8. Phƣơng pháp nghiên cứu:
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:
Phường Hạ Đình được thành lập theo Nghị định 74/NĐ-CP ngày 22/11/1996 của Chính Phủ, trên cơ sở tách ra từ xã Khương Đình - huyện Thanh Trì, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 07/01/1997, có diện tích tự nhiên 70,7 ha; phường có 8 khu dân cư với 16 tổ dân phố. Dân số trên 17.000 người. Xuất phát điểm là 1 xã thuần nông, nằm ở phía Tây nam Thành phố Hà Nội, có dòng sông Tô Lịch chảy qua, phía đông giáp phường Khương Đình, phía tây giáp phường Thanh Xuân Trung, phía nam giáp phường Kim Giang, Thanh Xuân Nam, xã Tân Triều (Huyện Thanh Trì), phía bắc giáp phường Thượng Đình.
Hiện nay trên xung quanh địa bàn phường có các trường Đại học lớn : Đại học KHXH&NV, Đại học Khoa học Tự Nhiên,.... ngoài ra còn có các nhà máy sản xuất :Công ty giày Thượng Đình, Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông.... Đây là điều kiện lý tưởng thu hút một lượng lao động đông đảo các lao động ở nơi các tới làm việc. Vì vậy số người đến công tác, lao động, học tập và cư trú thường từ 3 - 4 nghìn người. Trong đó có 1 số lượng lớn là thanh niên, theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số và ở quận Thanh Xuân năm 2017 thì trên địa bàn phường Hạ Đình có tổng hộ 4.489 hộ trong đó đến 51,3% các hộ có phòng trọ cho thanh niên di cư thuê. Tính đến thời điểm 2017 số người đăng kí tạm trú tạm vắng trên địa bàn phường trong độ tuổi từ 16- 30 tuổi đã lên tới gần 3000 người (Quận Thanh Xuân, 2017)
Để hiểu rõ thực trạng và các yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ nhà ở của thanh niên di cư tại phường Hạ Đình, trước hết cần hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của nhóm thanh niên này. Qua thực tế đã thu thập được về thanh niên di cư trên địa bàn phường Hạ Đình như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, lịch sử và đặc điểm di cư, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn.