Nội dung thông tin trên kênh FM Kinh tế VOH:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình lý thuyết cho kênh phát thanh kinh tế chuyên biệt trên Đài tiếng nói Nhân dân TPHCM (Trang 57 - 58)

- Máy phát thanh FM phải là loại có thiết kế bằng kỹ thuật và cơng nghệ tiên tiến, có nhiều

4.1.2. Nội dung thông tin trên kênh FM Kinh tế VOH:

Tên gọi cho từng chương trình.

Từ việc nhận biết và phân loại các đối tượng nên việc xây dựng các tên gọi của từng chương trình, chuyên mục trên kênh dựa theo đối tượng khách hàng, đối tượng mà kênh nhắm đến. Ví dụ: nếu là những chuyên mục thể hiện sự chính thống và vai trị truyền thơng về các chính sách của Đảng và Chính phủ có thể sử dụng những chun mục như “Quan hệ Kinh tế”, “Kinh tế và phát triển”, “Pháp luật và Kinh doanh” v.v….

Nếu là chuyên mục dành cho Doanh nhân, Doanh nghiệp cũng nên dùng tên mới, để sao cho toát lên sự trưởng thành, sự độc lập... theo tính cách của Doanh nghiệp. Ví dụ như “Diễn đàn doanh nghiệp”, “Doanh nhân chung tay vì cộng đồng”, “Điểm nhấn cuộc đời doanh nhân”…

Với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, những bà nội trợ quan tâm đến thị trường thì những tên gọi “Thị trường 24h”, “giờ vàng khuyến mãi”, “Nhịp đập đô thị” v.v…sẽ rất thu hút người nghe. Biên tập viên, người dẫn chương trình (MC)

Ngay từ đầu, kênh FM Kinh tế đã xác định là một kênh chuyên biệt, mang tính chất một kênh phát thanh hiện đại, tập trung nhiều vào phát thanh trực tiếp hoặc tăng cường tính tương tác của chương trình chính vì vậy kênh phát thanh kinh tế ngồi việc phải có xướng ngơn , đội ngũ phóng viên, biên tập viên cũng phải là người có khả năng trình bày lưu lốt, phải có sự nhanh nhạy để phản ánh trực tiếp hoặc giao lưu với thính giả.

Tùy theo từng đối tượng, nên chọn tuổi MC cho phù hợp. Năng lực của MC khơng chỉ là năng lực dẫn chương trình, hay kiến thức xã hội tổng quát, mà phải chú trọng đến chun mơn của nội dung chương trình đó là lĩnh vực kinh tế (đây là điều bắt buộc và là tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn).

Cũng như các chương trình phát thanh chun biệt hiện có, phần lớn các chương trình đều được thực hiện trực tiếp. Do đó, êkíp thực hiện các chương trình sẽ được chia làm 4 khung

giờ. Trong đó, một nhóm sẽ có khoảng 4 người là phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình, kỹ thuật.

Các khung giờ để nhận biết chương trình:

Kênh FM Kinh tế trên Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM dự kiến sẽ phát 16 tiếng mỗi ngày.

Qua kết quả điều tra của chúng tơi thì 70% thính giả nghe Đài tại Thành phố Hồ Chí Minh thường nghe Đài từ khung giờ lúc 6h -12h (Trong đó 30% bạn nghe đài thường nghe lúc 6h-7h, 20% thường nghe lúc 7-8h, 10% nghe từ 8h-10h, 10% nghe từ 10h-12h). 20% thính giả nghe Đài thường nghe trong khoảng thời gian từ 17h-18h. Và 10% thính giả nghe Đài trong các thời gian còn lại. Cịn theo nghiên cứu của TNS thì ở thành thị, ba thời điểm mà radio được sử dụng nhiều nhất trong ngày là 6h - 7h45 sáng, chiều từ 15h - 16h, buổi tối từ 21h - 22h45. Trong đó, buổi sáng là thời điểm được mọi người thưởng xuyên nghe đài nhất. Mọi người có thói quen nghe đài như đồng hồ báo thức. Nhiều người cho rằng thật thú vị khi nghe radio vào buổi sáng, khi đang đánh răng hay ăn sáng để chuẩn bị đi làm, đi học.

Để đảm bảo thống nhất, giúp thính giả dễ nhận biết khung giờ, nên quy định mỗi một chương trình có thời luợng là 30p, 60p hoặc 90p bao gồm cả quảng cáo. Khi đó Khán giả sẽ nhớ các khung 5h30, 6h, 6h30... thì giúp cho thính giả thuận tiện lên kế hoạch riêng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình lý thuyết cho kênh phát thanh kinh tế chuyên biệt trên Đài tiếng nói Nhân dân TPHCM (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)