Xây dựng đất nước và phát triển kinh tế giữ vững an ninh, chính trị là những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong điều kiện miền
Bắc vừa được giải phóng, việc phát triển kinh tế là nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết, có sức mạnh về kinh tế mới tính đến việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhiệm vụ đặt ra đối với miền Bắc rất nặng nề: xây dựng và phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chính quyền non trẻ, đem lại quyền lợi cho nhân dân… là những nhiệm vụ chiến lược của Đảng. Nhiệm vụ phát triển kinh tế, tranh thủ sự ủng hộ của các nước là nhiệm vụ rất cấp thiết và quan trọng. Cảng Hải Phòng là cửa ngõ của miền Bắc, là cảng trọng tâm để thực hiện nhiệm vụ của đất nước.
Sự cần thiết trong các mối quan hệ với nước ngoài trong thời gian này rất quan trọng, nhất là việc giao thương và đặt quan hệ ngoại giao với các nước qua cảng Hải Phòng. Đây là một nhiệm vụ quan trọng, là nhân tố góp phần quyết định vào thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (8/1955) xác định: “Trong việc củng cố miền Bắc hiện nay, công tác khôi phục kinh tế là rất trọng yếu, toàn Đảng phải tập trung khả năng để giải quyết”. Đối với thành phố Hải Phòng, tính chất trọng yếu của khôi phục kinh tế lại càng rõ ràng hơn [11, tr.15].
Bên cạnh việc liên kết quốc tế, cảng Hải Phòng còn là cửa ngõ tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại một cách sáng tạo và chọn lọc, phù hợp với tính cách của người dân vùng biển, cởi mở thân thiện mến khách.
Chính vì lẽ đó, với vai trò kết nối, giao thương quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong việc xây dựng và phát triển kinh tế thì giao lưu văn hoá, tiếp thu những tiến bộ về khoa học kỹ thuật cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước. Trong mọi thời kỳ lịch sử, cảng Hải Phòng luôn thực hiện tốt vai trò của thương cảng tiền tiêu đối với miền Bắc trong sự phát triển chung của dân tộc Việt Nam.
KẾT LUẬN
Cảng Hải Phòng không chỉ có ý nghĩa về sự kết nối không gian sinh tồn của người Việt mà còn tạo ra những giá trị lớn về mặt thương mại với sự thông thương liên hoàn, mở rộng thị trường, phát triển mạng lưới kinh tế trong cả nội vùng và ngoại vi. Sự tồn tại của cảng Hải Phòng khẳng định tính đặc trưng của một dải đất có chỉ số duyên hải cao.
Nằm trên “Tuyến thương mại châu Á”, cảng Hải Phòng có nhiều điều kiện phát triển thịnh đạt, được thành lập từ năm 1876 trải qua hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển, đã làm tốt vai trò của đầu mối giao thương quốc tế quan trọng trong khu vực.
Xét về vị trí, có thể khẳng định cảng Hải Phòng sở hữu những điều kiện rất phù hợp để trở thành một thương cảng mang tính quốc tế. Với những lợi thế hiếm có, thương cảng này là bến đỗ của thương thuyền trong hệ thống thương mại liên hoàn Domea - Phố Hiến - Kẻ Chợ (thế kỷ XVI - XVIII) và tới từ các trung tâm kinh tế lớn ở khu vực mà nổi lên là Nhật Bản, Trung Quốc, Java... và sau này là thương nhân phương Tây như Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Anh...
Trong thời gian thực dân Pháp khai thác cảng Hải Phòng, thì việc giao thương vẫn tiếp tục được duy trì và mở rộng, không chỉ với các nước trong khu vực mà còn với cả các nước ở các châu lục trên thế giới.
Trong giai đoạn từ năm 1955-1975, cảng Hải Phòng chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn độc lập tự chủ của miền Bắc Việt Nam. Dưới sự quản lý, điều hành của Chính phủ Việt Nam cảng Hải Phòng tiếp tục duy trì các mối liên hệ truyền thống với các cảng biển trong nước, liên kết khu vực và quốc tế.
Vị trí và vai trò quan trọng của cảng Hải Phòng đã được khẳng định trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, cảng Hải Phòng luôn được mở rộng về quy mô với tốc độ phát triển nhanh. Trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau, cảng Hải Phòng đã khẳng định được vị thế của mình. Cảng Hải Phòng xứng đáng là cảng cửa ngõ của Việt Nam trong việc phát triển kinh tế, liên kết, giao thương quốc tế và là nơi trung chuyển hàng hoá của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tôi thấy rằng:
1. Cảng Hải Phòng có vị trí khá đặc biệt của miền Bắc Việt Nam. Cảng Hải Phòng trong lịch sử là một cảng biển nằm trong hệ thống thương mại Đàng ngoài có mối liên hệ với các cảng Vân Đồn (thế kỷ XII-XVIII), với Kẻ Chợ (Thăng Long) và phố Hiến (thế kỷ XVII - XVIII). Trải qua những biến cố lịch sử cảng Vân Đồn và phố Hiến dần dần tàn lụi do nhiều nguyên nhân. Trái lại cảng Hải Phòng rất phát triển. Từ khi thực dân Pháp xây dựng đến nay cảng Hải Phòng ngày càng phát triển, mở rộng nhằm đáp ứng yêu cầu luân chuyển hàng hoá hai chiều xuất khẩu đi các nước trong khu vực và thế giới.
Trong mọi thời kỳ lịch sử, cảng Hải Phòng luôn giữ một vị trí quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vai trò và tiềm năng của cảng Hải Phòng là rất lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước và trong các mối quan hệ trong khu vực và quốc tế.
2. Quá trình phát triển của cảng Hải Phòng là sự phát triển lâu dài trên mọi phương diện. Trong từng thời kỳ lịch sử, cảng Hải Phòng được xây dựng căn bản từ thời Pháp thuộc với quy mô ngày càng lớn theo từng giai đoạn lịch sử. Cảng Hải Phòng có vị trí chiến lược nằm trong hệ thống đường sông thuận lợi, là cửa ngõ đường biển thông qua các đường sông vào sâu trong nội địa. Vị trí này không cửa sông nào có được ở miền Bắc Việt Nam. Chính vì vậy, thực dân Pháp đã lựa chọn nơi này làm quân cảng và thương cảng với mưu đồ phòng thủ quân sự và vơ vét tài nguyên của Việt Nam.
3. Hải Phòng là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết dân tộc, trong lịch sử nơi đây đã làm nên những chiến công oanh liệt, góp phần đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Nhân dân Hải Phòng can trường, đoàn kết, dũng cảm và sẵn sàng đương đầu với bất cứ sự nguy hiểm nào để mang lại cuộc sống tự do và tốt đẹp hơn. Người Hải Phòng là những người cần cù chịu khó cộng với bản lĩnh vững vàng, rất cởi mở, nhiệt tình, đề cao nhân nghĩa, biết lẽ phải trái, dễ thích nghi với những điều kiện sống khác nhau cho dù khó khăn.
Bên cạnh đó, họ rất thân thiện và mến khách. Chính điều đó đã tạo nên những cơ hội giao lưu với những người từ vùng đất khác đến đây làm ăn, buôn bán. Hải Phòng là nơi cửa biển, do vậy thường xuyên giao lưu với người nước ngoài, vì vậy cuộc sống nơi đây đã góp phần tạo nên tính cách phóng khoáng và riêng biệt.
Do vậy, khi tàu các nước đến cảng Hải Phòng liên hệ, hợp tác giao thương, gặp người Hải Phòng đã có nhiều thiện cảm. Có lẽ những điều tốt đẹp ấy mà trong hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc Việt Nam các nước đến đây giao thương đã giúp đỡ Việt Nam cả về vật chất và tinh thần. Vì vậy, trong giai đoạn lịch sử từ 1955 - 1975 các nước XHCN và tư bản chủ nghĩa vẫn đến cảng Hải Phòng đặt quan hệ giao thương và sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam trong mọi tình thế khó khăn và nguy hiểm.
4. Các nước trên thế giới đến với cảng Hải Phòng không chỉ có giao thương mà còn có cả sự giúp đỡ chân thành. Số lượng tàu các nước đến cảng Hải Phòng ngày một nhiều. Trong giai đoạn 1955 - 1975, đã có hơn 30 nước trong cả hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đến giao thương và làm nhiệm vụ quốc tế.
5. Cảng Hải Phòng từ năm 1876 đến nay liên tục được mở rộng về quy mô và tốc độ để phục vụ nhu cầu phát trển kinh tế và thuận tiện hơn trong việc lưu thông hàng hóa.
Như vậy, từ năm 1975 đến nay cảng Hải Phòng liên tục được mở rộng và phát triển về mọi mặt, sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong thời gian tới, cảng Hải Phòng sẽ là nơi luân chuyển hàng hoá lớn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển và giao thương trong khu vực và quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Ban chỉ đạo đấu tranh và tiếp thu khu tập kết 300 ngày, số 001, “Biên bản hội nghị ban chỉ đạo đấu tranh và tiếp thu khu tập kết 300 ngày Hải Phòng” năm 1955. 2. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng, số II/ NQ, Nghị quyết hội nghị thành ủy Hải Phòng lần thứ I (1/4 đến 3/4/1955).
3. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng, số 73/BC/TU, Báo cáo tình hình chung ngày 30/5/1955.
4. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng, số 79/BC/TU, Báo cáo tình hình chung ngày 31/5/1955.
5. Ban điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Hải Phòng, Báo cáo tổng kết công tác năm 1967, Trưởng ban Phạm Gia Tuấn đã ký.
6. Ban đối ngoại cảng, số 21367, Tình hình công tác đối ngoại năm 1966 tại cảng Hải Phòng và phương hướng, nhiệm vụ năm 1967.
7. Ban điều tra tội ác chiến tranh Hải Phòng, Dự thảo báo cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Hải Phòng năm 1972.
8. Ban chấp hành Đảng bộ cảng Hải Phòng, Lịch sử Đảng bộ cảng Hải Phòng, Hải Phòng, 1999.
9. Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1965), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12, khóa 3, Viện lịch sử quân sự Việt Nam sao y bản chính.
10. Báo cáo tổng kết số liệu cảng Hải Phòng từ 1900 - 1940.
11. Báo cáo ngày 21/9/1955 của Ban chấp hành Đảng Bộ thành phố, đồng chí Đỗ Mười ký.
12. Báo cáo sơ lược tình hình phát triển kinh tế văn hóa của thành phố Hải Phòng từ khi tiếp quản đến nay, Hải Phòng, 1964.
13. BCH Công đoàn Công ty TNHH một thành viên cảng Hải Phòng, Tài liệu tuyên truyền về truyền thống “Đoàn kết- Kiên cường - Sáng tạo” của đội ngũ công nhân cảng Hải Phòng, Hải Phòng, 2009.
14. Biểu đồ phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật cảng Hải Phòng 1955 - 1965.
15. Bộ giao thông và bưu điện - Ngành vận tải đường thủy - cảng Hải Phòng, số 1692/BGD, Bản tổng kết báo cáo cuối năm 1955 (tài liệu mật)
16. Bộ tư lệnh Hải Quân, số 451/BTL, Dự thảo báo cáo bổ sung về chống chiến tranh phong tỏa bắn thủy lôi của địch ở Hải Phòng.
17. Bộ tư lệnh Sư đoàn 363, số 253, Bản phát biểu ý kiến của F363.
18. Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng (1970), Đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ tại Hải Phòng, tài liệu: Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng.
19. Bộ Quốc Phòng Mỹ (1971), Tài liệu mật về cuộc chiến tranh Việt Nam, Việt Nam thông tấn xã phát hành.
20. Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng (1976), Tổng kết tác chiến bảo vệ thành phố - khu công nghiệp Hải Phòng, tài liệu: Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng.
21. Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng (1988), Hải Phòng lịch sử kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
22. Vũ Tang Bồng (Chủ biên), Lịch sử Đảng bộ quân sự thành phố Hải Phòng (1945-2010), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011.
23. Vũ Tang Bồng - Luận án Tiến sĩ quân sự “Cuộc chiến đấu bảo vệ thành phố cảng - Khu công nghiệp Hải Phòng (1965-1972)”, Hà Nội, 2003.
24. Cảng Hải Phòng (Từ năm 1955-1956 đến năm 1964), người sưu tầm và chịu trách nhiệm về con số, tác giả: Khu Nhân Thủy.
25. Cảng Hải Phòng, Báo cáo tổng kết năm 1957.
26. Cảng Hải Phòng, Ty Cảng vụ, số 523/CV, Báo cáo công tác Liên - Hiệp kiểm tra 6 tháng đầu năm 1959.
27. Cảng Hải Phòng, Diễn văn lễ kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống của Đảng bộ và đội ngũ công nhân cảng Hải Phòng (24/11/1929 - 24/11/2009), Hải Phòng, 2009.
28. Cảng Hải Phòng những chặng đường lịch sử, Kỷ yếu xuất bản nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống 24/11/1929, Hải Phòng, 1999.
29. Chi cục thống kê Hải Phòng (1970), Hải Phòng 15 năm xây dựng và phát triển (1955 - 1969), NXB Thống kê, Hà Nội.
30. Công chính thành phố Hải Phòng, Báo cáo quân cảng Hải Phòng, ngày 12/02/1955.
31. Công chính thành phố Hải Phòng, Báo cáo quan cảng Hải Phòng năm 1955.
32. Công binh Quân khu 3 (1986), Bảo đảm công trình chống phong tỏa thành phố cảng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
33. CT300, Báo cáo của tiểu ban thương cảng Hải Phòng, 1959.
34. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, NXB Sử học, Hà Nội.
35. Cục vận tải đường thủy, Đề án sơ bộ về kế hoạch mở rộng và cải tiến cảng Hải Phòng, tháng 3/1957.
36. Cục vận tải đường thủy, Đề án sơ bộ về kế hoạch mở rộng và cải tiến cảng Hải Phòng, tháng 3/1957 (bản đã đính chính)
37. Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2010), Hải Phòng 55 năm xây dựng và phát triển (13/5/1955 - 13/5/2010), NXB Thống kê, Hà Nội, 2005.
38. Cục thống kê Hải Phòng (2000), Hải Phòng 45 năm xây dựng và phát triển (1955 - 2000), NXB Thống kê, Hà Nội.
39. Cục thống kê Hải Phòng 1983, Niên giám thống kê năm 1982.
40. Cục thống kê Hải Phòng 1985, Niên giám thống kê năm 1984.
41. Cục thống kê Hải Phòng 1986, Niên giám thống kê năm 1985.
42. Cục thống kê thành phố Hải Phòng (1990), Hải Phòng 35 năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội (1955-1990), NXB Thống kê, Hà Nội, 1990.
43. Cục thống kê Hải Phòng, Niên giám thống kê năm 1992.
44. Cục thống kê Hải Phòng, Niên giám thống kê năm 1993.
47. Cục thống kê Hải Phòng, Niên giám thống kê năm 2013, NXB Thống kê 2014. 48. Nguyễn Quốc Dũng (1994), Hải Phòng hai lần chống phong tỏa, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
49. Hải Phòng lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, NXB Quân đội nhân dân, 1986.
50. Lê Huy Hòa (chủ biên, 2002), Bách khoa tri thức quốc phòng toàn dân, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, trang 638.
51. Lê Huy Hòa (chủ biên, 2002), Bách khoa tri thức quốc phòng toàn dân, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, trang 636-638.
52. Hội đồng lịch sử thành phố Hải Phòng, Địa chí Hải Phòng, (tập 1), Hải Phòng 1990.
53. Hội khoa học Lịch sử thành phố Hải Phòng, Đường 5 anh dũng quật khởi, Hồi ký của các nhân chứng lịch sử, NXB Hải Phòng, 2000.
54. Hội khoa học lịch sử Hải Phòng (1998), Chống Mỹ phong tỏa vùng sông biển Hải Phòng, NXB Hải Phòng.
55. Ý nghĩa thời đại của chiến thắng Phát xít Hítle và quân phiệt Nhật Bản, NXB Thông tin lý luận, 1985
56. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, năm 2000.
57. Jeffrey Kimball, Hồ sơ chiến tranh Việt Nam, NXB Công an nhân dân.
58. Kít - xing - giơ. H (1979), Những năm ở nhà trắng, tài liệu dịch, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
59. Chu Lai, Khúc tráng ca về biển, NXB Quân đội nhân dân, Hải Phòng 1997. 60. Lịch sử công nhân cảng Hải Phòng, NXB Hải Phòng, 1984.
61. Lịch sử Đảng bộ Quân khu 3, (Tập 2), Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955-1975), NXB Quân đội nhân dân, 2009.
62. Lịch sử phong trào thanh niên và tổ chức đoàn TNCS HCM thành phố Hải Phòng (1925-1975), NXB Hải Phòng, 1991.
63. Lịch sử của cảng Hải Phòng và địa vị của cảng Hải Phòng đối với nền kinh tế