CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH
3.1 Những biện pháp thúc đẩy hoạt động đầu tƣ mạo hiểm
3.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý để khuyến khích hoạt động Đầu tư mạo hiểm
Đầu tiên, cần thấy rằng ĐTMH là một trong những động lực phát triển nền kinh tế đất nƣớc nên cần xây dựng một hê ̣ thống pháp lý sao cho vừa khuyến khích đƣợc vốn ĐTMH trong quá trình đổi mới, vừa bảo vệ quyền tài sản của các cổ đông thành viên góp vốn vào quỹ ĐTMH, mà vẫn nằm dƣới sự kiểm soát của Nhà nƣớc đối với hoạt động này.
Hiện tại, các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động ĐTMH tại Việt Nam đã đƣợc hình thành nhƣ luật doanh nghiệp, luật các tổ chức tín dụng, luật đầu tƣ nƣớc ngoài, các quy định chứng khoán và TTCK, ... các văn bản pháp luật điều chỉnh việc thành lập hoạt động của các loại hình công ty và các hoạt động đầu tƣ khác nhau, đó chính là môi trƣờng cho hoạt động của các quỹ ĐTMH. Tuy nhiên, vẫn chƣa có một quy định pháp luật cụ thể nào điều chỉnh trực tiếp đến cơ chế tổ chức cũng nhƣ hoạt động của các quỹ ĐTMH.
Theo kinh nghiệm thực tế của nhiều quốc gia trên thế giới, các quy định của pháp luật và quản lý Nhà nƣớc của các cơ quan có thẩm quyền với quỹ ĐTMH không chặt chẽ, khắt khe nhƣ đối với các quỹ đầu tƣ tập thể. Lý do của việc này là do cơ chế tự chào mời của các nhà đầu tƣ khi tham gia vào quỹ. Chính vì vậy, các quy định về mục tiêu đầu tƣ, giới hạn đầu tƣ, cơ chế giám sát để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tƣ thƣờng do các nhà đầu tƣ của quỹ và các bên có liên quan tự thỏa thuận. Các văn bản pháp luật Nhà nƣớc thƣờng chỉ quy định những vấn đề cơ bản và những điều khoản mà các bên tham gia không đƣợc phép vi phạm. Do đó, Chính phủ cần ban hành một
Nghị định riêng quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, hoạt động của quỹ ĐTMH và các bên có liên quan.Cụ thể là các quy định về:
- Quy mô vốn và phạm vi đầu tƣ; - Thủ tục thành lập quỹ ĐTMH;
- Tiêu chuẩn các nhà đầu tƣ tham gia góp vốn vào quỹ; - Quyền lợi và nghĩa vụ nhà đầu tƣ;
- Các nguyên tắc trong việc xác định giá trị danh mục đầu tƣ;
- Các nguyên tắc điều chỉnh xung đột và lợi ích các bên có liên quan. Ngoài ra, có thể thấy rằng, về tổng thể, mô hình các quỹ ĐTMH áp dụng tại Việt Nam hiện nay hoàn toàn có thể dựa trên cơ sở sửa đổi một số điểm của mô hình các quỹ đầu tƣ dạng thành viên. Chính phủ có thể áp dụng mô hình quỹ thành viên trong Nghị định 144/2003/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung một số điểm cho phù hợp với mục tiêu của quỹ ĐTMH. Cụ thể, có 2 điểm chính cần sửa đổi, đó là:
- Giới hạn số lƣợng ngƣời đầu tƣ và khoản tiền đầu tƣ tối thiểu khi tham gia vào quỹ đầu tƣ;
- Không khống chế tỷ lệ đầu tƣ tối thiểu 60% giá trị tài sản quỹ vào chứng khoán đối với danh mục đầu tƣ của quỹ mạo hiểm.
Quỹ ĐTMH thƣờng đầu tƣ vào các DN công nghệ cao. Do đó, Luật sở hữu trí tuệ cũng là một vấn đề cần đƣợc quan tâm vì nó có ảnh hƣởng trực tiếp đến trình độ phát triển khoa học công nghệ và sự phát triển thị trƣờng vốn mạo hiểm. Vì khi quỹ ĐTMH đầu tƣ vào các DN công nghệ cao, mới khởi sự thì tài sản của các DN này chủ yếu là các phát minh, ý tƣởng mới, nếu luật quy định không chặt chẽ thì có nguy cơ những tài sản này sẽ không còn, mà sẽ trở thành nguy cơ để những ngƣời trục lợi tận dụng cơ hội kiếm lời. Do đó, để bảo đảm cho hoạt động ĐTMH lành mạnh, Nhà nƣớc cũng cần hoàn thiện về pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của nhà đầu tƣ trong quá trình đổi mới khoa học công nghệ. Đồng
thời, Nhà nƣớc cũng cần tiến hành xử phạt nghiêm đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ lành mạnh thúc đẩy quá trình nghiên cứu và phát minh sản phẩm.
Về lâu dài, cần tiến tới xây dựng một hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, trực tiếp điều chỉnh hoạt động ĐTMH bên cạnh, hoặc song song với các văn bản pháp luật khác. Điều này sẽ giúp tăng cƣờng hiệu lực thi hành của các quy định và giải quyết đƣợc triệt để các xung đột với các quy định của luật khác.