Quan hệ của con người với con người trong xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua tác phẩm Bạch Vân Am thi tậpvà Bạch Vân Quốc ngữ thi tập (Trang 49 - 65)

2.2. Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về con người

2.2.2. Quan hệ của con người với con người trong xã hội

Thông qua các tác phẩm thơ văn của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ ra sự liên hệ, sự tác động qua lại giữa các mối quan hệ của con người trong xã hội.

Ông xem xét sự tốt xấu của con người có thể ảnh hưởng tới sự giải quyết những mâu thuẫn của xã hội và bế tắc của lịch sử, có thể quy định giá trị của con người trong xã hội loạn li. Trên cơ sở đó, ông đã xây dựng nội dung tư tưởng cơ bản về quan hệ giữa con người với con người trong xã hội hay chính là đạo làm người của mình. Đồng thời, ông thấy mình cần phải thực hiện đạo làm người mà mình chủ trương đề ra để làm gương và cảm hóa người khác. Để từ đó, ông luôn mơ ước về một xã hội lý tưởng cho tương lai với vua sáng, tôi hiền, chúa thánh minh, nhân dân được thái bình.

Khi tham gia vào chốn quan trường, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận rõ mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội vốn rất nhiều những phức tạp, rối ren. Sự thay đổi của hiện thực buộc ông phải thay đổi cách nhìn, thay đổi quan niệm mặc dù những quy chuẩn của Nho gia đã từng thấm sâu trong tư tưởng của ông. Càng ngày, ông càng thấy ông vua trong hiện thực không phải là những thánh quân, những hiền giả. Còn bậc bề tôi trong hiện thực không phải là những người giữ nghĩa quân thần, chuộng đạo đức, mà chỉ là

một bọn tham quan, ham danh, chuộng lợi, thấy lợi danh thì đua nhau bâu vào xâu xé như lũ ruồi, kiến bâu vào mật mỡ:

“Thớt có tanh tao ruồi đậu đến

Ang không mật mỡ kiến bò chi” (Thơ Nôm, bài 65) [18, tr. 108]. Con người sống và đối xử với nhau không có lợi danh thì ngoảnh mặt làm thinh. Một xã hội có diện mạo đạo đức bộc lộ một cách suy đồi như vậy đã khiến ông cảm thấy bất bình và đau đớn, nhất là với một nhà nho luôn có nhiều suy tư, trăn trở như ông. Ông phải chứng kiến xã hội thối nát, nhiễu nhương từ trên xuống, cảnh đua chen vì lợi ích cá nhân lại là những thói rất thường của đời người. Bởi vậy, ông đã chỉ ra rằng:

“Hiểm mạc hiểm thế đồ Bất tiến tiện kinh cức Nguy mạc nguy nhân tâm Nhất phóng tiện quỷ quoắc” Nghĩa là:

Không gì hiểm bằng người đời Không cắt thì toàn là gai góc Không gì nguy bằng lòng người

Buông lỏng ra thì đều là quỷ quái” (Trung Tân ngụ hứng) [18, tr. 295 - 296].

Đối với uy lực của đồng tiền trong xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, Trạng Trình đã lên án, mỉa mai tầng lớp quan lại cũng như lòng người trong xã hội đã đánh rơi mất giá trị đạo đức để cho đồng tiền làm tha hóa con người:

“Đạo nọ, nghĩa này trăm tiếng bướm

Hay trong thơ Nôm bài 74 có câu viết rằng: “ Người, của lấy cân ta thử nhắc

Mới hay rằng của nặng hơn người” [18, tr. 115].

Đứng trước xã hội mà đời chẳng trọng người bằng trọng của, xã hội mà nếu đặt lên bàn cân thì của nặng hơn người ấy, cùng với những quan sát tinh tế và sự chiêm nghiệm sâu sắc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ ra bản chất của mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội là sự tráo trở, giả dối, vô liêm sỉ. Để rồi cuối cùng ông đã nhận định:

“Đời này nhân nghĩa tựa vàng mười

Có của thơi hơn hết mọi lời” (Thơ Nôm, bài 74) [18, tr. 115]. Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ phê phán một xã hội tranh giành vì lợi lộc mà ông còn đi sâu vào việc khắc họa sự biến thái, biến chất trong tâm lý con người theo sự ganh đua ấy của xã hội. Chính vì vậy, mà trước thì còn tình nghĩa nhưng sau lại thật trơ trẽn:

“Còn bạc, cò tiền còn đệ tử

Hết cơm, hết rượu hết ông tôi” (Thơ Nôm, bài 71) [18, tr. 113]. Và: “Trước đến tay không, nào thốt hỏi

Sau vào gánh nặng, lại vui cười Anh anh, chú chú, mừng hơ hải

Rượu rượu, chè chè, thết tả tơi” (Thơ Nôm, bài 74) [18, tr. 115]. Từ những quan sát, đánh giá về hiện thực của sự suy thoái đạo đức, ông đã tiếp tục chỉ ra những mâu thuẫn phức tạp trong xã hội thời kỳ này hiện diện trong mọi mặt của đời sống sinh hoạt, kinh tế. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các mối quan hệ của con người bị đảo lộn:

“Người hàng thịt nguýt người hàng cá Đứa bán bò rèm đứa bán trâu

Bé vú thở than người cả vú

Ít râu ánh ỏi kẻ nhiều râu” ( Thơ Nôm, bài 112) [18, tr. 148]. Thậm chí, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mượn hình ảnh con chuột lớn để lên án sự bất nhân, bất nghĩa của loại người hám lợi, tiểu nhân, hiểm độc, tham lam:

“Con chuột lớn kia sao mày bất nhân Vụng trộm thêm nhiều âm mưu độc hại ………...

Tàn sát sao mà quá thảm khốc

Chốn thành xã dựa vào mà làm điều gian

Cả thần và người đều oán chứa đầy bụng. (Tăng Thử) [18, tr. 304]. Cùng với việc phản ánh những biến đổi về mặt đạo đức xã hội, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn lên án những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Đó là những cuộc chiến nhằm tranh quyền, đoạt vị của các thế lực phong kiến làm cho nhân dân rơi vào tình cảnh cùng cực, thảm đầy vơi:

“Chiến tranh tiếp liền nhau,

Họa hoạn như thế này đến là cùng cực” (Thương Loạn) [18, tr. 306]. Chứng kiến tình cảnh đất nước loạn li, nhân dân lầm than, ông đã bày tỏ niềm xót thương, sự đồng cảm đối với nỗi khổ mà nhân dân đang trải qua:

Mắt thấy nơi nơi đều là lầm than Đi qua khắp chốn đều là sinh gai góc Tiều tụy đến như thế là quá lắm

Thương xót kêu van đâu có được” (Thương Loạn) [18, tr. 306]. Bức tranh xã hội mà Nguyễn Bỉnh Khiêm chứng kiến chứa đầy sự mâu thuẫn, đó là sự đối lập của những lực lượng xã hội cụ thể, của những âm thanh, hình ảnh xô bồ, phức tạp nhưng chân thực. Không chỉ dừng lại ở việc

phê phán những đổi thay của xã hội, của đạo đức mà ông còn có những tư tưởng nhằm cải biến xã hội.

Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng, thời cuộc có lúc lên lúc xuống, đời này qua đời khác không giống nhau về hoàn cảnh cụ thể. Theo ông, để xã hội được duy trì trật tự và ổn định thì con người phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản bao gồm cả nguyên tắc chung và nguyên tắc riêng tùy thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh cụ thể:

“Thuở nơi doanh mãn là nơi tổn,

Hãy gẫm cho hay mới kẻo âu” (Thơ Nôm, bài 9) [18, tr. 60]. Hoặc:

“Làm người chớ thấy tài mà cậy,

Có nhọn bao nhiêu, lại có tùi” (Thơ Nôm, bài10) [18, tr. 61]. “Một cơ yêu nhục đổi thay đều,

Yêu bao nhiêu, thì nhục bấy nhiêu” (Thơ Nôm, bài 25) [18, tr. 73]. Những cặp từ đối lập, như “mãn - tổn”; “nhọn - tùi"; “yêu - nhục”, v.v... luôn tác động lẫn nhau, biến đổi không ngừng theo vòng tuần hoàn, đắp đổi. Nhận thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm về mâu thuẫn của thời thế được phản ánh qua những mâu thuẫn trong xã hội mà ông thấy được. Bởi, thời đại mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đang sống là thời đại tồn tại những mâu thuẫn xã hội nảy sinh khá gay gắt. Nhà hiền triết của Đại Việt ở thế kỉ XVI đã vận dụng tử tưởng biến dịch để làm rõ những mâu thuẫn xã hội ông đang chứng kiến. Trước những mâu thuẫn xã hội đầy rối ren, phức tạp, với một lý tưởng xã hội nhân văn cao cả, Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn giải quyết mâu thuẫn bằng cách nhận thức đúng các mặt mâu thuẫn, tương phản, nương tựa vào nhau trong mỗi sự vật, rồi đi tới chủ trương muốn xóa bỏ mâu thuẫn thì phải thủ tiêu một mặt của hai cực đối lập:

Tính khí mà kiêu thì ý chí trôi đi hết”(Ý xưa cảm khái về thời thế) [18, tr. 309].

Mặt khác, xuất phát từ quy luật tuần hoàn ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ ra rằng, chính những mâu thuẫn làm cho con người lâm vào tình trạng rắc rối, lo âu. Do đó, ông theo đuổi triết học xử thế trong Kinh Dịch là “phải thời trung”. Theo quan điểm của Kinh Dịch, ở đời cái gì quá cao hoặc quá thấp cũng đều không tốt, chỉ có trung bình mới tốt.

“Trung” trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm là “đạo trung thường”, “đạo trung dung”, không thiên lệch, thái quá. Đối với bản thân mỗi người, việc xác định điểm giữa (trung) để dung hòa sự đối lập và duy trì sự tồn tại càng trở nên khó khăn. Tuy vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn luôn khẳng định trong bất kỳ trường hợp nào cũng có thể tìm được điểm trung ấy.

Bên cạnh đó, trước hiện thực xã hội, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa ra những “chuẩn tắc” trong các mối quan hệ xã hội mà ông là người đầu tiên thực hiện điều đó. Những tư tưởng của ông được thể hiện rải rác trong các bài văn, bài thơ... nhưng kết tinh nhất, tập trung nhất là trong bài ký “Bia ký Quán Trung Tân”. Tên Quán Trung Tân có nghĩa là: Trung là đạo trung. Trung nghĩa là đúng giữa không thiên lệch, giữ vẹn được điều thiện thì không đâu không phải là điều trung vậy; Tân có nghĩa là bến để đậu, biết chỗ đáng đậu là bến chính, không biết chỗ đáng đậu là bến mê [53, tr. 17].

Trong tác phẩm, ông đã chỉ ra rằng để tu dưỡng, hoàn thiện đạo đức cũng như mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội trở lên tốt đẹp thì mỗi người cần lấy Trung Chính, Chí Thiện, Nhân làm đầu. Trong mối quan hệ con người với tự nhiên thì phải xem trọng sự hòa hợp. Còn trong mối quan hệ với chính bản thân mình thì tận tâm tu dưỡng đạo đức, giữ vững tiết khí, không màng danh lợi, sẵn sàng giúp dân, giúp nước.

Tư tưởng cốt lõi của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong việc tu dưỡng đạo đức, tiến tới xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa con người với con người trong xã hội là Trung Chính. “Trung” của ông vừa là sự kế thừa, vừa là sự phát triển “đạo Trung dung” của Nho giáo. Theo Nho giáo nguyên thủy “trung dung” đồng thời cũng là “trung hòa”. “Trung hòa” là cái tính tự nhiên của trời đất mà “trung dung” là đức hạnh của con người. Trung là ở giữa, là không thiên lệch về bên nào. Dung là thường. Trung dung nghĩa là dùng đạo Trung làm lẽ sống thường ngày vậy” [6, tr. 189]. Như vậy, theo “trung dung” của Khổng Tử thì con người không thiên về cái gì, không phải cũng không trái.

Chữ Trung trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm có phần linh hoạt, nhạy bén hơn. Khi đứng một mình, nó được ông coi như con đường lớn ở giữa, không thiên lệch. Khi Trung đi với Tân (bến) tạo thành Trung Tân quán, nó được coi như một bến để đón hành khách vãng lai từ cõi mê đi tới, là bến chờ những kẻ đang chìm nổi trong bể trầm luân, đang lạc lõng trong cõi “vô minh”, cũng là bến nghỉ đối với những người mang tư tưởng mơ hồ, phiêu du trở về với cuộc sống của thực tại. Qua Trung Tân quán, Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ bổ sung tư tưởng vào hai chữ “trung dung” của đạo Nho mà qua đó, ông đã khẳng định nhân sinh quan Nho – Phật – Lão trong tư tưởng của các nhà Nho thời kỳ này nói chung và trong tư tưởng của ông nói riêng.

Tư tưởng về đạo Trung của Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ được thể hiện một cách khái quát mà còn được thể hiện trong các mối quan hệ cụ thể. Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm trung với vua, thì hiếu với cha mẹ, thuận giữa anh em, hòa giữa vợ chồng, tín giữa bạn bè là đạo trung vậy. Nhưng trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là mối quan hệ một chiều thuần túy mà phải được thực hiện trong mối quan hệ hai chiều.

Trong quan hệ vua - tôi: theo ông, muốn đạo vua - tôi được trọn vẹn thì vua phải thực hiện “đạo làm vua”để là một vị vua phải ra vua nhằm đem lại cho xã hội cuộc sống thái bình, thịnh trị và ông coi đó là điều kiện để người bề tôi thực hiện “đạo bề tôi” để tôi ra tôi, nếu vua chẳng ra vua thì lỗi đạo làm tôi cũng khó tránh khỏi. Còn bề tôi, theo ông cũng không câu nệ trong đạo làm tôi. Ông chỉ ra rằng: “nếu hết lòng vì nước, vì dân mà hiến mưu cao chước lạ, đem lòng trung chính mà can gián vua, thì không những nghĩa vụ của mình đã được làm tròn mà còn phúc lây đến cả trăm họ” [29, tr. 76]. Ngược lại, nếu bề tôi không thực hiện đúng đạo của mình thì không những không giúp ích được gì cho đất nước mà muôn dân cũng sẽ phải chịu khổ. Ông nói tiếp “nếu chỉ biết nhắm mắt phục tùng để mưu lược vinh thân phì gia, cam phận làm một bậc ngu trung, thấy vua sai không dám can ngăn, thấy vua lỗi không dám nói thẳng, cam phận để bảo gì nghe nấy thì thật là đáng trách”; “hơn thế nữa, nếu chỉ dùng mọi mưu mô, xiểm nịnh để đưa vua vào con đường sai trái” thì không những “bản thân đã lỗi đạo làm tôi”, “mà muôn dân sẽ gánh phần tai họa” [29, tr.87 - 88].

Vì vậy, đến quan niệm “trung” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang những điểm tiến bộ và mới mẻ hơn quan niệm của các bậc tiền bối trong đạo Nho Trung Hoa. Khái niệm “trung” của ông không gói gọn trong nghi lễ, đạo vua tôi như trong Nho giáo nhất là trong quan niệm của Hán Nho: “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”(vua bảo tôi chết, tôi không chết là không trung). Ông đã vượt qua những thói thường của Nho gia để khẳng định bản lĩnh của mình. Đó là lòng trung đối với nước, trung với ông vua sáng có thể đem lại những đổi thay cho vận mệnh của đất nước trước những rối ren, loan lạc, chứ không phải là “ngu trung” với cựu triều. Lòng trung của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với nhà Mạc giống với cha con Nguyễn Trãi trung với nhà Hồ và sau này là Lê Lợi. Với cha con Nguyễn Trãi là triều Trần đang trên đà đổ nát, còn với

mà tổ tiên để lại. Không phải dễ dàng thực hiện được điều đó mà phải có một bản lĩnh đặc biệt ông mới gạt bỏ được cái quan điểm “ngu trung”, các lời chê bai, các sự cám dỗ để từ chối nhà Lê và lựa chọn nhà Mạc. Phải có một bản lĩnh nhất định mới làm chủ được mình trong mọi trường hợp khi xuất, khi xử, khi ẩn, khi tàng. Cách hành xử linh hoạt đó đã thể hiện tài trí của ông trước thế sự liên tục xoay chuyển, lòng trắc ẩn của ông trước sự tồn vong của dân tộc.

Bên cạnh mối quan hệ vua - tôi thì các mối quan hệ khác của con người cũng thể hiện những quy phạm đạo đức luân lý sâu sắc, cũng là sự thể hiện lòng trung của con người.

Trong quan hệ cha - con: ngoài việc kế thừa tư tưởng của đạo Nho, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có những bổ sung đáng kể. Theo quan niệm của Nho giáo Trung Hoa thì phụ - tử mạng nặng tính giáo lý khô khan, mang nặng nghi thức, có phần cứng nhắc, mang tính một chiều: con cái nhất nhất phải phục tùng cha mẹ, cha mẹ nếu sai, con cái không khéo khuyên được thì cũng phải nhắm mắt nghe theo, nhất là với người con gái thì trong quan hệ này càng ngặt nghèo hơn bởi quan niệm “tại gia tòng phụ”. Đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, vẫn là tình phụ tử nhưng trong quan hệ đó có phần hài hòa hơn, gần gũi với nếp nghĩ của nhân dân lao động hơn.

Trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng trở nên đầm ấm. Cha mẹ luôn hết lòng chăm lo, yêu thương con cái. Chỉnh bởi công lao to lớn mà cha mẹ dành cho con nên ông nhắc nhở con cái phải luôn có hiếu với ông bà cha mẹ, thậm chí ông còn khuyên nàng dâu phải biết thờ cha mẹ chồng. Còn trách nhiệm của một người cha theo ông là phải nghiêm khắc, hết lòng yêu thương các con, yêu cả bằng tình và bằng lý. Với vai trò là một người cha, ông luôn là một người cha hiền từ,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua tác phẩm Bạch Vân Am thi tậpvà Bạch Vân Quốc ngữ thi tập (Trang 49 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)