Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình tại các đài phát thanh truyền hình khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 103 - 158)

3.4.1 .Giải pháp chung

3.4.2. Giải pháp cụ thể

- Giải quyết mối quan hệ giữa yêu cầu nâng cao chất lƣợng xã hội hóa sản xuất các chƣơng trình truyền hình ở các đài Phát thanh - Truyền hình địa phƣơng khu vực đồng bằng sông Hồng với nhận thức còn hạn chế về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.Chất lƣợng nguồn nhân lực ở đây không chỉ

bao gồm những phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên đang trực tiếp tham gia vào các công đoạn sản xuất các chƣơng trình phát thanh truyền hình với nƣớc ngoài, các công ty truyền thông,...mà phải là tất cả đội ngũ nhân lực của Đài. Ngoài ra, cần thiết có chiến lƣợc thu hút, tập hợp một lực lƣợng lao động có nghiệp vụ chuyên môn báo chí và nguồn lực trí tuệ từ ngoài xã hội nhƣ các học giả, các chuyên gia tâm lý, kinh tế, xã hội học tham gia vào công việc làm báo thông qua các chƣơng trình đối thoại, tƣ vấn..., từ đó làm tăng tính đa dạng, phong phú nội dung chƣơng trình.

- Trên thực tế, tất cả bộ phận chuyên môn của Đài đều có sự tham gia, tác động vào chất lƣợng các sản phẩm này. Khi chất lƣợng nhân lực đƣợc nâng cao, kiến thức chung và kiến thức nghiệp vụ sâu sắc, có định hƣớng, phẩm chất chính trị đúng đắn, sắc sảo, có đạo đức nghề nghiệp,... tất nhiên, các sản phẩm đƣợc tạo nên cũng sẽ có chất lƣợng cao tƣơng xứng.

3.4.2.1. Giải quyết mối quan hệ giữa việc xử lý hài hòa giữa phát triển kinh tế với xây dựng văn hóa; khắc phục tình trạng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt, không quan tâm các giá trị văn hóa.

Thời gian tới, ngành truyền hình ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ về hạ tầng truyền dẫn, do đó nếu chỉ các đài truyền hình tự lo nội dung để phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn lớn đó sẽ khó có thể đủ sức. Vì vậy, việc mở rộng sản xuất các chƣơng trình, phim truyền hình dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ; không chỉ bó hẹp ở phục vụ nhu cầu khán giả trong nƣớc, mà còn vƣơn ra thế giới, trƣớc mắt là phục vụ bà con kiều bào, khán giả ở nƣớc ngoài. Xã hội hóa sản xuất phim truyền hình không chỉ có trên truyền hình quảng bá, mà sẽ phát triển mạnh cả trên khu vực truyền hình trả tiền; không chỉ diễn ra với các tổ chức, mà còn mở rộng với các cá nhân. Vì vậy, cần xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với xây dựng văn hóa; khắc

phục tình trạng chạy theo lợi ích kinh tế trƣớc mắt, không quan tâm các giá trị văn hóa.

Cơ quan quản lý nhà nƣớc phải có cơ chế quản lý chặt chẽ để đạt đƣợc mục tiêu chiếu phim Việt trên các đài truyền hình; góp phần tiêu thụ sản phẩm và thực hiện chức năng giáo dục, định hƣớng thẩm mỹ của điện ảnh Việt Nam. Cần đầu tƣ cho lĩnh vực sáng tác để có nhiều kịch bản phim chất lƣợng. Đầu tƣ có trọng điểm cho các đề tài chiến tranh cách mạng; chính luận; miền núi và thiếu nhi... Cần có chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực ngành điện ảnh, truyền hình. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ sản xuất phim truyền hình nhƣ xây dựng trƣờng quay, cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo diễn viên...

Truyền hình vừa là thị trƣờng của điện ảnh, vừa là một trong những nhà đầu tƣ cho sản xuất phim; vì vậy cần triển khai tốt mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển trong sản xuất, phổ biến phim thông qua việc xây dựng khung giờ chiếu phim điện ảnh trên truyền hình, đồng thời, xây dựng mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa điện ảnh với truyền hình. Trên cơ sở những quy hoạch, khung pháp lý, cần chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất khoa học và hợp lý để hoạt động xã hội hóa hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của ngành điện ảnh và truyền hình

3.4.2.2. Giải quyết mối quan hệ xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình với nhu cầu của khán giả truyền thống dịch chuyển sang “dân cư mạng” trong thời đại cuộc cách mạng 4.0

XHH sản xuất các chƣơng trình truyền hình xuất hiện ở Việt Nam và đƣợc bàn luận từ khi có một số chƣơng trình Game show, phim truyện ra đời do các công ty quảng cáo, truyền thông phối hợp sản xuất với các đài truyền hình trong cả nƣớc, nhằm mục đích đa dạng hóa các chƣơng trình truyền hình, đáp ứng nhu cầu phong phú của công chúng, tiết kiệm đƣợc chi phí trong hoạt

độngtruyền hình. Trong quá trình vận động và phát triển, hệ thống các đài phát thanh, truyền hình địa phƣơng không nằm ngoài xu thế này.

Nhƣ vậy, XHH sản xuất các chƣơng trình truyền hình đối với các đài phát thanh truyền hình địa phƣơng khu vực vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời đại cuộc cách mạng 4.0 cần giải quyếtmối quan hệ giữa XHH sản xuất chƣơng trình truyền hình với nhu cầu của khán giả truyền thống đang dịch chuyển thành “dân cƣ mạng”.

Truyền hình là một loại hình truyền thông đòi hỏi chi phí rất cao, hiện nay với nguồn kinh phí còn khiêm tốn đƣợc phân bổ từ nguồn ngân sách, diện phủ sóng và nguồn thu quảng cáo hạn chế, cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật còn thiếu và không đồng bộ nhƣng phải liên tục đổi mới, nâng cao chất lƣợng nội dung chƣơng trình, tăng thời lƣợng phát sóng… là bài toán khó đối với các đài phát thanh, truyền hình địa phƣơngkhu vực vùng Đồng bằng sông Hồng.

Theo ông Trần Hữu Bình, Phó Giám đốc Đài PT-TH Ninh Bình, thì hiện nay tỷ lện chƣơng trình truyền hình của đài tự sản xuất mới chiếm khoảng 15%, ít so với điều kiện hiện nay. Điều này một phần do năng lực của đội ngũ cán bộ, phóng viên của đài, nhƣng bên cạnh đó theo ông Bình còn là do kinh phí phục vụ cho tác nghiệp của đội ngũ những ngƣời trực tiếp sản xuất còn thấp, do đó chƣa khuyến khích đƣợc đội ngũ nhân viên thực hiện.

Đối với Đài PT-TH Nam Định, thì hiện nay thiết bị máy móc phần lớn vẫn là thiết bị cũ, từ máy quay đến máy dựng hình đều chế độ SD, nên theo ông Trần Đức Hùng, phó Giám đốc Đài PT-TH Nam Định, để mà nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình tự sản xuất, lại thu hút đƣợc xã hội hóa cao thì hiện nay đang khó đối với Đài, bởi trong tỷ lệ tự sản xuất (chiếm 20% các chƣơng trình phát sóng) thì các chƣơng trình xã hội hóa còn rất khiêm tốn, điều này là do các nhà “đầu tƣ” xã hội hóa đòi hỏi chất lƣợng các chƣơng

trình phải đẹp về hình ảnh, đảm bảo về chất lƣợng, nhƣng chế độ SD thì chƣa phù hợp với chất lƣợng phát sóng hiện nay.

Việc thu hút các nguồn lực bên ngoài là một trong những giải pháp phù hợp trong quá trình vận động và phát triển hiện nay. Đặc biệt với sự chuyển dịch từ khán giả truyền thống sang “dân cƣ mạng” trong cuộc cách mạng 4.0,việc XHH sản xuất chƣơng trình truyền hình rất cần thiết đồng bộ hóa nhận diện chƣơng trình trên google, đẩy mạnh truyền thông xã hội trên youtube, facebook, twitter....Ví dụ, hai chƣơng trình của VTV1 và VTV6 đƣợc chạy trên youtube, facebook và nhận đƣợc sự quan tâm đông đảo của “dân cƣ mạng” nhƣ “Thứ sáu để yêu”; “Trái tim cho em”. Nhƣ vậy, lợi ích

cho các nhà tài trợ cũng đƣợc tăng lên rõ rệt.

Phải định vị kênh truyền hình, từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu và xác định đối tƣợng khán giả phục vụ của kênh - đây là 3 yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến tính bền vững trong hoạt động của mỗi kênh truyền hình. Định vị kênh để tập trung sản xuất các chƣơng trình theo chủ đề đã xác định, từng bƣớc thực hiện chuyên nghiệp hóa kênh, tạo ra nhiều sản phẩm riêng và hấp dẫn ngƣời xem. Xây dựng thƣơng hiệu để làm cho khán giả có ấn tƣợng tốt và luôn nhớ đến kênh, đến chƣơng trình của kênh. Xác định đối tƣợng khán giả để tập trung sản xuất những chƣơng trình đáp ứng “trúng” nhu cầu của từng đối tƣợng, nhóm đối tƣợng.

3.4.2.3. Xã hội hóa về nguồn nhân lực và phương tiện kỹ thuật

Thực chất là huy động sự đóng góp năng lực chất xám ngoài xã hội trong việc sản xuất các chƣơng trình, hay nói cách khác là xã hội hoá nguồn tin - bài từ đội ngũ cộng tác viên để xây dƣ̣ng nô ̣i dung chƣơng trình truyền hình. Thông qua nguồn tin - bài của cộng tác viên đã góp phần làm cho chƣơng trình truyền hình của các Đài ngày càng hấp dẫn bổ ích, làm tăng yếu tố đa ̣i chúng, góp phần tích cực phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa

phƣơng. Trên thực tế, việc tích cực khai thác nguồn tin, bài có chất lƣợng của đội ngũ cộng tác viên đã phản ánh khuynh hƣớng thu hút nguồn nhân lực của các đài truyền hình hiện nay. Phƣơng án này đã tiết kiệm đƣợc cho nhà Đài một khoản kinh phí không nhỏ, nhờ cắt giảm các khoản đầu tƣ dành cho việc đi lại của phóng viên, vận chuyển máy móc thiết bị tới nơi xảy ra sự kiện.

Xã hội hóa nguồn nhân lực còn thể hiện ở chỗ thu hút, tập hợp một lực lƣợng lao động có nghiệp vụ chuyên môn báo chí và nguồn lực trí tuệ từ ngoài xã hội nhƣ các học giả, các chuyên gia tâm lý, kinh tế, xã hội học tham gia vào công việc làm báo thông qua các chƣơng trình đối thoại, tƣ vấn..., từ đó làm tăng tính đa dạng, phong phú nội dung chƣơng trình. Việc đặt hàng trọn gói, hoặc giao khoán, trao đổi một công đoạn nào đó với một đơn vị ngoài Đài trong quy trình sản xuất chƣơng trình truyền hình cũng là giải pháp hiệu quả để tăng sự hấp dẫn của kênh sóng mỗi Đài, trong khi các điều kiện nhƣ nguồn nhân lực, trang thiết bị, kinh phí còn eo hẹp hiện nay.

3.4.2.4. Xã hội hóa về nội dung chương trình truyền hình

Nhờ vào công tác XHH nô ̣i dung chƣơng trình truyền hình mà đông đảo các tầng lớp công chúng đƣợc bổ sung, câ ̣p nhâ ̣t kiến thƣ́c khoa học, vốn tri thƣ́ c văn hóa thông qua các chƣơng trình giải trí, khoa giáo do các đơn vị bên ngoài Đài cung cấp với chất lƣợng tiêu chuẩn để phát sóng. Cũng nhờ phƣơng thức này mà một số đài truyền hình địa phƣơng đã xây dựng đƣợc nhƣ̃ng sân chơi đa dạng, phục vụ nhiều đối tƣợng khác nhau, nhƣ : Cầu vồng nghệ

thuật; Tôi đam mê, Nhịp cầu âm nhạc, Bác sỹ gia đình, Sống khỏe đẹp, Chậm lại để yêu thương... của NTV, thu hút sự quan tâm và ủng hộ của khán giả.

XHH nội dung truyền hình còn làm gia tăng các thiết bị hỗ trợ nhƣ điện thoại, qua e-mail hoă ̣c tin nhắn thông qua việc ký kết hợp đồng cùng khai thác các dịch vụ trên truyền hình với các đơn vị truyền thông bên ngoài Đài. Bằng hình thức trao đổi phim, các chƣơng trình giải trí, những Gameshow hấp

dẫn, hay liên kết, hợp tác, phối hợp sản xuất chƣơng trình giữa các đài phát thanh, truyền hình địa phƣơng với nhau mà các nhà Đài có cơ hội khai thác thêm đƣợc đề tài, nội dung mới thu hút ngƣời xem nhƣng lại tiết kiệm đƣợc chi phí trong quá trình sản xuất chƣơng trình.

3.4.2.5. Xã hội hóa nguồn kinh phí hoạt động truyền hình

Hoạt động trong cơ chế thị trƣờng, sản phẩm báo chí nói chung và sản phẩm truyền hình nói riêng đã trở thành hàng hóa - dịch vụ đặc biệt. Thực tế hiện nay kinh phí từ quảng cáo và các nguồn tài trợ trong xã hô ̣i là nhƣ̃ng đóng góp cơ bản cho sự phát triển đối với các đài truyền hình cả nƣớc nói chung, đài phát thanh, truyền hình địa phƣơng nói riêng.

Ở đài PT-TH Thái Bình hiện nay chƣơng trình thu hút nhiều tiền quảng cáo nhất vẫn là Game show truyền hình và phim truyện. Theo ông Lâm Văn Minh, Phó Giám đốc Đài PT-TH Thái Bình thì tỷ lệ quảng cáo trong game show năm 2017 ở đài PT-TH Thái Bình chiếm 25% thị phần quảng cáo chung, phim truyện chiếm 8%. Nhƣ vậy với tỷ lệ 6% chƣơng trình phát sóng là game show, mà quảng cáo chiếm thị phần tới 25%, thì có thể nói là sức hút nguồn lực trong các chƣơng trình game show hay nói cách khác là các chƣơng trình vui chời giải trí có xã hội hóa đang là xu thế thu hút cao nguồn lực cho đài, điều nay “Đài PT- TH Thái Bình cũng đang tận dụng tối đa” – ông Lâm Văn Minh nói.

Cùng với sự nỗ lực của các đài truyền hình, trong nhiều năm qua, hoạt động quảng cáo và tài trợ đã nuôi sống nhiều chƣơng trình truyền hình, đặc biệt là các chƣơng trình phim truyện, hoặc Gameshow. Nếu không có quảng cáo và tài trợ, các đài truyền hình địa phƣơng sẽ gă ̣p nhiều khó khăn về kinh phí hoạt đô ̣ng, sƣ́c hấp dẫn chƣơng trình cũng sẽ bị hạn chế.

Đón đầu xu hƣớng XHH sản xuất các chƣơng trình truyền hình, các công ty truyền thông đã mạnh dạn đầu tƣ, năng động trong cơ cấu và hoạt động, nhiều đơn vị đã ký kết hợp đồng với các nhà Đài, kêu gọi tài trợ để tạo nguồn kinh phí

sản xuất các chƣơng trình truyền hình, nhờ vậy nhiều chƣơng trình phát sóng mà không cần phải huy động kinh phí ngân sách của các đài. Cách làm này đƣợc coi là phù hợp, bởi tăng thời lƣợng chƣơng trình tự sản xuất để đáp ứng đƣợc yêu cầu và điều kiện phát sóng quảng bá trực tiếp các kênh truyền hình địa phƣơng trên vệ tinh theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông là vấn đề khá nan giải đối với điều kiện thực tiễn về nguồn nhân lực, kinh phí và phƣơng tiện kỹ thuật của các đài truyền hình địa phƣơng hiện nay.

Từ năm 2015, PT - TH các địa phƣơng khu vực đồng bằng sông Hồng có thêm nhiều chƣơng trình truyền hình thu hút đƣợc nhiều khán giả, vì đã XHH một phần các chƣơng trình truyền hình. Phƣơng thức XHH chƣơng trình truyền hình của các Đài TH là thuê sản xuất 1 phần, hoặc toàn bộ một chƣơng trình truyền hình, mua hoặc trao đổi bản quyền phát sóng chƣơng trình truyền hình, cho đối tác thuê sóng để phát chƣơng trình của họ… NBTV có một số chƣơng trình đƣợc khán giả trong và ngoài tỉnh quan tâm theo dõi nhƣ: các bản tin thời sự trong tỉnh, trong nƣớc và quốc tế, chuyên mục: Đất và Người Hoa Lư, Tạp chí du lịch, Chuyện thoát nghèo, Vòng tay nhân ái, Rubic đẹp... chính là những chƣơng trình truyền hình đã có XHH. Đài cũng đã

đầu tƣ bổ sung thêm trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ sản xuất các chƣơng trình truyền hình theo công nghệ số hóa một cách chuyên nghiệp.

XHH chƣơng trình truyền hình có thể phát triển đến mức sẽ có những doanh nghiệp đƣợc lập ra chỉ để sản xuất các chƣơng trình truyền hình. Để XHH chƣơng trình truyền hình đạt hiệu quả, Đài Truyền hình phải có tiền. Nhƣng vấn đề bản chất của XHH chƣơng trình truyền hình không là tiền, mà là huy động chất xám, trí tuệ. Biên chế của đài truyền hình đóng vai trò thu hút năng lực sáng tạo từ mọi nguồn khác. Mô hình khép kín, tự làm từ A đến Z đã lạc hậu.

NBTV, NTV, TBTV có hơn 300 ngƣời trong biên chế và gần 400 ngƣời thƣờng xuyên làm việc, nhƣng vẫn không thể làm hết việc nếu không XHH chƣơng trình truyền hình và XHH sản xuất các chƣơng trình truyền hình. XHH sản xuất các chƣơng trình truyền hình còn tác động tích cực vào việc khắc phục sự thụ động, ỉ lại từ lâu, khiến cho tình trạng “thiếu vẫn thiếu, thừa vẫn thừa” ngƣời trong các Đài truyền hình. Khi giờ phát sóng đƣợc đấu thầu, chƣơng trình truyền hình có chất lƣợng tốt sẽ có nhiều cơ hội chiếm “giờ vàng”. Do vậy, sự tiêu cực “xin - cho” sẽ bị loại bỏ, tuy nhiên, có nhiều ngƣời lo ngại rằng, XHH nhƣ vậy sẽ dẫn đến thƣơng mại hoá hoàn toàn các chƣơng trình truyền hình, bởicác công ty sản xuất chƣơng trình truyền hình thƣờng hợp tác với công ty quảng cáo, hoặc chính là công ty quảng cáo, họ có xu hƣớng làm ra sản phẩm chạy theo thị hiếu, thị trƣờng. Tuy nhiên, Đài Truyền hình có quyền quyết định cuối cùng về việc phát sóng, có khả năng kiểm soát đƣợc toàn bộ nội dung theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng V (khóa VIII) về XHH các hoạt động văn hóa.

3.5.Giải pháp cụ thể của 3 đài Phát thanh Truyền hình khu vực đồng bằng Sông Hồng

* Giải pháp đối với Đài PT-TH Ninh Bình: Do hiện nay Đài Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình tại các đài phát thanh truyền hình khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 103 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)