2. Cảng Hải Phòng trƣớc năm 1955
2.2. Cảng Hải Phòng trong thời gian từ năm 1918 đến năm 1945
Thế chiến thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị Versailles (1919-1920)-Washington (1921-1922). Pháp là nước thắng trận nhưng bị thiệt hại nặng nề bởi chiến tranh. Vì vậy, Pháp đã tận dụng mọi khả năng và nguồn lực để khai thác, bóc lột về mọi mặt ở các nước thuộc địa, trong đó có ba nước Đông Dương và đặc biệt là Việt Nam.
Đối với cảng Hải Phòng, Pháp tập trung mở rộng và khai thác triệt để trên mọi phương diện và thu hút tàu các nước đến giao thương. Kinh tế của Việt Nam, từ khi hải cảng được mở rộng, bị lôi cuốn vào thị trường của chủ nghĩa tư bản thế giới. Ta có thể lấy một số dẫn chứng về hoạt động của các đội tàu các nước như Xiêm,
Trung Quốc, Nhật Bản, Nauy, Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Pháp, Bồ Đào Nha đến cảng Hải Phòng giao thương theo từng năm.
Bảng 1. Đội tàu của các nƣớc đến cảng Hải Phòng
Năm Số lƣợng tàu vào Nhập (tấn) Xuất (tấn)
1900 628 99.675 143.750
1910 664 70.207 394.815
1929 1.063 253.575 807.524
1936 873 216.139 912.412
Nguồn [36, phụ bản, tr. 3a]
Tính từ năm 1900 đến năm 1939, cảng Hải Phòng có 29.421 lượt tàu ra vào, với tổng trọng tải các tàu là 40.547.453 tấn. Bình quân mỗi năm có 754 chiếc tàu ra vào. Tổng số hàng nhập là 5.597.246 tấn, hàng xuất là 15.045.131 tấn. Từ năm 1940 đến năm 1953, cảng Hải Phòng có tới 15.431 chiếc tàu ra vào. Bình quân hàng năm có 1.187 chiếc, hơn giai đoạn từ năm 1900-1939 là 443 chiếc [60, tr.10-11].
Đúng như J. Gô - chi - ê (J. Gauthier), giám đốc Sở Hàng hải Bắc Kỳ đã từng ghi nhận: Trọng tải hàng nhập chưa bao giờ vượt một cách đáng kể đến một phần ba trọng tải xuất [71, tr.15]. Ở đây ta còn lưu ý một điều nữa là, trong khối lượng hàng nhập còn có một tỷ lệ đáng kể dành cho các thiết bị quân sự để trang bị và tiếp tế cho binh lính Pháp đóng tại Bắc Kỳ.
Cảng Hải Phòng không những là một thương cảng mà còn mang tính chất của một quân cảng. Trên trục tam giác quân sự Hải Phòng - Hồng Quảng - Đồ Sơn, các loại tàu chiến, pháo hạm của Pháp ngày đêm khua đảo, khuấy động cả một vùng biển Hải Phòng. Bình quân hàng năm có tới trên 100 tàu quân sự ra vào cảng, riêng năm 1939 trong 942 tàu cập cảng Hải Phòng đã có tới 200 tàu quân sự [60, tr.11].
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9 - 1939), phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, cái vòi của con bạch tuộc phù tang cũng thò vào Hải Phòng để hút của cải, tài nguyên của Việt Nam về nước, tranh giành với thực dân Pháp. Từ năm 1941 đến năm 1944, phát xít Nhật chở qua vùng Hải Phòng tới 3,6 triệu tấn gạo,
về vàng, năm 1942 thực dân Pháp, sau đó là phát xít Nhật đã chở qua đây 32 tấn [71, tr.15].
Trong những năm 1939 - 1944, bình quân có tới 1.200 tàu mỗi năm ra vào cửa biển Hải Phòng. Đặc biệt là năm 1954, thấy rõ nguy cơ thất bại, Pháp đã tập trung gần như toàn bộ phương tiện vận tải để chuyên chở của cải vơ vét được mang về nước. Chỉ 9 tháng đầu năm 1954, ở Hải Phòng đã có tới 1.076 lượt tàu ra vào cảng, chở đi hơn 1 triệu tấn hàng hóa các loại.
Quá trình xây dựng, phát triển các ngành kinh tế của tư bản Pháp và một phần của tư sản Việt Nam tại Hải Phòng, là điều kiện tập trung đội ngũ công nhân cảng rất sớm và nhanh so với các địa phương khác trong nước (trừ khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn bị Pháp chiếm đóng từ trước). Trong quá trình tập hợp đội ngũ, công nhân Hải Phòng có một đặc điểm chung là: sống và làm việc tại một cửa ngõ giao thông quốc tế, có cơ hội tiếp xúc với công nhân thủy thủ các nước, đón nhận rất sớm, rất nhạy ảnh hưởng phong trào cách mạng thế giới. Thông qua cảng, sách báo cách mạng đã sớm đến tay công nhân Hải Phòng, rồi từ Hải Phòng chuyển đi các địa phương khác. Hải Phòng cũng là địa bàn mà các chiến sĩ cách mạng thường xuyên đi về gây dựng cơ sở. Cho nên, từ cuối năm 1925, đầu năm 1926, sự hoạt động tích cực và sáng tạo của tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, trên cơ sở đón nhận chủ nghĩa Mác-Lênin sớm hơn so với các địa phương khác, phong trào đấu tranh của công nhân cảng đã nhanh chóng phát triển lên một bước mới.
Qua đấu tranh, đội ngũ công nhân Hải Phòng đã tỏ rõ khả năng trở thành một lực lượng chính trị độc lập và ngày càng lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp lao động khác. Đảng bộ Đông Dương cộng sản Đảng ở Hải Phòng được thành lập (6 - 1929), rồi Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam thành phố Hải Phòng ra đời (4 - 1930) đã đánh dấu sự trưởng thành của đội ngũ công nhân cảng, không tách rời với sự trưởng thành chung của giai cấp công nhân cả nước, từ đây đã từng bước nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác [69, tr.11-48].
Như vậy, trong tình thế cách mạng Việt Nam giai đoạn (1918-1945), cảng Hải Phòng chịu sự quản lý trực tiếp của thực dân Pháp, một mặt đàn áp phong trào công nhân Việt Nam. Mặt khác, vẫn mở rộng quy mô và chương trình khai thác thuộc địa, vơ vét tài nguyên chở về nước.