Đặc điểm về mặt địa lý của nhà ở mà bạn đang ở hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng tiếp cận dịch vụ nhà ở của thanh niên di cư hiện nay (Nghiên cứu tại Phường Hạ Đình - Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội) (Trang 73)

Đơn vị tính: %

Đặc điểm về mặt địa lý của nhà ở mà bạn đang ở

hiện nay Đi học Đi làm

Ở gần trường học 96 68 Ở gần nơi làm việc 67 90 Gần chợ 92 87 Gần bệnh viện 42 19 Gần đồn cảnh sát 65 71 Gần đường chính 89 98 Gần bên xe bus 36 23

Môi trường sống thân thiện,

yên tĩnh. 75 34

(Nguồn điều tra số liệu thực tế, 2018) Qua bảng trên có thể thấy sự lựa chọn tương đối giống nhau giữa 2 đối tượng được hỏi mức độ quan tâm tâm tới các đặc điểm tại về địa hình nơi thuê trọ khác nhau trong đó điển hình như các yếu tố như gần đường chính với thanh niên di cư đi học là 89%, thanh niên di cư đi làm là 98% với đặc điểm gần chợ với tỷ lệ lần lượt là 92% và 87% tương ứng với thanh niên đi cư đi học và đi làm. Tuy nhiên bên cạnh đó có một số yêu tố khác nổi bật trên từng nhóm đối tượng.

Đối với thanh niên di cư đi học việc quan tâm tới đặc điểm gần trường học, bệnh viên và có một môi trường sống thân thiện yên tĩnh. Còn với thanh niên di cư đi làm thì họ lại quan tâm tới nơi ở gần nơi làm việc, gần đồn cảnh sát vì khi đi làm thời gian ở nhà không nhiều như thanh niên di cư đi học nên một nơi ở an toàn để bảo toàn tư trang cá nhân của thanh niên di cư đi làm là điều tất yếu.

“Em ở đây vì ngay gần trường, em chỉ đi một tý là tới trường rồi mà ở đây em đi bộ 2 phút là tới chợ rồi. Chợ ở đây đồ rẻ lắm chị ạ như ở quê em vậy vì chủ yếu bán cho công nhân nhà máy giày Thượng Đình với cả công nhân bên Rạng Đông ý. Từ đây ra bên xe bus cũng chỉ 5-10 phút đi lại cũng tiện nữa. Mọi thứ đều tiền mà tiền thuê cũng không quá cao với sinh viên bọn em là quá tốt rồi ý chứ. Chắc em sẽ không chuyển đi đâu nữa.” (PVS số 1, nữ, 21 tuổi, sinh viên).

“Chị ở đây cho gần chỗ làm đi bộ đi làm cũng được em ạ đỡ tốn tiền gửi xe với cả xăng xe đi lại, mà chỗ này thì cũng gần chợ nữa. Chiều chị đi làm về là đi qua chợ thì mua luôn đồ ăn tươi ngon không phải đi xa. Chứ ở xa cứ phải mua đồ ăn về để tủ lạnh ăn cả tuần, ăn chán lắm em ơi. Chị cứ ngày nào mua ngày đấy ăn thôi. Với cả ở đây cũng gần luôn nhà cô ruột chị nên càng tiện em ạ.” (PVS số 2, nữ,27 tuổi,công nhân).

“Anh ở đây cho gần công ty đỡ phải đi lại nhiều mà ở đây gần đồn công an. Tối đi làm ca có về muộn cũng không sợ lắm em ạ và yên tâm không lo trộm cắp ở khu này. Phòng có để cửa mở đi ra ngoài thì lúc về vẫn nguyên thế chẳng mất gì. Giá phòng thì rẻ mà ở đây gần chợ hàng quán cũng nhiều nên bọn anh toàn đi ăn bên ngoài. Vừa tiện vừa rẻ mà lại chẳng phải nấu nướng mất thời gian. Đi làm về là chỉ muốn nghỉ ngơi thôi nên cứ chỗ gần anh ở về cho nhanh cho tiện. Người ta đi 30ph mới về đến nhà thì anh đi có

10ph thôi thế là có thêm 20 phút nghỉ ngơi rồi” (PVS số 3, nam 28 tuổi, công nhân).

Qua kết quả nghiên cứu thực tế đã chỉ rõ đặc điểm vị trí địa lý nhà ở của thanh niên di cư. Thanh niên di cư muốn thuê được nhà gần những nhu cầu thiết yếu : trường học, nơi làm việc, chợ, bệnh viện,… Điều này giúp họ tiết kiệm được chi phí trong cuộc sống sinh hoạt cũng như đảm bảo được nhiều yếu tố trong quá trình di cư: an toàn, y tế,…

2.2.2.3. Thành viên sống cùng

Nếu là những người dân ở ngay TP. Hà Nội thường ít khi thuê nhà ở riêng, trừ những ai muốn tự lập hoặc do nhà quá xa nơi làm việc. Tuy nhiên đối với thanh niên di cư thì đây là một trong những thích nghi phải trải qua đầu tiên trong cuộc sống xa nhà của thanh niên di cư, và mong muốn có chỗ ở ổn định hay nói cách khác lựa chọn được nơi ở phù hợp còn phụ thuộc vào yếu tố chi phối và tùy thuộc vào nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài như mối quan hệ , thời điểm, điều kiện nơi học, điều kiện nơi ở, điều kiện kinh tế gia đình và bản thân.

Tiêu chí đầu tiên khi thanh niên di cư lựa chọn nơi ở đó chính là mối quan hệ xã hội như đồng hương, người quen biết, họ hàng, bạn bè là một trong những yếu tố tác động đến chỗ ở của thanh niên di cư. Trong cuộc sống ngoài những mối quan hệ gia đình, người thân,.. thì mối quan hệ cộng đồng cũng rất quan trọng đối với thanh niên di cư. Xa nhà, xa gia đình, người thân thì những người bạn, không ai khác chính là những người bạn cùng trường, cùng lớp, họ hàng, cùng quê sẽ là những người sẻ chia và thông cảm cũng như giúp đỡ họ trong quá trình học tập và làm việc cũng như trong cuộc sống. Vì thế qua kết luận nghiên cứu có thể thấy đa số thanh niên di cư hiện nay đang ở cùng với bạn chiến tới 36%, tiếp đến là thanh niên di cư sống cùng vợ(chồng) và con cái

Bảng 10: Thanh niên di cƣ lựa chọn sống cùng Tỷ lệ % Sống cùng Bạn bè. Vợ(Chồng) và con cái Người thân trong gia đình (anh em, họ hàng..). Người yêu. Không ở cùng người khác. SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 76 38,0% 52 26,0% 50 25,0% 22 11,0% 0 0,0% (Nguồn điều tra số liệu thực tế, 2018) Từ góc độ lý thuyết mạng lưới xã hội có thể thấy người di cư luôn có xu hướng quần tụ ở những nơi có người cùng quê hoặc quen biết để làm ăn sinh sống. Trên thực tế đã có những hiện tượng như k o cả làng, cả họ đi làm người này dẫn người kia đến làm và từ đó hình thành nên những nhóm dân cư cùng xuất xứ định cư tại các thành phố lớn. 38% đối tượng khảo sát hiện đang sinh sống cùng bạn bè tại địa bàn Phường Hạ Đình thêm vào đó là 26% chon ở cùng Vợ(chồng), 25% lựa chọn ở cùng người thân trong gia đình. Có thể thấy thanh niên di cư luôn lựa chọn những người có thân, gần với mình để cùng nếp sống, sinh hoạt như vậy sẽ dễ dàng hơn trong cuộc sống hằng ngày của họ. Bên cạnh mạng lưới di cư cũng sẽ dễ dàng chia sẻ thông tin về cơ hội việc làm, nhà cửa, điều kiện sinh hoạt cho thanh niên di cư. Thông tin trực tiếp từ gia đình bạn bè luôn đáng tin cậy hơn cả.

“ Mình đang ở cùng với một anh cùng quê mà làm ở bên Công ty xây dựng ngay gần đây. Hai anh cùng quê mà nhà ở quê cũng gần nhau nên lên trên này làm việc thì ở cũng nhau cho tiện. Có về quê thì đi cùng nhau luôn. Hoặc ai bận không về được mà người kia về thì nhà có gửi đồ gì thì gửi người

đố mang lên. Với cả ở 2 người thì tiền phòng cũng đỡ được khá khá lại tiết kiệm thêm được 1 khoản mua sữa cho con”( PVS số 4, nam 27 tuổi, kỹ sư.)

“Chị ngày trước thuê nhà dãy định ở một mình nhưng mà ở thấy nó bẩn quá mà sinh hoạt chung nhưng mọi người không có ý thức nên chị quyết định chuyển sang ở với mấy chị làm cùng công ty. Chỗ mới này sạch sẽ mà thoáng mát hơn bên kia nhiều. Mà ở 3 người nên tiền phòng giảm đi rất nhiều. Tính ra thì gần như bên nhà dãy kia tuy chật nhưng bọn chị toàn đi làm hết chỉ có tối mới ở nhà thôi. Mà nếu vào mùa vụ làm ca nữa thì tính ra chắc chỉ có trung bình 2 người ở nhà cũng nhau 1 buổi là cùng thôi em ạ. Mấy chị em chơi với nhau cũng lâu nên ở với nhau cũng biết tính nhau. Ăn ở nghỉ ngơi cũng thoải mái hơn so với ở với người lạ” ( PVS số 5, nữ, 28 tuổi, công nhân)

“Em ở cũng với bạn cũng khoa ạ. Bọn em ngày trước học cũng trước Cấp 3 nhưng mà không không biết nhau vì học khác lớp. Lên tới ĐH thì lại học cũng lớp nên quyết định ở cũng nhau luôn ạ. Mà bố mẹ em với bố mẹ bạn ấy cũng biết nhau nữa nên ở cùng nhau yên tâm hơn. Giờ em thấy có nhiều vụ ở cùng nhau xong lừa mượn tiền rồi bỏ đi hay là kiểu lừa đóng lấy tiền đóng tiền nhà rồi lại bỏ đi mất thì lúc đấy lại mệt mình. Thôi em cứ người quen biết hoặc cũng quê cho nó yên tâm. Có vấn đề gì thì người ta cũng biết nhà mình rồi sẽ dễ giải quyết hơn.” (PVS số 8, nữ, 19 tuổi,sinh viên).

“Em ở cùng với bạn thân cấp 3 của em ạ. Tuy là học khác trường nhưng mà bạn ý học ngay ở dưới ĐH Hà Nội thôi nên cũng không xa lắm. Ngày trước học cấp 3 hai đứa đã chơi thân với nhau. Lên đây thì không ngờ là 2 trường lại gần nhau như vậy nên bọn em tìm ở trọ để ở cùng nhau luôn. Vì chơi thân nên vừa biết tính nhau mà cũng hợp tính nữa nên bọn em ở với nhau vui lắm ạ. Em đi học về sớm thì em nấu cơm bạn ý rửa bát còn không thì ngược lại. Thay phiên nhau làm thôi ạ” (PVS số 7, nữ 20 tuổi, sinh viên).

Có một điều khác nổi bật trong kết quả nghiên cứu chính là số lượng thanh niên di cư không sống cùng người khác là 0%. Bản thân những thanh niên di cư khi quyết định di cư mong muốn tìm kiếm một công việc có thu nhập ổn định và cuộc sống tốt hơn so với trước khi di cư và hướng tới tiết kiệm để mua được nhà cho riêng bản thân cũng như gia đình mình trong tương lai. Chính điều này dẫn đến tâm lý tiết kiệm trong cuộc sống thường ngày. Và nhà ở là một trong những yếu tố được nói tới đầu tiên. Với thanh niên di cư đi học cũng như đi làm thì thời gian sinh hoạt ở trường hay tại công ty đã chiếm phần lớn thời gian một ngày bên cạnh đó tiền thuê nhà tại các thành phố lớn hiện nay khá đắt đỏ. Điều này sẽ thúc đẩy thanh niên di cư sống chung với người khác để chia sẻ gánh nặng về nhà ở và kinh tế làm như vậy họ vẫn được sử dụng không gian nhà ở như ý muốn và tiết kiệm một số tiền đáng kể từ việc thuê nhà.

Ngoài ra qua khảo sát có thể thấy rằng hiện nay vấn đề sống thử đã trở nên vô cùng phổ biến trong một bộ phận giới trẻ có 11% thanh niên di cư đang ở cùng người yêu. Sống thử cùng với thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục đang là một mối lo ngại rất lớn đối thanh niên di cư đặc biệt là các bạn nữ. Sống thử có mặt lợi trước mắt nhưng hậu quả của nó về sau là vô cùng khôn lường và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân của thanh niên di cư. Tuy đã có rất nhiều chương trình của chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ trên thế giới được triển khai để giảm bớt tình trang này nhưng đây vẫn là một vấn đề nóng và chưa thực sự được giải quyết triệt để.

2.3. Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà ở của thanh niên di cư thanh niên di cư

Từ những đặc điểm về nhà ở hiện tại của thanh niên di cư ta có thể thấy rất nhiều yếu tố có tác động không nhỏ đến lựa chọn địa điểm thuê nhà của thanh niên di cư. Có thể thấy cụ thể rõ hơn qua bảng tổng hợp dưới đây

Bảng 8 : Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định thuê nhà của thanh niên di cƣ

Các yếu tố Giá trị trung bình

Tiền thuê nhà 4,26 Diện tích nhà rộng 3,55 Ở gần trường. 3,2 Gần nơi làm việc 3,345 Gần chợ. 4,25 Gần bệnh viện. 4,11 Gần đồn cảnh sát 4,35 Gần đường chính. 4,3 Gần bến xe bus. 3,62

Môi trường sống thân thiện 4,56

(Nguồn điều tra số liệu thực tế, 2018) Phần lớn thanh niên di cư theo 2 hướng là học tập và làm việc. Với những thanh niên di cư đi học thì tiền sinh hoạt chỉ dựa vào chi phí gia đình chu cấp hằng thàng vì thế với thanh niên di cư cho rằng mức giá thuê nhà ở là chi phí đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà của họ. Chi phí thuê nhà ở với trung bình là 4,26/5. Điều này có lẽ là điều hiển nhiên vì thanh niên di cư đi làm hay đi học thì chi phí thuê nhà luôn chiếm một phần đáng kể trong tổng thu nhập một tháng của họ.

Với trung bình là 4,56/5 có thể thấy thanh niên di cư quan tâm đầu tiên khi lựa chọn dịch vụ nhà ở cho bản thân đó chính là môi trường sống thân thiện: khu vực yên tĩnh, hàng xóm thân thiện,… Bởi đây là nơi thanh niên di cư đến học tập và làm việc trong một thời gian dài nên học rất quan tâm tới môi trường sống. Bầu không khí quanh nhà trọ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và nghỉ ngơi của thanh niên di cư. Tuy yếu tố nay thuộc về sự may rủi do khi lựa chọn thuê phòng họ chỉ có thể đánh giá một cách chủ quan về địa điểm nơi họ thuê phòng nhưng cũng là yếu tố quyết định rất nhiều khi thuê nhà của thanh niên di cư. Tuy nhiên vẫn có nhiều thanh niên di cư cho rằng đó chỉ là một phần nhỏ điều này tùy thuộc vào tính cách mỗi người để tìm nhà trọ phù hợp.

Mỗi một thanh niên di cư khi đi tìm nhà trọ, ngoài giá thuê phòng trọ thì cái mà họ luôn lưu ý là an ninh ở nơi trọ như thế nào. Thanh niên di cư luôn mong muốn tìm được chỗ trọ ở các khu phố có ít các tệ nạn xã hội cũng như tình hình an ninh trật tự cao. Bên cạnh đó nhiều thanh niên chia sẻ nếu thuê được nhà gần đồn cảnh sát sẽ cảm thấy yên tâm phần nào trong quá trình sinh sống ở đây.

Hầu hết thanh niên di cư hiện nay đã quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe bản thân điều này thể hiện rất rõ khi điểm trung bình lựa chọn 4,11/5 nhà ở gần bệnh viện đây là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu. Một yếu tố ảnh hưởng vô cũng lớn nữa có thể kể đến như gần chợ và gần đường chính. Ở gần chợ, gần đường chính sẽ thuận tiện cho việc mua bán hằng ngày và đi lại đây gần như là nhu cầu thiết yếu của con người. Và điều này cũng là những tiêu chí hàng đầu để lựa chọn nhà ở của thanh niên di cư.

2.3.1. Mức độ hài lòng về cuộc sống của thanh niên di cư hiện nay

Quan sát thực tế cho thấy, nhà ở của các thanh niên di cư hiện có chất lượng chưa tương ứng với giá tiền , với loại hình nhà dãy chủ yếu là nhà cấp

4, tường bằng gạch nung chưa trát, mái nhà lợp bằng phipro, diện tích nhỏ hẹp, trung bình 7 – 10m2/phòng. Tình trạng nhà cửa đang xuống cấp nghiêm trọng do xây dựng đã lâu nhưng không tu sửa. Mặc dù vậy, giá nhà trọ tại đây vẫn rất cao và tìm được một phòng để thuê cũng không phải dễ dàng. Đa phần thanh niên di cư sống trong các dãy nhà trọ, gồm nhiều phòng kề sát, trả tiền nhà theo tháng. Lý do chính khiến thanh niên di cư chấp nhận thuê nhà trọ tại khu vực này vì nó gần Công ty, trường học. Do đặc điểm công vệc làm ca nên ở gần sẽ tạo tâm lý an toàn khi đi làm, đi học, đồng thời giảm chi phí đi lại và gửi xe. Chính vì thế khi được hỏi về đánh giá nơi mình thuê trọ hiện tại theo thang điểm 5 thì

Bảng 9: Mức độ hài lòng về nơi mình thuê trọ (Đơn vị tính: %)

(Nguồn điều tra số liệu thực tế, 2018)

Có tới 39,5% thanh niên di cư để mức độ hài lòng ở mức 3 nhưng giá trọ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng tiếp cận dịch vụ nhà ở của thanh niên di cư hiện nay (Nghiên cứu tại Phường Hạ Đình - Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)