00 đến 15h30; Dịch vụ hỏi đáp trực tuyến Qua Yahoo Messenger: tvquocgia, Qua E-mail: info@nlv.gov.vn, Qua contact form ; File ISO (ISIS) Định kỳ hàng tháng cập nhật 1 lần.

Dịch vụ miễn phí được hầu hết NDT trong thư viện sử dụng. Dịch vụ tra cứu thư mục trực tuyến OPAC được 98% số NDT sử dụng trong thư viện. Đặc biệt NDT lớn tuổi luôn được hỗ trợ trong tra cứu tìm tin nên số lượng NDT sử dụng dịch vụ này rất lớn gần như tuyệt đối khi hệ thống mục lục truyền thống hầu như không còn ai sử dụng.

Với các CSDL trực tuyến nước ngoài, NDT thuộc nhóm 1 và nhóm 2 sử dụng nhiều hơn bởi lẽ tỷ lệ NDT ở hai nhóm này biết ngoại ngữ nhiều hơn nhóm 3 đến 87% đặc biệt là ba thứ tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga. Đặc biệt đọc trong mạng nội bộ (LAN) Luận án tiến sĩ (bản toàn văn) được NDT cả ba nhóm sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên vì đang trong quá trình tạo lập xây dựng CSDL này nên nhiều khi NDT chỉ tra được 1, 2 trang hoặc thậm chí vừa tra đọc được hôm trước hôm sau máy đã báo lỗi không có tên luận án đó.

Việc trưng bày, giới thiệu sách mới, sách theo chủ đề, theo sự kiện trong 2 tủ kính trưng bày tại sảnh lối vào nhà E (cứ 15 ngày/1 lần trình bày) rất thu hút sự chú ý của NDT. Các lớp tập huấn dành riêng cho bạn đọcsử dụng thư viện hầu như chỉ thu hút được nhóm 3, nhóm 1 không sử dụng và nhóm 2 có biết nhưng ít sử dụng do thời gian mở lớp chưa phù hợp và cách truyền đạt của cán bộ thư viện chưa thực sự làm hài lòng NDT.

Dịch vụ có thu phí:

Dịch vụ cung cấp tài liệu theo yêu cầu: Biên soạn thư mục địa chí và thư mục chuyên đề theo yêu cầu. Xây dựng các bộ sưu tập dạng giấy /hoặc/dạng số hóa các tài liệu địa chí và thư mục chuyên đề theo yêu cầu. Sao từ bản gốc (photocopy). Số hóa: dạng văn bản (text), dạng ảnh [jpg, tiff, png, raw..]... Chỉ dẫn,

hướng dẫn cụ thể bạn đọc tiếp cận mọi nguồn tin trong và ngoài thư viện, cũng như sử dụng mọi SP & DV TT-TV.

Dịch vụ này được NDT sử dụng nhiều vấn đề sao từ bản gốc (photocopy) vẫn còn rất nhiều ý kiến phản hồi về chất lượng dịch vụ cũng như thái độ phục vụ. Tuy nhiên tình trạng này vẫn chưa thay đổi được vì thư viện chỉ hợp đồng với một nhân viên phụ trách việc này cho toàn bộ các phòng phục vụ nhiều khi thì không có yêu cầu, khi lại quá tải không đáp ứng được hết trong ngày phải hẹn chờ hôm sau. Việc chỉ dẫn, hướng dẫn cụ thể NDT tiếp cận nguồn tin trong và ngoài thư viện, cũng như sử dụng SP & DV TT-TV chưa được NDT đánh giá cao, vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

Cung cấp dịch vụ sao chụp tài liệu, in ấn, sao lưu băng đĩa, truy xuất các thông tin số hoá theo định dạng mong muốn của bạn đọc.

Dịch vụ này cung cấp bởi phòng Tin học được NDT đánh giá cao về chất lượng sản phẩm và giá dịch vụ hợp lý.

Cung cấp các dịch vụ đa phương tiện: NDT có thể khai thác phòng đọc Đa phương tiện để truy cập đến các dạng tài liệu điện tử mà thư viện đang có với 40 máy tính, được kết nối Internet, được cài đặt các phần mềm ứng dụng khác giúp bạn đọc truy cập đến các CSDL toàn văn của thư viện, cũng như các bộ sưu tập băng, đĩa CD –ROM.

Dịch vụ này cung cấp bởi phòng Tin học cũng được NDT đánh giá cao về chất lượng sản phẩm và giá dịch vụ hợp lý.

Dịch vụ bảo quản tài liệu: Tư vấn tổ chức, quản lý và bảo quản kho tàng, tài liệu bao gồm: cơ sở hạ tầng, môi trường vi khí hậu, thiết bị lưu trữ, tổ chức và quản lý, các giải pháp xử lý bảo quản tài liệu. Chống mối, mọt, vi sinh vật gây hại. Bảo quản và vệ sinh kho tàng, tài liệu. Xử lý tu bổ, phục chế các dạng tài liệu giấy hư hại gồm các công đoạn tùy chọn. Đóng tập bìa cứng, mềm các loại tài liệu cũ và mới. Chuyển dạng tài liệu từ vi phích sang giấy, dạng giấy sang dạng số. Nhân bản tài liệu.

Dịch vụ này cung cấp bởi phòng Bảo quản được NDT đánh giá cao về chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng marketing tại thư viện quốc gia việt nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển (Trang 51 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)