CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH
2.1 Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tƣ tại Việt Nam cho các hoạt động khở
2.1.1 Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam:
Theo thống kê số quỹ đầu tƣ đang hoạt động tại Việt Nam là khoảng 573, với
phân loại theo hình thức đầu tƣ nhƣ sau: đầu tƣ chủ yếu vào cổ phần tƣ nhân: 3 quỹ; đầu tƣ công nghệ cao và đầu tƣ mạo hiểm: 4 quỹ (Capital, IDGVV- IDG Venture VietNam, VinaCapital, FPT Venture); đầu tƣ vào bất động sản: 7 quỹ; đầu tƣ vào cổ phiếu niêm yết, các công ty cổ phần và các khoản đầu tƣ cơ hội: 43 quỹ. Nhƣ vậy, mặc dù khá nhiều quỹ đầu tƣ đang hoạt động tại Việt Nam nhƣng các quỹ mang tính chất đầu tƣ vốn mạo hiểm thì chiếm tỷ trọng rất thấp (4/57 quỹ). Cụ thể nhƣ biểu đồ dƣới đây: [15]
Biểu đồ: Quỹ đầu tƣ mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam tính đến thời điểm 12/2016
Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam số 12/2016
3http://khoahocvacongnghevietnam.com.vn/khcn-trung-uong/14158-quy-dau-tu-mao-hiem-giai-phap-von- cho-doanh-nghiep-khoi-nghiep-sang-tao.html ,ThS Thạch Lê Anh, 07/12/2016
Những năm gần đây, thị phần về đầu tƣ mạo hiểm của Việt Nam giảm rất đáng kể, thay thế vào đó là sự trỗi dậy của Singapo, Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đã đi sang những đất nƣớc này bởi cơ chế thuận lợi hơn về gọi vốn, thoái vốn, về phát triển mở rộng thị trƣờng của mình. Trƣớc thực trạng này, Nguyên Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì và phối hợp với các Bộ/ngành đề xuất xây dựng chính sách khuyến khích thành lập quỹ đầu tƣ phát triển công nghệ mới, công nghệ cao, trình Thủ tƣớng Chính phủ trong tháng 3/2016. Đúng với kế hoạch, mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã công bố “Dự thảo Thông tƣ hƣớng dẫn về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của Quỹ Đầu tƣ mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam (start-up)” hợp thức hóa khung pháp lý để đón đầu làn sóng đầu tƣ mạo hiểm
vào Việt Nam. Dự thảo nêu rõ:4Quỹ đầu tư mạo hiểm là quỹ hình thành từ
vốn góp của các thành viên nhằm thực hiện đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo. Quỹ này không phải tuân thủ các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tƣ của quỹ đầu tƣ chứng khoán. Việc đầu tƣ vào quỹ này chỉ phù hợp đối với cá nhân, tổ chức sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao từ việc đầu tƣ của quỹ. Cá nhân, tổ chức đầu tƣ vào quỹ này cần cân nhắc kỹ trƣớc khi tham gia góp vốn, quyết định đầu tƣ. Sau khi thành lập Quỹ đầu tƣ mạo hiểm, các thành viên sẽ bầu ra một vị đại diện gọi là Giám đốc Quỹ. Các thành viên ủy quyền cho Giám đốc quỹ mở tài khoản tại ngân hàng thƣơng mại để quản lý nguồn vốn đầu tƣ, các thành viên phải góp đủ và đúng số tền đã cam kết đăng ký thành lập Quỹ. Tuy nhiên, các thành viên không đƣợc dùng vốn ủy thác, vốn vay dƣới bất kỳ hình thức nào để góp vốn vào Quỹ và phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp. Quỹ có thể tăng vốn thông qua việc huy động thêm từ thành viên hiện hữu hoặc từ thành viên mới, tuy nhiên
4 http://business.gov.vn/tabid/60/catid/10/item/14365/d%E1%BB%B1-th%E1%BA%A3o-th%C3%B4ng- t%C6%B0-v%E1%BB%81-qu%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BA%A7u-t%C6%B0-m%E1%BA%A1o- hi%E1%BB%83m-cho-kh%E1%BB%9Fi-nghi%E1%BB%87p-s%C3%A1ng-t%E1%BA%A1o.aspx
không đƣợc phép đi vay để thực hiện hoạt động đầu tƣ. Và việc phân chia lợi nhuận sẽ đƣợc tính trên lƣợng vốn góp của từng thành viên. Các thủ tục thành lập Quỹ đƣợc tối thiểu hóa chỉ mất 3 ngày để thành lập một quỹ đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam. Có thể nói, dự thảo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đƣợc đƣa ra trong bối cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang bùng nổ về cả chất và lƣợng. Tuy nhiên, đối với các Start-up, khó khăn về vốn là một bài toán nan giải nhất. Thực tế cho thấy, hiện nay hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam
chủ yếu huy động vốn từ các "Nhà đầu tư Thiên thần". Hầu hết là các cá
nhân, tổ chức chuyên đi đầu tƣ vào doanh nghiệp khởi nghiệp sớm, khi chƣa có lợi nhuận, thậm chí mới chỉ là ý tƣởng và chƣa có sản phẩm.
ĐTMH là một khái niệm quen thuộc với các nhà ĐTMH trên thế giới. Theo hình thức này, các nhà đầu tƣ hay những tổ chức chuyên môn hóa rót vốn vào những DN mới thành lập, chƣa niêm yết trên TTCK, có tốc độ tăng trƣởng cao và thƣờng sử dụng các công nghệ mới, hiện đại…đang cần tài trợ để phát triển sản phẩm hoặc quá trình tăng trƣởng. Các quỹ ĐTMH trên thị trƣờng Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Tuy nhiên, do đặc điểm về chính sách pháp luật, môi trƣờng kinh tế….,nên hoạt động của các ĐTMH ở Việt Nam không hoàn toàn giống hoạt động ĐTMH trên thế giới mà còn có 1 số đặc điểm riêng sau:
Hoạt động ĐTMH Việt Nam nở rộ song chỉ tập trung vào một số quỹ chủ yếu
Quỹ ĐTMH đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu những năm 1990. Trong nửa đầu những thập kỷ 90, có 6 quỹ đầu tƣ tiến hành hoạt động tại Việt Nam với tổng lƣợng vốn huy động khoảng 700 triệu USD. Cùng với những biến đổi tích cực và mạnh mẽ của TTCK, từ giữa năm 2006, hệ thống tài chính Việt Nam ghi nhận giai đoạn bùng nổ các quỹ ĐTMH. Số lƣợng các quỹ ĐTMH tăng lên nhanh chóng. Đến nay, Việt Nam đã có hơn 57 quỹ ĐTMH. Tuy nhiên, một thực tế có thể nhận thấy rằng, hoạt động ĐTMH tại
Việt Nam chỉ chủ yếu tập trung vào một số công ty quản lý quỹ lớn nhƣ: VinaCapital, Mekong Capital, IDGVV…Mỗi quỹ này sẽ quản lý những quỹ nhỏ khác. Ví dụ nhƣ Dragon Capital quản lý: VEIL, VGF, VDF, VRI, và công ty quản lý quỹ Viet Fund Manager,… Mekong quản lý quỹ: Mekong Fund, Mekong Capital Enterprise II,… Vinacapital quản lý quỹ: VOF, DFJ Vinacapital Fund, Vina Land,… Số lƣợng các quỹ ĐTMH ở Việt Nam hiện nay không phải ít nhƣng không phải tất cả các quỹ đó đều hoạt động ĐTMH. Do lĩnh vực đầu tƣ còn chƣa tập trung (công nghệ cao, bất động sản, một số ngành sản xuất và tiêu dùng), nên các quỹ này không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn của các DN, làm phân tán hoạt động của vốn mạo hiểm.
Đặc điểm các quỹ ĐTMH ở Việt Nam giai đoạn 1990 đến nay.
Việt Nam đang trong cao trào của chính sách mở cửa, dòng đầu tƣ nƣớc ngoài ồ ạt chảy vào Việt Nam. Đây cũng là lúc các nhà ĐTMH nƣớc ngoài quan tâm đến thị trƣờng Việt Nam, và bắt đầu tiến hành hoạt động ở nƣớc ta. Kể từ năm 1990 đến nay, hoạt động của các quỹ ĐTMH tại Việt Nam đã có những thăng trầm nhất định. Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động của các quỹ ĐTMH tại Việt Nam, có thể chia quá trình hình thành và phát triển của các quỹ ĐTMH thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1990-2000 và giai đoạn từ 2001 đến nay.
Giai đoạn 1990-2000
Năm 1991, quỹ ĐTMH đầu tiên đƣợc giới thiệu tại Việt Nam. Đến năm 1995, nƣớc ta có 6 quỹ ĐTMH: Vietnam Fund (Singapore), Vietnam Frontier Fund (Mỹ - Pháp), Lazard Vietnam Fund (Pháp), Beta Vietnam Fund, Templeton Vietnam Opportunity Fund (Mỹ) và Vietnam Entrepreneur Investment Ltd (do quỹ Dragon Capital quản lý). Trong thời kỳ này, quỹ hoạt động với tổng số vốn đầu tƣ cam kết lên đến 303 triệu USD cho 56 công ty.
Đặc điểm chính của hoạt động ĐTMH của 6 quỹ này nhƣ sau:
- Về hình thức hoạt động: Trong thời kỳ này chƣa có quy định luật pháp về loại hình đầu tƣ này nên các quỹ ĐTMH chỉ mở văn phòng đại diện ở Việt
Nam. Các quỹ này đều là quỹ có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, niêm yết trên TTCK nƣớc ngoài và tiến hành đầu tƣ tại thị trƣờng Việt Nam và một số nƣớc quanh khu vực. Đội ngũ nhân sự của quỹ này là các chuyên gia nƣớc ngoài, có bề dày kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong các ngành tài chính nói chung và trong lĩnh vực ĐTMH nói riêng. Nhân viên Việt Nam trong quỹ ít, chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ.
- Nguồn vốn huy động: Nguồn vốn chính của quỹ đƣợc huy động từ các nhà đầu tƣ là các tổ chức tài chính và tổ chức đầu tƣ mà không thực hiện huy động vốn từ các cá nhân do tính chất rủi ro của hình thức đầu tƣ này.
- Về quy mô: Các quỹ đều có quy mô vốn trung bình (10 – 113 triệu USD). Quy mô mỗi dự án cũng nhỏ (từ 0,5 - 2 triệu USD). Chi tiết quy mô của 6 quỹ này đƣợc thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Một số thông tin về 6 quỹ ĐTMH hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 1991-2000 Số thứ tự Tên quỹ Thành lập Quy mô ( triệu USD) Số dự án đầu tư vào
Việt Nam
1 Vietnam Fund 1991 10 11
2 Templeton Vietnam
Opportunities Fund 1993 113 28
3 Beta Vietnam Fund 1993 71 17
4 Lazard Vietnam Fund 1994 59 16
5 Vietnam Frontier
Investment Ltd 1995 17 9
6 Vietnam Enterprise
Investments Ltd 1995 17 10
-Về danh mục đầu tư: tập trung vào các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đầu tƣ vào các doanh nghiệp Việt Nam chƣa phải là hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ.
- Về hiệu quả tài chính: Kết quả đầu tƣ của các quỹ đầu tƣ đƣợc tính theo sự tăng giá hay giảm giá của tài sản ròng (NAV) do quỹ nắm giữ. Chỉ tiêu này đƣợc tính toán trên cở sở đánh giá giá trị của các công ty thuộc danh mục đầu tƣ và tính cho tỷ lệ phần trăm quỹ nắm giữ. Ngƣợc lại hẳn hy vọng có thu nhập cao từ các nỗ lực đầu tƣ trong điều kiện khó khăn và rủi ro cao, giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tƣ mạo hiểm ở Việt Nam có xu hƣớng giảm mạnh.
Giai đoạn 2001 đến nay:
Hoạt động ĐTMH không thể tồn tại và phát triển nếu không có sự tham gia của TTCK - kênh thoát vốn quan trọng của hoạt động đầu tƣ này. Chính vì vậy, sự kiện TTCK giao dịch thành phố Hồ Chí Minh chính thức khai trƣơng và hoạt động vào ngày 20/07/2000 đã tạo bƣớc ngoặt to lớn cho hoạt động ĐTMH tại Việt Nam.
Quy mô vốn ĐTMH Việt Nam giai đoạn 2001 – 2013
Nguồn: Asia Venture capital Journal-“Guide to Private Equity and Venture Capital in Asia” năm 2007 và 2013
Sau một thời gian dài trầm lắng, từ năm 2001 đến nay, hoạt động ĐTMH tại Việt Nam bắt đầu có những nét khởi sắc hơn. Hàng loạt các quỹ mới đƣợc thành lập. Đặc biệt, với sự phát triển của TTCK, các quỹ đầu tƣ chứng khoán ra đời ngày càng nhiều và phát triển ngày càng tích cực, hiệu quả đã mang lại cho thị trƣờng các quỹ đầu tƣ nói chung và các quỹ ĐTMH nói riêng một cơn gió mới. Một số quỹ bắt đầu hoạt động ở Việt Nam nhƣ Mekong Enterprise Fund và Việt Nam Opportunity Fund. Nhiều quỹ khác cũng có ý định đầu tƣ vào Việt Nam nhƣ Phan_Xi_Păng (của các nhà đầu tƣ Châu Âu và Đông Á), FMO (của các nhà đầu tƣ Thụy Điển), DEG (của Đức)….Các quỹ này có hình thức hoạt động giống với các quỹ trƣớc đây đã tham gia hoạt động trên thị trƣờng Việt Nam, và huy động vốn từ các nhà đầu tƣ thứ 3 ở nƣớc ngoài và niêm yết trên sàn chứng khoán ở nƣớc ngoài.[11]
Thành công với số vốn ngày càng lớn của các quỹ ĐTMH trên thị trƣờng Việt Nam nhƣ Dragon Capital, MekongCapital, VinaCapital…. đƣợc xem nhƣ động lực cho làn sóng đầu tƣ của tài chính nƣớc ngoài vào Việt Nam. Năm 2001, lƣợng vốn ĐTMH vào Việt Nam chỉ đạt con số khiêm tốn là 114 triệu
USD thì đến năm 2004, con số ĐTMH tại Việt Nam đã gấp đôi, đạt 228 triệu USD. Đặc biệt, năm 2004 đƣợc coi là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của hoạt động ĐTMH trên thị trƣờng vốn Việt Nam. Các nhà đầu tƣ đều đánh giá, qua năm 2004, TTCK Việt Nam đã phần nào mang dáng dấp của thị trƣờng tài chính phát triển
- Cùng với những biến đổi tích cực mạnh mẽ của TTCK, từ giữa năm
2006, hệ thống tài chính Việt Nam ghi nhận giai đoạn bùng nổ các quỹ đầu tƣ và công ty quản lý quỹ. Trong 2 năm, 2006-2007, khoảng 20 quỹ đầu tƣ đƣợc mở mới. Điều đó cho thấy năm 2006 Nhà nƣớc bắt đầu tạo hành lang thông thoáng cho các quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam. Vì thế lƣợng vốn ĐTMH năm 2006 tăng mạnh và đạt con số kỷ lục là 2300 triệu USD, gấp 4,5 lần so với năm 2005.
Năm 2008, cũng giống nhƣ một số thị trƣờng vốn ĐTMH khác, thị trƣờng vốn ĐTMH tại Việt Nam chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nguyên nhân này đƣợc giải thích là do 2/3 các quỹ ĐTMH hoạt động tại Việt Nam hiện nay đều xuất phát từ các quỹ đầu tƣ ngoại có nguồn vốn chính từ các nƣớc nhƣ Mỹ, Anh.... là những nƣớc chịu tác động mạnh mẽ nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Do đó, lƣợng vốn ĐTMH trong năm 2008 vào thị trƣờng Việt Nam chỉ đạt con số 547 triệu USD, giảm 28,88% so với năm 2007. Sang năm 2009, lƣợng vốn ĐTMH tại Việt Nam đã tiếp tục tăng trƣởng trở lại, đạt 741 triệu USD. Đây đƣợc coi là tín hiệu khả quan của nguồn vốn đầu tƣ vào Việt Nam trƣớc những tác động tích cực từ phía Chính phủ để cứu trợ nền kinh tế trƣớc cuộc khủng hoảng. Năm 2010, lƣợng vốn ĐTMH đã đạt con số 956 triệu USD. Với tốc độ tăng trƣởng ổn định của nguồn vốn ĐTMH vào thị trƣờng Việt Nam, năm 2011, lƣợng vốn ĐTMH vào thị trƣờng Việt Nam đã đạt con số 1012 triệu USD. Tuy nhiên, sang đến năm 2012 và 2013, lƣợng vốn ĐTMH tại Việt Nam có sự sụt giảm đáng kể, chỉ đạt con số lần lƣợt là 912 triệu USD và 847 triệu USD.
Ở Việt Nam hiện nay có 3 quỹ đầu tƣ vốn mạo hiểm chính, đó là: IDG Ventures Vietnam (IDGVV), CyberAgent Ventures và DFJ VinaCapital. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của nhiều quỹ đầu tƣ mạo hiểm, công ty, quỹ đầu tƣ muốn mở rộng thị trƣờng đầu tƣ và chọn Việt Nam làm thị trƣờng.
1. IDGVV (IDG Ventures Vietnam)
IDGVV có mặt sớm nhất nhất tại Việt Nam cách đây 9 năm, và đây hiện là quỹ đầu tƣ mạo hiểm tiên phong trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam. Quy mô vốn đầu tƣ của quỹ lớn nhất với hơn 100 triệu đô. Hiện tại danh mục đầu tƣ của quỹ gồm 42 công ty, và quỹ đang tập trung vào việc phát triển các công ty này, thay vì đầu tƣ thêm cho các công ty mới. Cụ thể một số công ty đƣợc IDGVV đầu tƣ:
VNG: Vinagame là công ty hàng đầu và rất thành công trong mảng
công nghệ ở Việt Nam. Sản phẩm chính của VNG là game trực tuyến với 3/4
Game nằm top tại Đông Nam Á. VNG5 sở hữu tới 60% thị phần và 20 triệu
tài khoản đăng ký. Lợi nhuận ƣớc tính năm 2013 đạt 90 triệu USD (tƣơng đƣơng khoảng 2000 tỷ đồng). VNG còn sở hữu trang Zing với web MP3.Zing.Vn và ứng dụng Zalo hơn 10 triệu ngƣời sử dụng.
Apollo Vietnam: Trung tâm Anh ngữ quốc tế dành cho trẻ em, ngƣời trƣởng thành và các công ty
FBNC: Công ty truyền thông hoạt động tƣơng tự CNN hay Bloomberg Địa điểm: Chuyên trang tìm kiếm địa điểm và định vị trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam. Địa chỉ là Diadiem.com
Moore Corp: Công ty chuyên về quảng cáo và nội dung trực tuyến, sở hữu Nghenhac.info, VietAd và Anhso.net và hệ thống giải pháp quản lí nội dung cho nhà xuất bản trực tuyến.
Goldsun Focus Media: Nếu bạn đi siêu thị, taxi hay chờ thang máy tại các văn phòng, chung cƣ bạn sẽ thấy nhiều tấm biển quảng cáo màn hình
LED/LCD. Đây là sản phẩm của Goldsun Focus Media. Công ty hiện tại đang sở hữu 5000 màn hình LCD phủ khắp 450 văn phòng, trung tâm thƣơng mại