Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng tiếp cận dịch vụ nhà ở của thanh niên di cư hiện nay (Nghiên cứu tại Phường Hạ Đình - Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội) (Trang 40 - 45)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu:

1.2. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu:

Thuyết mạng lưới xã hội:

Người phương Đông từ lâu rất quen thuộc với hình ảnh vĩ mô về cái “lưới trời lồng lộng” bao bọc lấy con người, quy định danh phận con người. Trong khoa học xã hội, C.Mác đã đưa ra quan niệm gốc về mối quan hệ giữa con người và xã hội nói chung và quan hệ sản xuất nói riêng. Mác viết: “Tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, là xã hội”. Theo Mác, bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt mà “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.

Khái niệm mạng lưới xã hội dùng để chỉ phức thể các mối quan hệ xã hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực của họ với tư cách là thành viên của xã hội Trong xã hội học, các đặc điểm và tính chất của mạng lưới xã hội được nghiên cứu từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Lý thuyết tương tác xã hội của Georg Simmel tập trung vào phân tích các kiểu, hình thức của mạng lưới gồm các mối liên hệ của các cá nhân đang tác động lẫn nhau. Theo thuyết cấu trúc-chức năng, Emile Durkheim phân biệt hai kiểu đoàn kết xã hội hữu cơ và máy móc trên cơ sở hai hình thức phân công lao động phức tạp và đơn giản tạo nên những kiểu quan hệ và liên hệ tương ứng giữa các cá nhân và nhóm người. Mạng lưới quan hệ chức năng đặc trưng cho kiểu đoàn kết hữu cơ của xã hội hiện đại và mạng lưới quan hệ phi chức năng đặc trưng cho kiểu đoàn kết máy móc của xã hội truyền thống. Theo lý thuyết hệ thống xã hội, một số tác giả tập trung vào giải quyết một nhiệm vụ trung tâm của xã hội học là nghiên cứu cốt lõi bên trong của xã hội. Với tư cách là kiểu mối liên hệ và quan hệ giữa các thành tố xã hội, mạng lưới xã hội là biểu

hiện cụ thể, trực tiếp và rõ rệt nhất của cấu trúc xã hội. Phân tích mạng lưới xã hội trở thành một phương pháp tiếp cận cấu trúc xã hội. (Trích lại từ Lê Ngọc Hùng, 2003)

Trên cấp độ xã hội học vi mô rất gần với tâm lý học xã hội, Jacob Moreno phát triển phương pháp và kỹ thuật trắc nghiệm xã hội (Sociometry) để đo lường từng mối quan hệ của cá nhân nhằm xây dựng các đồ thức xã hội (Sociogram) chỉ rõ cá nhân nào quan hệ như thế nào với ai, cá nhân nào chiếm vị trí nào trong mạng lưới quan hệ đó. Alex Bavelas và Harold Leavitt chỉ ra các mạng lưới giao tiếp trong đó quan trọng nhất là kiểu mạng dây, mạng vòng, mạng tháp và mạng hình sao. ritz Heider, Theodore Newcomb và những người khác tập trung vào nghiên cứu động thái và sự cân bằng động của mạng lưới xã hội trong đó bất kỳ một thay đổi nào trong mối quan hệ với bộ phận nào đều k o theo những biến đổi ở bộ phận khác và toàn bộ mạng lưới, kết quả là tái lập trạng thái cân bằng, ổn định tương đối của cả mạng. Các nghiên cứu mạng lưới xã hội trong nhóm nhỏ bằng phương pháp trắc nghiệm xã hội, ví dụ nghiên cứu của Jacob Moreno, để thúc đẩy hướng nghiên cứu xã hội học định lượng về các kiểu mạng lưới xã hội và vai trò của chúng đối với sự thống nhất, hội nhập xã hội. Từ những nghiên cứu về các quá trình nhóm đã phát hiện ra loại cấu trúc chính thức dựa vào các mối quan hệ chức năng được thiết lập và vận hành theo những quy chế nhất định và cấu trúc phi chính thức dựa vào mối tương tác giữa các cá nhân, chỉ ra tầm quan trọng của quan hệ xã hội, nhất là trong cộng đồng di cư, giữa nơi đi và nơi đến. Quan hệ với người quen ở nơi đến sẽ làm tăng khả năng kiếm được việc làm, trong khi quan hệ thân thích giúp cho người di cư an tâm trong quá trình di chuyển, bảo đảm tính hiệu quả và giảm bớt rủi ro trong quá trình di cư. Một khi đã hình thành, mạng lưới xã hội sẽ ngày càng phát triển, và quá trình di cư được duy trì mà không cần đến sự can thiệp của

các yếu tố cấu trúc bên ngoài. Quyết định di cư ban đầu chịu lực đẩy của yếu tố bên ngoài nhưng dần dần nó có được nội lực bên trong thông qua mạng lưới di cư. Mạng lưới này hỗ trợ và định hướng quá trình di cư diễn ra với quy mô ngày càng lớn, và tạo điều kiện để sự di cư được tiếp diễn. (Trích lại từ Lê Ngọc Hùng, 2003)

Vận dụng lý thuyết mạng lưới xã hội để phân tích hiện tượng di cư của thanh niên, phân tích thanh niên di cư với các mối quan hệ xã hội, phân tích mối quan hệ của thanh niên di cư với với cộng đồng dân cư tại nơi đến, qua lý thuyết về mạng lưới xã hội có thể thấy mạng lưới xã hội một khi đã hình thành, mạng lưới xã hội sẽ ngày càng phát triển, và quá trình di cư được duy trì mà không cần đến sự can thiệp của các yếu tố cấu trúc bên ngoài quyết định di cư ban đầu chịu lực đẩy của yếu tố bên ngoài nhưng dần dần nó có được nội lực bên trong thông qua mạng lưới di cư. Mạng lưới này hỗ trợ và định hướng quá trình di cư diễn ra với quy mô ngày càng lớn, và tạo điều kiện để sự di cư được tiếp diễn.

Lý thuyết lựa chọn hợp lý ( Coleman,Friedman và Hechter):

Lý thuyết này dù có ảnh hưởng tới sự phát triển của lý thuyết trao đổi, nhưng thuyết chọn lựa hợp lý nói chung vẫn nằm ngoài lề dòng lý thuyết xã hội học chủ đạo. Tuy nhiên, với nỗ lực của Coleman mà thuyết chọn lựa hợp lý đã trở nên một trong các lý thuyết nóng của xã hội học đương thời. Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết chọn lựa hợp lý phát sinh từ kinh tế học cổ điển. Trong những năm 1950, nhà kinh tế học người Mỹ đạt giải Nobel về kinh tế học, Herbert Simon, kết hợp với đồng sự có tên là James March, đã đưa ra lí thuyết duy lí hạn chế (theory of limited rationality). Dựa vào một loạt các kiểu mẫu khác nhau, riedman và Hechter đã xếp chung cái mà họ diễn tả như là một “bộ xương” của lý thuyết thường được dịch ra tiếng Việt là lí thuyết lựa chọn hợp lí. Cũng có thể hiểu nó theo cách lí thuyết lựa chọn

duy lí. Vậy lí thuyết lựa chọn hợp lí được đơn giản như thế nào? Có ba ý cơ bản:

 Mọi hành vi và hành động của chủ thể đều có toan tính;

 Nhưng sự toan tính hành vi hay toan tính hành động không bao giờ đạt được tối ưu vì nguồn lực và nguồn thông tin không bao giờ đầy đủ;

 Do vậy, chủ thể tự thoả mãn với việc lựa chọn giải pháp mang lại giá trị theo đó chủ thể cho rằng, lượng giá trị có được từ hành vi hay hành động ấy tương đương với thông tin, nguồn lực và bối cảnh của mình.

Như vậy, tiêu điểm của thuyết chọn lựa hợp lý là các chủ thể. Các chủ thể được xem là có các mục đích hay mục tiêu về cái mà hành động họ hướng tới. Ở điểm này, nó không khác nhiều với hành động duy lí – công cụ của Max Weber định nghĩa. Nhưng điểm khác biệt chính là trong lí thuyết hành động của Max Weber, tác giả cho rằng, hành động duy lí ấy đạt tính “tối đa” hay “tối ưu” trong toan tính quan hệ phương tiện - mục đích.

Các chủ thể được xem là có các sở thích (như các giá trị, các tiện ích). Thuyết chọn lựa hợp lý không quan tâm đến tính chất các sở thích này hay các nguồn của chúng. Cái quan trọng là hành động được thực hiện để đạt được các đối tượng phù hợp với hệ thống sở thích và điều kiện bất ngờ mà chủ thể gặp phải. Các chủ thể khi hành động phải đối diện với hai sự kìm hãm. Đầu tiên, đó là sự khan hiếm hay sự “không hoàn nguyên” của các tiềm năng và nguồn. Các chủ thể có các tiềm năng khác nhau cũng như các cách thâm nhập khác nhau vào các tiềm năng khác. Đối với những người có nhiều tiềm năng, thành quả cuối cùng có thể tương đối dễ. Tuy nhiên, đối với những người có ít tiềm năng, sự đạt được mục đích có thể khó khăn hơn hoặc là bất khả. Trong việc theo đuổi một mục đích đưa ra, các chủ thể phải để mắt tới cái giá của hành động lôi cuốn nhất kế tiếp của họ. Một chủ thể có thể chọn cách không theo đuổi mục đích có giá trị cao nhất nếu tiềm năng của họ không đáng kể. Nếu kết quả là các cơ may để đạt được mục đích đó

quá mỏng manh và nếu trong việc cố gắng để đạt tới mục đích đó, họ hủy hoại các cơ may đạt được mục đích giá trị nhất kế tiếp của mình. Các chủ thể được xem là cố gắng tối đa hóa các điều lợi của họ và mục tiêu đó có thể bao gồm việc đánh giá mối quan hệ giữa các cơ may đạt được một mục đích sơ khởi, và điều mà thành tựu đó thực hiện đối với các cơ may để đạt được đối tượng giá trị nhất thứ hai. (Trích lại từ Vũ Quang Hà, 2001)

Một nguồn kìm hãm thứ hai đối với hành động của cá thể là các thể chế xã hội. Như riedman và Hechter xác định, một cá thể hành động một cách khuôn sáo, tìm ra các hành động của anh ta được kiểm lại từ đầu đến cuối bởi các nguyên tắc gia đình và trường học; các luật lệ và các mệnh lệnh; các chính sách cứng rắn… Bằng cách hạn chế tập hợp các hành động có sẵn cho các cá thể, các luật chơi có tính cưỡng p, bao gồm các tiêu chí, các quy luật, các lịch trình, các nguyên tắc bầu chọn - ảnh hưởng một cách có hệ thống tới kết quả xã hội. riedman và Hechter liệt kê hai ý tưởng khác mà họ coi là cơ sở cho thuyết chọn lựa hợp lý. Đầu tiên là một tập hợp cơ cấu hay quá trình qua đó, các hành vi cá thể riêng biệt được kết hợp để tạo ra kết quả xã hội. Thứ hai là nhận thức đang lớn dần về tầm quan trọng của thông tin trong việc thực hiện các chọn lựa hợp lý. (Trích lại từ Vũ Quang Hà, 2001) Lý thuyết này được vận dụng nhằm phân tích : Trên tinh thần của lý thuyết này, khi tìm hiểu về sự hội nhập cộng đồng của người dân nhập cư, đề tài xem x t việc người dân đã tận dụng được nguồn thông tin như thế nào và liệu họ có tối đa hóa lợi ích với chi phí bỏ ra thấp nhất mà họ sẽ phải đạt được khi quyết định chuyển cư và nhập cư hay không. Hơn nữa, người dân nhập cư sẽ xử lí như thế nào với việc tăng dần thông tin ở nơi đến? việc thanh niên di cư lựa chọn nhà ở thường dựa vào các tiêu chí đánh giá : giá cả, chất lượng nhà ở, các mối quan hệ(đồng hương, bà con, bạn cùng lớp,..).. sao cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình, cũng như phục vụ tốt cho công tác, học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng tiếp cận dịch vụ nhà ở của thanh niên di cư hiện nay (Nghiên cứu tại Phường Hạ Đình - Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội) (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)