2.3. Một số nhận định, đánh giá về Thế giới quan Nguyễn Bỉnh Khiêm
2.3.2. Một số hạn chế trong thế giới quan Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bên cạnh những giá trị tích cực thì vẫn tồn tại những sai lầm, hạn chế nhất định trong tư tưởng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa ra tư tưởng duy vật về vũ trụ quan và nguồn gốc con người nhưng lại rơi vào duy tâm số mệnh khi ông đi sâu vào hiện thực xã hội.
Trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, trung là cái chuẩn đích, cái tuyệt đối, lấy cái trung, cái ở giữa để điều chỉnh các cực đối lập, các mặt mâu thuẫn, tương phản. Từ trung ông đi đến “vô sự”, “vụng” trong lẽ sống. Khi ứng dụng luật tuần hoàn và triết học xử thế thời trung vào việc giải quyết các vấn đề của hiện thực xã hội với những biến động dữ dội, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã rơi vào tư tưởng thủ tiêu đấu tranh, đã trở nên yếu đuối, bất lực. Tư tưởng tiêu cực này đối lập với vai trò của một người trí thức chân chính như ông phải tham gia đấu tranh, cải tạo. Đây là sai lầm bắt nguồn từ nguồn gốc nhận thức triết học của Trạng Trình, ông không nhận thức, cũng không lý giải được những biến đổi xã hội từ nguyên nhân bên trong của nó mà ông cho đó là do giá trị đạo đức của con người đã thay đổi. Vì thế, toàn bộ lối ứng xử và thái độ chính trị của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với những vấn đề
gay gắt của xã hội ở thời ông sống, cũng như đối với sức ép của các thế lực thống trị đương thời, đã phản ánh đầy đủ sự lúng túng, bế tắc của ông.
Bên cạnh đó, trước hiện thực xã hội bị đảo lộn bởi tác động của đồng tiền thì Nguyễn Bỉnh Khiêm lại không thấy được bản chất tích cực của con người, vai trò chủ thể của con người trong lịch sử. Điều đó cho thấy, ông không vượt qua được những hạn chế của thời đại và nhận thức, ông chỉ thấy mặt tác hại của đồng tiền mà không thấy được vai trò của nó. “Đồng tiền đã mạng lại sự suy đồi của đạo đức nhưng chính nó cũng là một tia sáng về tương lai của đất nước. Ông quay lại quá khứ, nhìn lại cái vòng luẩn quẩn của một xã hội mà sự trì trệ đã kéo dài hàng ngàn năm. Ông cũng nhìn về tương lai nhưng cái tương lai vẫn mù mịt ấy không cho ông nhìn thấy sự phủ định tất yếu của ngày hôm nay mà chỉ đẩy lùi ông trở về cái quá khứ của ngày Nghiêu, tháng Thuấn. Phải chăng chính vì thế, ông trở thành bảo thủ và sự bất lực của ông là bi kịch của ông” [19; 74]. Có lẽ vì vậy, ông không nhận thức được vai trò hoạt động của con người trong sự phát triển của xã hội.
Trong việc đi tìm một lẽ sống khác đúng đắn hơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm không vượt qua được rào cản của thời cuộc, những tư tưởng thực trạng đạo đức của ông có phần nào đó quá nặng nề. Cụ thể như: ông thấy được sự suy đồi của xã hội nhưng ông không tìm thấy được nguyên nhân đích thực của sự suy, cũng không tìm ra được lực lượng xã hội giải thoát tình trạng đó. Ông nhận thấy cái xấu xa, mặt trái của quy luật đồng tiền nhưng ông lại không thấy được yếu tố tích cực, tiến bộ của nó. Ông xót thương cho một xã hội bị đảo lộn nhưng tư tưởng mà ông đưa ra lại là kết quả của một nền Nho học quá khứ bị kìm hãm bởi một nền nông nghiệp lạc hậu, bảo thủ. Ông lo lắng trước hiện tượng con người “lầm lạc, mất đạo” nhưng ông không hiểu rằng đó là một tất yếu lịch sử ở xã hội Việt Nam thế kỷ XVI.
Tư tưởng về đường lối trị nước mà Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có mâu thuẫn giữa những yếu tố tích cực thể hiện mong muốn của ông với đất nước và
những yếu tố tiêu cực thể hiện ở tư tưởng khuyên người ta từ bỏ con đường đấu tranh chính trị, từ bỏ danh lợi trước hiện thực xã hội rất cần đến sự hoạt động tích cực của con người.
Ông đã tham gia cải tạo xã hội nhưng cuộc cải tạo đó mới chỉ diễn ra trong tư tưởng mà thôi, còn cuộc cải tạo trong hiện thực thì vẫn chưa thể thực hiện được.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của Nguyễn Bỉnh Khiêm là ông không thấy được đặc điểm tích cực, bản chất của con người và xã hội loài người, đánh đồng quy luật của xã hội với quy luật của tự nhiên, do đó dẫn đến quan điểm duy tâm, số mệnh. Ông thừa nhận đạo người có phát triển nhưng là phát triển theo vòng tuần hoàn, phát triển theo chiều đi xuống, phát triển theo kiểu thăng rồi giáng, được rồi mất... Quan niệm này không đúng với sự phát triển của con người và xã hội. Ông đều cho tất cả là do số, do mệnh, do trời chi phối. Ông nói: “được hỏng, cùng thông không gì là không do trời định”. Quan niệm duy tâm thần bí đó đã là cơ sở đưa đến sự bó tay của ông trước sự biến đổi tự phát của xã hội đương thời.
Hơn nữa, Nguyễn Bỉnh Khiêm không thừa nhận vai trò của hoạt động con người trong sự phát triển xã hội và bản thân mình, ông chỉ chú trọng tới mặt nhận thức, mặt đạo đức của con người. Ông không thấy được những thay đổi của nhận thức con người, của các giá trị đạo đức là do những cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội của thời đại tạo ra. “Ông không thấy được những căn nguyên đang gây ra những diễn biến bên ngoài xã hội mà ông sống, không dự báo được những gì sẽ xảy ra sau cái thời đại đó. Ông cũng không hề biết rằng các nước phát triển về công nghiệp, thương nghiệp ở phương Tây đã bắt đầu đến gõ cửa quê hương còn nghèo nàn, lạc hậu của ông”, [20, tr. 68 - 69]. Quan niệm này của Trạng Trình khác xa so với quan niệm của Mạc Đăng Dung.
Mạc Đăng Dung đã xây dựng một trật tự cần thiết cho sự đổi mới của xã hội. Ông trấn áp những thế lực bảo thủ, phản động và tích cực ủng hộ cho sự phát triển của công nghiệp và thương nghiệp. Lịch sử đã để lại nhiều bằng chứng nói lên công lao của Mạc Đăng Dung và triều đại ông: sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, đưa lại đời sống ấm no cho nhân dân; thủ công nhiệp được phát triển nhất là đò gốm, đồ dệt; trật tự an ninh được đảm bảo,... Mạc Đăng Dung ít nhất còn thấy được vai trò của nông nghiệp và thương nghiệp, còn nhìn thấy được mối quan hệ hàng hóa trong phạm vi toàn quốc, còn hiểu được phần nào tình hình buôn bán với các nước phương Tây. Những kết quả đạt được dưới thời nhà Mạc khiến ta không thể không thừa nhận vai trò nhất định của Mạc Đăng Dung đối với lịch sử dân tộc, nhưng đó chỉ là sự phát triển nhất thời. Xã hội Việt Nam thời kỳ này không thể tránh khỏi căn bệnh của thời đại là sự suy tàn của xã hội phong kiến Việt Nam do nguyên nhân biến động về kinh tế, chính trị - xã hội của nó gây nên. Vì thế, khi quyết định ra làm quan dưới triều Mạc, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ở vào thế “phò nghiêng đỡ lệch”, ông luôn trăn trở về lẽ “xuất”, “xử” của mình.
Một nguyên nhân dẫn đến hạn chế nữa trong tư tưởng về con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm là khi nhận thức về những biến đổi của xã hội, ông lại không nắm bắt được những điều thiết thực, những căn nguyên căn bản dẫn đến sự đổi thay của thời cuộc ấy mà ông chỉ biết quay về với sách vở, với những chuẩn tắc rườm rà của các bậc thánh hiền thuở trước. Ông không biết rằng chính việc làm đó lại là sợi dây vô hình đang trói buộc ông. Tư tưởng này của ông khiến ta lại nhớ đến sự bảo thủ của bậc tiền Nho nổi tiếng của Trung Hoa là Khổng Tử. Người “vạn thế sư biểu” ấy vẫn luôn cố gắng giữ gìn lễ giáo nhà Chu trong khi ở xã hội đã có những thay đổi nên những lễ giáo đó không thì còn phù hợp nữa, ông chỉ chú trọng tới việc giáo hóa đạo đức mà không coi trọng hoạt động thực tiễn.
Những quan niệm về nguồn gốc, sự tồn tại và phát triển của con người trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện sự tồn tại của những quy luật phổ biến trong xã hội loài người như sự liên hệ, sự tác động qua lại của các mối liên hệ trong xã hội của con người; sự tồn tại của các mặt đối lập, sự vận động và phát triển của con người và xã hội loài người. Ông cũng chỉ ra rằng chính những mâu thuẫn trong xã hội làm cho con người lâm vào tình trạng bế tắc, lo âu. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng con người “phải thời trung”, tuân thủ “đạo trung thường, phải khôn ngoan, khéo léo trong cách ăn ở, cư xử. Cách đó, theo ông là “vô sự”. Mặc dù đã có những cố gắng nhất định nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn rơi vào những hạn chế, những bế tắc khi giải quyết các vấn đề xã hội. Nguyên nhân dẫn đến những bế tắc đó là do ông không nhận thức được những nguồn gốc căn bản của sự biến đổi trong xã hội là do cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội gây nên mà ông lại cho là do những biến đổi về giá trị đạo đức gây nên; đồng thời, ông không thừa nhận vai trò tích cực của hoạt động con người trong sự phát triển của xã hội. Cuối cùng, ông rơi vào quan điểm duy tâm, số mệnh.
Xét trong hoàn cảnh lịch sử Việt Nam lúc đó, những khuyết điểm trên không phải do ông mà trước hết là do thời đại đã buộc vào ông. Chúng ta không thể trách cứ ông điều mà thời đại không cho phép.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống trong thời đại mà những trở ngại về kinh tế và tư tưởng đã ràng buộc ông. Trách nhiệm của chúng ta ngày nay - những con người mới trong xã hội mới là phải quét sạch những trởi ngại ấy để mở đường cho đất nước ta tiến tới phồn vinh và nhân dân ta sống trong hạnh phúc. Bởi vậy, quá trình xây dựng và phát triển đất nước, trong đó nhấn mạnh về mặt mặt tư tưởng, văn hóa thì phải nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan
những ưu điểm và những khuyết điểm của Nguyễn Bỉnh Khiêm trên tinh thần kế thừa và phê phán khoa học để có cái nhìn biện chứng, sâu sắc.
Trong xã hội hiện nay, yêu cầu đạo đức của con người đối với bản thân mình là phải có ý thức, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, phải luôn tự rèn luyện, trau dồi ý thức đạo đức cá nhân, phải có tinh thần học hỏi không ngừng, luôn có cái nhìn biện chứng, khoa học đối với sự vận động và phát triển của xã hội, có như vậy ta mới có thể lựa chọn con đường đi đúng đắn. Vì vậy, việc học tập tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở tư tưởng kiên định trước những cám dỗ của cuộc đời, tư tưởng kiên quyết từ chối danh lợi để giữ vững lẽ sống, tư tưởng nhân nghĩa, không ngừng học tập, không xu thời, coi địa vị, quyền lực chỉ là phương tiện để thực hiện lý tưởng của mình... là những điều vô cùng cần thiết.
Chế độ xã hội chủ nghĩa là sự thống nhất giữa tiến bộ và hạnh phúc. Nếu ngày xưa ở thời đại phong kiến trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng mỗi bước chuyển của lịch sử đã để lại một sự suy đồi nhất định về đạo đức thì ngày nay với sự phát triển về kinh tế - xã hội đã đi song song với sự phát triển về mặt đạo đức và nhân cách. Ngày nay, chúng ta có đủ điều kiện để xây dựng một nền đạo đức mới trong toàn xã hội bằng việc kế thừa và phát triển những giá trị đạo đức, văn hóa của truyền thống dân tộc, kết hợp với việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại dựa trên cơ sở kinh tế - xã hội mới, mà nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những hiện tượng tiêu cực còn tồn tại chỉ là tạm thời và nhất thiết phải sớm được xóa bỏ. Là con cháu của một dân tộc anh hùng, mỗi cá nhân phải ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp tương lai của đất nước để khi nhìn vào tương lai ta có thể tự hào về những gì mình đã gây dựng được và khi nhìn lại quá khứ, ta không khỏi hổ thẹn với các bậc tiền nhân:
Chí anh hùng nối vạn niên xưa
Tài dũng lược đi vào thiên niên kỷ mới Tương lai giàu mạnh: cả nước đi lên Sự ngiệp văn minh: toàn dân tiến tới Đường kinh doanh rộng mở toàn cầu Đỉnh trí tuệ, xa trông thế giới
Nhìn vào hậu thế thêm vui
Tưởng đên tiền nhân chẳng tủi” [53, tr. 50].
Tiểu kết chương 2
Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về thế giới, về con người thể hiện những yếu tố duy vật thô sơ xen lẫn duy tâm thần bí với cách tiếp cận biện chứng hợp lý và bao gồm cả sự bảo thủ, hạn chế. Toàn bộ, cốt lõi tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm được bộc lộ gần như trọn vẹn qua hai tập thơ Bạch Vân Am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập.
Trong quan niệm về vũ trụ quan mang tính duy vật khi ông bàn luận về Khí, về Lý; tính biện chứng được trình bày thông qua sự tương tác của các sự vật, hiện tượng. Trong quan niệm về con người, ông bàn về nguồn gốc hình thành, tồn tại và phát triển của con người khi ông cho con người là một bộ phận của tự nhiên và có sự vận động, phát triển theo quy luật tự nhiên. Như vậy, trời và người có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Bên cạnh đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn đưa ra tư tưởng về mối quan hệ của con người và con người trong xã hội thông qua nội dung chính là đạo làm người, là việc tu dưỡng và hoàn thiện đạo đức. Tư tưởng nổi bật trong quan niệm về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội được thể hiện như: Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ ra những thay đổi của đạo đức xã hội là cơ sở để đưa ra những tư tưởng về đạo làm người với việc cần phải thực hiện đạo Trung, Chí Nhiện, Nhân trong các mối quan hệ của con người và trong xã hội. Ông chủ trương đường lối trị nước “vương đạo”
trên nền tảng nhân nghĩa nhằm mang lại cuộc sống thái bình, thịnh trị cho nhân dân... Điều đó có ý nghĩa lớn đối với việc xác định vai trò của những cống hiến mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại đối với lịch sử dân tộc, trong đó có lĩnh vực lịch sử tư tưởng của dân tộc.
Tuy nhiên, trong thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng tồn tại nhiều hạn chế, quá trình hình thành, tồn tại, và phát triển của vạn vật chỉ là sự mô tả, sự vận động của vạn vật, con người mang tính tuần hoàn đắp đổi. Ông không thấy được nguồn gốc đích thực của sự vận động và phát triển. Trong tư tưởng về con người và mối quan hệ xung quanh con người do không nhận thức được căn nguyên của những biến đổi trong đạo đức của con người do cơ sở của nó là những biến đổi của điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội. Ông không thấy được vai trò tích cực của hoạt động con người... Điều này, làm cho ông bi quan, bế tắc thậm chí rơi vào quan điểm duy tâm, số mệnh khi đi vào giải quyết các mâu thuẫn của con người trong xã hội. Những hạn chế này chỉ ra cho chúng ta thấy yêu cầu cần thiết là phải nhận thức phù hợp, đánh giá khách quan, rút kinh nghiệm kịp thời trong quá