CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ NHÀ Ở
CỦA THANH NIÊN DI CƢ TẠI PHƢỜNG HẠ ĐÌNH, THANH XUÂN, HÀ NỘI
2.1. Chân dung xã hội của thanh niên di cư tại Phường Hạ Đình, Thanh
Xuân, Hà Nội.
2.1.1. Đặc điểm về độ tuổi:
Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009, tuổi trung vị của người không di cư năm 2009 là 30 tuổi, có nghĩa là một nửa dân số không di cư có độ tuổi từ 30 trở xuống, còn tuổi trung vị của người di cư ít hơn khoảng 5 năm, hay nói cách khác có một nửa số người di cư có độ tuổi từ 25 trở xuống. Kết quả phân tích số liệu. Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014 (Điều tra DSGK 2014) cung cấp thêm những bằng chứng khẳng định các phát hiện trước đây cho thấy người di cư thường là những người trẻ tuổi. Do nhóm mẫu được chọn là thanh niên, nên độ tuổi trung bình là 25 tuổi. Khoảng 85% người di cư là vào độ tuổi từ 15 – 29 tuổi. Đặc biệt cao nhất là ở độ tuổi 20 – 24 tuổi chiếm 37.14%. (Tổng cục thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở giữa kì năm 2014, 2015)
Biểu đồ 1 : Độ tuổi của thanh niên di cƣ
Đơn vị tính: %
(Nguồn điều tra số liệu thực tế, 2018) 38,0% 50,0% 12,0% 16-20 tuổi 21-25 tuổi 26-30 tuổi
Như vậy kết quả khảo sát trên của tác giả cũng khá thống nhất và phù hợp với các báo cáo, nghiên cứu khác đã công bố với 2 độ tuổi từ 16-20 và từ 21-25 là 2 độ tuổi phổ biến nhất. Thanh niên di cư đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa với 38% ở độ tuổi từ 16-20 và 50% ở độ tuổi từ 21-25 tuổi. Với độ tuổi từ 16-20 thanh niên di cư vừa hoàn thành xong bậc học THPT và bắt đầu những định hướng mới cho cuộc sống : đi học tiếp, đi làm,... Ở độ tuổi 21-25 tuổi thanh niên di cư thường có xu hướng tìm kiếm việc làm. Với địa bàn Phường Hạ Đình nằm gần với một số Trường Đại học và những Công ty sản xuất nên lượng thanh niên đổ về đây hằng năm để tham gia vào các hoạt động : học tập, làm việc là vô cùng lớn. Chính điều này đã giải thích cho việc độ tuổi trung bình của thanh niên di cư tại địa bàn phường Hạ Đình là vào khoảng 21,5 tuổi. Từ đây có thể khẳng định thêm thanh niên di cư đến phường Hạ Đình xu hướng ngày càng trẻ hóa.
2.1.2. Đặc điểm về tình trạng hôn nhân:
Như số liệu thực tế chúng tôi điều tra năm 2018 độ tuổi thanh niên di cư tại địa bàn phường Hạ Đình chủ yếu là từ 21-25 tuổi. Đây là độ tuổi thanh niên di cư vẫn còn trẻ và có nhiều hoài bão muốn phát triển thêm để trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm. Điều này rất phù hợp với kết quả thức tế điều tra khi nhắc tới khía cạnh hôn nhân của thanh niên di cư tại địa bàn Phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Biểu đồ 2 : Tình trạng hôn nhân của thanh niên di cƣ
Đơn vị tính: %
(Nguồn điều tra số liệu thực tế, 2018) 58% 33% 7% 2% Độc thân Có vợ(chồng) Đã ly hôn Góa
Từ biểu đồ trên chúng tôi nhận thấy dường như có sự liên hệ giữa tình trạng hôn nhân và độ tuổi của thanh niên di cư. Như đã thống kê ở trên hầu hết thanh niên di cư đang trong độ tuổi từ 21-25 tuổi đây là độ tuổi thanh niên di cư đang đi học hoặc đang tìm kiếm một công việc và theo điều tra thực tế có 39,5% nam thanh niên di cư đang độc thân và 18.5% nữ thanh niên di cư độc thân. Từ đây một giả thuyết được đặt ra đó là có phải thanh niên di cư tại địa bàn Phường Hạ Đình hiện nay phần lớn đang độc thân. Dựa vào kết quả nghiên cứu thực tế chúng ta có thể thấy thanh niên di cư tại địa bàn Phường Hạ Đình hiện nay chủ yếu là từ 21-25 tuổi bên cạnh đó hiện thanh niên di cư tại địa bản phường Hạ Đình đang có 58% thanh niên di cư hiện đang độc thân.
Bảng 1 : Mối quan hệ giữa độ tuổi và tình trạng hôn nhân của thanh niên di cƣ Đơn vị tính % Tuổi Tổng Từ 16-20 Từ 21-25 Từ 26-30 Tình trạng hôn nhân Độc thân 33,5% 20,0% 4,5% 58,0% Đã kết hôn 4,5% 23,0% 5,5% 33,0% Đã ly hôn 0,0% 6,0% 1,0% 7,0% Góa 0,0% 1,0% 1,0% 2,0% Tổng 38,0% 50,0% 12,0% 100,0%
Qua bảng 1 chúng ta có thể khẳng định thanh niên di cư độc thân hiện nay thường rơi vào chủ yếu 2 nhóm tuổi : 16-20 tuổi và 21-25 tuổi. Thanh niên di cư từ 16-20 tuổi thường là những bạn trẻ di cư để học tập hoặc học nghề. Đây là độ tuổi bắt đầu cho quá trình di cư của thanh niên di cư chính vì thế thanh niên di cư ở độ tuổi thanh hầu hết là độc thân và trong điều tra thực tế tại địa bàn Phường Hạ Đình thì thanh niên di cư chiếm 33,5% nhóm tuổi từ 16-20 tuổi.
Trong thống kê kết quả điều tra di dân nội địa quốc gia năm 2015 cũng cho thấy có sự khác biệt về sự phân bố tình trạng hôn nhân của người di cư và không di cư . Tỷ lệ phần trăm người không di cư có vợ/chồng cao hơn tỷ lệ người di cư có vợ/chồng 1,26 lần. Trong khi đó phần trăm người di cư chưa vợ/chồng cao hơn tỷ lệ người không di cư chưa vợ/chồng 1,65 lần. Những sự khác biệt này phần lớn là do cấu trúc tuổi người di cư trẻ hơn so với người không di cư. Một nguyên nhân khác có thể là việc di cư với mục đích lao động hay học tập dẫn đến trì hoãn hôn nhân. Tỷ lệ có vợ/chồng của người di cư trong điều tra năm 2015 thấp hơn một chút so với năm 2004 (thấp hơn 0,5%). Tỷ lệ nam di cư có vợ trong điều tra năm 2015 thấp hơn so với năm 2004 (tương ứng là 52,7% và 57,2%). Trong khi đó tỷ lệ nữ di cư có chồng trong điều tra năm 2015 cao hơn so với năm 2004 (tương ứng là 58,6% và 55,8%). Tỷ lệ người di cư đã ly hôn/ ly thân năm 2015 cũng tăng cao hơn so với năm 2004. (Tổng cục Thống kê & Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, Điều tra di cư nội địa Quốc Gia năm 2015, 2016)
2.1.3. Đặc điểm về giới tính:
Để mô tả cụ thể chân dung xã hội của thanh niên di cư, tác giả ngoài làm rõ các đặc điểm như độ tuổi, tình trạng hôn nhân thì giới tính cũng là một đặc điểm nổi bật được nhắc tới khi nói về thanh niên di cư. Từ cơ cấu giới tính của thanh niên di cư có thấy được xu hướng di cư của thanh niên di cư hiện
nay. Và từ xu hướng này chúng ta sẽ có thể đưa ra những chính sách phù hợp để kịp thời hỗ trợ thanh niên di cư trong quá trình di cư của họ.
Biểu đồ 3 : Giới tính của thanh niên di cƣ
Đơn vị tính: %
(Nguồn điều tra số liệu thực tế, 2018) Qua số liệu trên ta có thể thấy số lượng nữ giới nhiều hơn nam giới với 52,5% thanh niên di cư. Kết quả nghiên cứu phù hợp với báo cáo tình hình dân số Phường Hạ Đình năm 2017 với 53,9% trong độ tuổi từ 18 – 30 tới địa bàn phường đăng kí hộ khẩu tạm trú tạm vắng là nữ (Công an Phường Hạ Đình, 2017). Điều này càng khẳng định hơn xu hướng nữ hóa chưa dừng lại và có xu hương phát triển hơn theo cả 2 hướng: đi học và đi làm. Chính sự thiếu hụt về công việc cho người lao đông trong các hoạt động nông nghiệp cũng như cơ hội tìm kiếm việc làm của phụ nữ tại các đô thị và các khu công nghiệp ngày càng cao đã làm gia tăng về số lượng cũng như tỷ lệ nữ giới di cư tới các thành phố lớn hiện nay.
Theo kết quả điều tra dân số giữa kì năm 2014 của Tổng Cục Thống Kê tỷ lệ nữ di cư tăng dần từ năm 1999, 2009 đến 2014 và tỷ lệ nam di cư giảm dần từ năm 1999, 2009 đến 2014. Số liệu các cuộc TĐTDS 1999, 2009 và Điều tra DSGK 2014 cho thấy, tỷ lệ nữ giới trong nhóm người di cư đều cao hơn tỷ lệ nữ giới trong nhóm người không di cư đối với mỗi loại hình di cư trong huyện, giữa các huyện và giữa các tỉnh. Điều này một lần nữa khẳng
47,50% 52,50%
Nam Nữ
định xu hướng nữ hóa di cư ở nước ta và xu hướng này ngày càng tăng. Đây là sự khác biệt về đặc trưng nhân khẩu học của di cư Việt Nam vì hầu hết các nước trên thế giới, trong số người di cư, nam giới thường nhiều hơn nữ giới.
Bảng 2: Cơ cấu giới tính chia theo loại hình di cƣ và luồng di cƣ, 2014
Đơn vị tính:%
Luồng di cƣ Di cƣ trong huyện Di cƣ giữa các huyện Di cƣ giữa các tỉnh
Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng
NT - NT 21,9 78,1 100,0 27,9 72,1 100,0 40,7 59,3 100,0 NT - TT 33,9 66,1 100,0 38,4 61,6 100,0 45,4 54,6 100,0 TT - NT 39,2 60,8 100,0 46,6 53,4 100,0 52,5 47,5 100,0 TT - TT 43,9 56,1 100,0 45,7 54,3 100,0 47,9 52,1 100,0 Tổng 34,2 65,8 100,0 40,4 59,6 100,0 45,4 54,6 100,0 (Nguồn Tổng Cục Thống Kê- 2014) Bảng 2 cho thấy, trong 3 loại hình di cư gồm di cư trong huyện. di cư giữa các huyện và di cư giữa các tỉnh, tỷ lệ nữ di cư cao hơn so với tỷ lệ nam di cư. Các số liệu này cung cấp bằng chứng rõ ràng về một hiện tượng rất được chú ý trong các nghiên cứu di cư thường được biết với tên gọi “nữ hóa di cư”. Hiện tượng “nữ hóa di cư” được thể hiện rất rõ qua hai chỉ số. thứ nhất, dân số nữ di cư chiếm hơn một nửa tổng số người di cư. thứ hai, tỷ lệ dân số nữ di cư trên tổng số dân di cư liên tục tăng trong hai thập kỷ qua. Kết quả Điều tra DSGK 2014 cho thấy số lượng nữ giới đã nhiều hơn số lượng nam giới trong tất cả các nhóm dân số di cư. Một xu hướng nhất quán được thấy qua cả ba cuộc TĐTDS và Điều tra DSGK 2014 là nữ giới thường di cư trong phạm vi địa giới hành chính nhỏ hơn. Bảng 5 cho thấy rõ ràng rằng tỷ lệ nữ di cư cao nhất trong dân số di cư trong huyện và thấp nhất ở loại hình di cư giữa các tỉnh.
Kết quả Điều tra di cư nội địa quốc gia năm 2015 cho thấy, 17,3% dân số ở độ tuổi 15-59 trong cả nước là người di cư . Tỷ lệ di cư ở khu vực thành thị (19,7%) cao hơn ở khu vực nông thôn (13,4%). Thành thị - nơi kinh tế phát triển và có nhiều cơ hội đào tạo giáo dục hấp dẫn là điểm đến di cư quan trọng. Ở cấp độ vùng, tất cả các vùng (trừ thành phố Hồ Chí Minh) tỷ lệ di cư ở khu vực thành thị đều cao hơn nông thôn. Các cuộc điều tra di cư trước đây cho thấy nữ giới chiếm tỷ lệ di cư ngày càng cao (hiện tượng “nữ hóa” di cư). Kết quả Điều tra di cư nội địa quốc gia năm 2015 cũng không phải là ngoại lệ, với tỷ lệ di cư của nữ giới (17,7%) cao hơn so với nam giới (16,8%). Xu hướng này tương tự ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng, trừ Trung du và miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long lại có xu hướng ngược lại, nghĩa là tỷ lệ di cư của nam cao hơn nữ. Tỷ lệ nữ giới chiếm 52,4% tổng số di cư. Hiện tượng “nữ hóa di cư” cũng thể hiện ở tỷ số giới tính của người di cư, 6 trong 9 nhóm tuổi của người di cư có tỷ số giới tính nhỏ hơn 100 mặc dù tỷ lệ này là không đồng đều theo nhóm tuổi, cao nhất là ở nhóm tuổi 35-39 (145 nam/100 nữ), tiếp đến là nhóm tuổi 45-49 (127 nam/100 nữ), thấp nhất là ở nhóm tuổi 55-59 (69 nam/100 nữ). Ở nhóm người không di cư, tỷ số giới tính của những nhóm tuổi liền nhau khá tương đồng với đặc trưng chung về tỷ số giới tính của toàn bộ dân số. Các nhóm tuổi dưới 24, tỷ số giới tính lớn hơn 100, ở các nhóm tuổi từ 25 trở lên tỷ số giới tính nhỏ hơn 100. (Tổng cục Thống kê & Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, Điều tra di cư nội địa Quốc Gia năm 2015, 2016)
2.1.4. Đặc điểm về trình độ học vấn và chuyên môn.
Thực trạng trình độ học vấn của thanh niên Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với chất lượng lực lượng lao động trẻ. Trình độ học vấn là nền tảng cơ bản để mỗi cá nhân có thể tiếp tục nỗ lực phát triển kỹ năng, sự sáng tạo và khả năng đáp ứng yêu cầu của các ngành nghề. Nguồn nhân lực, đặc biệt là
nguồn nhân lực chất lượng cao được đánh giá là một trong các nguồn lực quan trọng nhất cho phát triển kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Trình độ học vấn của thanh niên được phân thành 5 nhóm: Chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT và cao đẳng, đại học trở lên. Khảo sát tại Hà Nội thì cư dân di chuyển vào Hà Nội chủ yếu là lao động phổ thông, một số ít qua đào tạo, với tỷ lệ (Tổng cục Thống kê, 2016)
+ Không qua đào tạo: 81,0% + Trung học chuyên nghiệp: 6,9% + Công nhân kỹ thuật: 5,3% + Đại học trở lên: 6,8%
Về trình độ học vấn: Chủ yếu tốt nghiệp THPT (lớp 12): 76,3%
Trên 90% người di cư đến Hà Nội có trình độ học vấn trung học cơ sở trở lên. Ở thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này thấp hơn nhưng cũng đạt 66%. Số năm học trung bình trước khi di cư lần đầu: Nam 9.1 năm; Nữ là 8.9 năm
Từ số liệu điều tra thực tế cho ta thấy trình độ học vấn của thanh niên di cư hiện nay và được thể hiện cụ thể như bảng dưới đây.
Bảng 3: Trình độ học vấn của thanh niên di cƣ
Trình độ Văn hóa Số lƣợng Tỷ lệ % Tiểu học 0 0,0 THCS 9 4,5 THPT 74 37,0 Trƣờng nghề, trung cấp 14 8,5 Cao đẳng, Đại học 74 37,0 Sau Đại học 26 13
Qua các số liệu trên cho thấy: Trình độ học vấn và chuyên môn của thanh niên di cư hiện nay đã được cải thiện có tới 37% số người được hỏi có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT và 37% có trình độ Cao đẳng, Đại học. Lao động chủ yếu là lao động phổ thông. Thanh niên di cư có trình độ cơ bản đây chính là một yếu tố giúp thanh niên di cư có thể tìm kiếm một công việc tốt hơn công việc chân tay tại thành phố. Đa số những thanh niên di cư là những người chưa kết hôn chưa vướng bận gia đình vì thế họ rất năng động dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với thử thách vì thế bản thân những thanh niên di cư sau một thời gian tham gia lao động sẽ tích lỹ được nhiều kinh nghiệm giúp họ nâng cao trình độ và đây chính là bước đệm cho sự thăng tiến của thanh niên di cư. Trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của thanh niên di cư liên quan đến việc làm, lao động và thu nhập của họ.
Bảng 4: Mối quan hệ giữa tổng thu nhập và trình độ học vấn của thanh niên di cƣ Đơn vị tính: % Thu nhập đồng/ tháng 1-3 triệu Trên 3-5 triệu đồng/tháng Trên 5 - 7 triệu đồng/tháng Trên 7 triệu đồng/ tháng Trình độ học vấn THCS 1,0% 2,5% 1,0% 0% THPT 8,0% 3,5% 18,5% 7,0% Trung Cấp 0,0% 2,0% 5,5% 1,0% CĐ,ĐH 0,0% 2,5% 21,0% 13,5% Sau ĐH 0,0% 0,0% 3,0% 10,0% Tổng 2,5% 10,5% 55,5% 31,5%
(Nguồn điều tra số liệu thực tế, 2018) Qua bảng trên ta có thể thấy thanh niên di cư hiện nay có thu nhập trung bình ở mức từ 5-7 triệu đồng/ tháng chiếm 55,5%. Từ những số liệu đã thống
kê trên đây chỉ ra rằng thanh niên có trình độ học vấn cao sẽ có thu nhập cao và thanh niên có trình độ học vấn thấp sẽ có thu nhập thấp. Cụ thể như thanh