Tin và quy trình sản xuất tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề làm tin cho phiên bản điện thoại di động ở việt nam hiện nay (Trang 34)

6 .Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

7. Kết cấu luận văn

1.4 Tin và quy trình sản xuất tin

1.4.1 Tin

*Khái niệm:

Trước khi báo chí ra đời, trong cuộc sống thường nhật đã tồn tại tin (hay tin tức) với ý nghĩa là những thông điệp về các sự kiện, vấn đề, con người trong xã hội. Những thơng điệp đó được chuyển tải dưới dạng các văn bản hoặc các tín hiệu riêng trên cơ sở sự giao ước có trước.

- Theo từ điển tiếng Việt, Tin là sự việc quan trọng xảy ra vừa mới biết được.

- Theo tiếng Trung Quốc, Tin là tân văn. - Theo tiếng Anh, Tin là news.

Những từ trên đều bắt nguồn từ nghĩa đen là “mới”. Ngồi ra, Tin cịn được hiểu theo nghĩa là một thể loại báo chí độc lập, gắn liền với sự ra đời và phát triển của báo chí. Trong cuốn “Các thể loại báo chí thơng tấn”, PGS.TS Đinh Văn Hường đã thể định nghĩa về tin như sau:

“Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thơng tấn, trong đó thơng báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người đã, đang và sẽ xảy ra trong đời sống, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định”. Trong khuôn

khổ luận văn, tác giả lựa chọn nghiên cứu tin theo cả hai nghĩa. Cụ thể, một số thể loại báo chí khác như: bài phản ánh, ghi nhanh, tường thuật cũng được nghiên cứu nhằm làm rõ quá trình sản xuất tin cho phiên bản điện thoại di động của các cơ quan báo chí hiện nay.

*Đặc điểm:

- Về nội dung: Đối tượng phản ánh của Tin là sự kiện, vấn đề, con người mới xảy ra, có ý nghĩa chính trị - xã hội.

Tin thông báo những sự kiện, hiện tượng, vấn đề mới về mặt thời gian và thời điểm. Đó là những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra hoặc

mới phát hiện. Ngồi ra, có những sự kiện diễn ra trong một thời gian dài, có q trình phát sinh, phát triển với nhiều tình tiết phức tạp thì Tin thường chỉ tập trung phản ánh thời điểm mà sự kiện đó bộc lộ nhiều ý nghĩa nhất. Còn những sự kiện thời sự cấp bách thường được tập trung phản ánh vào điểm đầu, điểm cuối và những lát cắt của sự kiện.

Bên cạnh đó, các sự kiện, vấn đề, con người được phản ánh trong Tin phải có ý nghĩa xã hội nhất định. Bởi hàng ngày, hàng giờ có rất nhiều sự kiện mới diễn ra nhưng khơng phải sự kiện nào cũng có thể làm tin. Người làm báo cần xem xét sự kiện đó có mang ý nghĩa xã hội nào đó đối với số đơng công chúng hay không. Việc xem xét ý nghĩa xã hội của sự kiện là xem xét mối quan hệ của sự kiện với xã hội biểu hiện ở việc cơng chúng có cần biết, cần hiểu sự kiện đó hay khơng. Từ hiểu, biết sẽ nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi theo xu hướng tích cực hay chỉ dừng lại ở mức độ thỏa mãn trí tị mị. Nội dung của Tin bao gồm những thông tin chi tiết cô đọng, cốt lõi nhất của sự việc. Vì vậy, khi sáng tạo tác phẩm Tin, người làm báo cần chắt lọc thông tin trong sự kiện để cung cấp những thông tin cốt lõi nhất, quan trọng nhất cho công chúng.

- Về hình thức: Ngắn gọn, súc tích

Nhu cầu thơng tin của công chúng ngày càng tăng nhưng thời gian dành cho báo chí lại khơng nhiều. Vì vậy, trong một thời gian ngắn nhất định, công chúng muốn biết được nhiều thơng tin báo chí nhất có thể. Do đó, xu thế của Tin hiện đại là phải viết thật ngắn gọn. Có như vậy mới cung cấp cho công chúng những thông tin mới nhất về sự kiện thời sự, đảm báo nhanh chóng, kịp thời và đáp ứng nhu cầu hiểu biết thơng tin của cơng chúng.

*Tiêu chí viết tin đúng

Bất cứ thể loại báo chí nào cũng đều có mục đích trả lời đúng, đầy đủ, kịp thời những câu hỏi liên quan đến sự kiện, sự việc, vấn đề, con người mà

người viết muốn truyền đạt và người tiếp nhận muốn biết. Hệ thống câu hỏi này được khái qt thành cơng thức 5W+1H:

What? Chuyện gì? Who? Ai liên quan? Where? Xảy ra ở đâu? When? Xảy ra khi nào? Why? Tại sao xảy ra? How? Xảy ra như thế nào?

Đối với Tin – một thể loại báo chí ngắn gọn, cơ đọng, súc tích, có tính thời sự cao thì việc áp dụng cơng thức trên cũng khơng rập khuôn cứng nhắc mà phải linh hoạt, tùy thuộc vào mức độ giá trị sự kiện hay ý đồ người viết…

Nhiệm vụ của Tin mới dừng ở thông báo, phản ánh sự kiện mới chứ chưa đi sâu phân tích, bình luận, đánh giá và giải quyết vấn đề. Yếu tố bình luận chỉ dừng ở mức độ vừa phải, nhẹ nhàng nhằm thể hiện chính kiến hoặc định hướng dư luận xã hội.

* Một số cấu trúc Tin:

- Cấu trúc hình tháp thường

Mơ hình này được coi là mơ hình viết tin truyền thống. Cấu trúc này cho thấy cách sắp xếp các chi tiết theo trình tự mở đầu là những chi tiết, dữ kiện ít quan trọng. Mức độ quan trọng và tính hấp dẫn tăng dần lên và có sức nặng ở phần cuối, tạo ra ấn tượng mạnh. Ưu điểm của cấu trúc này là sức hấp dẫn tăng dần về phía cuối tác phẩm, thu hút cơng chúng xem hết tồn bộ nội dung tin. Tuy vậy cấu trúc này cũng có nhược điểm là có thể khiến công chúng buồn tẻ, nhàm chán.

- Cấu trúc hình tháp ngược

Đây là mơ hình làm Tin hiện đại, được sử dụng rộng rãi trong các loại hình báo chí. Trong mơ hình này, các chi tiết của dự kiện được sắp xếp theo trật tự giảm dần của tầm quan trọng của thông tin. Thông tin quan trọng nhất

được đẩy lên đầu tiên. Đây là bộ phận thu hút sự chú ý của công chúng nhất. Ưu điểm của cấu trúc này là sức hấp dẫn được đẩy lên ngay phần đầu tiên, thu hút ngay sự quan tâm của công chúng. Người đọc có thể đọc lướt phần đầu tiên là nắm được thông tin cốt lõi cịn người làm báo có thể chỉnh sửa phần sau không cần thiết mà không làm ảnh hưởng đến giá trị thông tin của Tin. Còn hạn chế của cấu trúc này là cơng chúng dễ bỏ sót những thơng tin thú vị ở phần cuối của Tin.

- Cấu trúc hình chữ nhật:

Đây là cấu trúc mà các thông tin, dữ kiện được sắp xếp ngang hàng nhau. Các chi tiết quan trọng được sắp xếp phân bổ từ đầu đến cuối, tạo ra sức hấp dẫn chung. Thứ tự của thơng tin có thể sắp xếp theo trật tự thời gian, diễn biến của sự kiện, theo khu vực địa lí hoặc theo những khía cạnh chính yếu của vấn đề, sự kiện mà tác phẩm phản ánh. Ưu điểm của cấu trúc này là có thể triển khai sự kiện có chiều sâu theo ý đồ người viết. Hạn chế là thơng tin dàn trải, khơng có điểm nhấn.

*Các dạng tin cơ bản:

- Tin vắn

Tin vắn là dạng tin thông báo, phản ánh một cách ngắn gọn, vắn tắt nhất sự việc, sự kiện, nhân vật xảy ra hàng ngày trong đời sống xã hội. Đây là dạng tin có dung lượng ngắn nhất so với các dạng tin khác nói riêng và các thể loại báo chí nói chung (chỉ khoảng 60-100 chữ, khoảng 3 – 4 dòng). Tin vắn thường được sử dụng để thông báo về những chi tiết mới của sự kiện đang diễn ra hoặc thông báo nhanh nhất về sự kiện mới xảy ra những chưa có đủ điều kiện để tìm hiểu, phát hiện các tính chất, mối quan hệ phức tạp liên quan đến sự kiện đó. Theo cơng thức 5W+1H, tin vắn thường trả lời 4 câu hỏi What, Who, Where, When?. Có thể nói, tin vắn thơng báo sự kiện ở mức độ đơn giản với việc trả lời những câu hỏi đặc trưng nhất, nhằm giúp công

chúng “biết” mà chưa giải quyết nhu cầu “hiểu” vè sự kiện một cách đầy đủ, sâu sắc.

- Tin bình (tin sâu)

Tin bình là dạng tin phản ánh sự kiện thời sự quan trọng, chưa đến mức bình luận, nhưng người đưa tin cần thể hiện thái độ, quan điểm để định hướng dư luận xã hội. Tuy là tin bình nhưng yếu tố tin là chính, yếu tố bình luận chỉ có mức độ nhỏ. Quan điểm, thái độ của tác giả được thể hiện ở mức độ nhất định. Tin bình có dung lượng lớn hơn so với tin ngắn, trả lời đầy đủ các câu hỏi trong cơng thức 5W+H. Mục đích của tin bình là tạo ra khả năng “hiểu” sự kiện, nắm được không chỉ quy mô, diện mạo mà còn cả mối quan hệ phức tạp, các yếu tố chi phối sự phát triển, khuynh hướng vận động của sự kiện đó.

- Tin tường thuật

Tin tường thuật là dạng tin phản ánh những sự kiện quan trọng, tiêu biểu, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Tin tường thuật bám sát trật tự, trình tự diễn biến có thật của sự kiện trong khi thông tin. Trong thực tế, có những sự kiện mà nội dung, bản chất, ý nghĩa của nó chỉ có thể truyền đạt đầy đủ bằng cách tường thuật lại theo trật tự thời gian hoặc không gian.

Dạng tin tường thuật khác với thể loại tường thuật. Sự khác biệt giữa chúng là dung lượng và cách thức thể hiện. Tin tường thuật có dung lượng ngắn, chủ yếu thuật lại, kể lại những nét tiêu biểu, khái quát về sự kiện. Còn tường thuật thì dung lượng lớn, có thể trình bày trật tự diễn biến của sự kiện một cách tỉ mỉ, chi tiết từ khi mở đầu đến khi kết thúc sự kiện.

Những sự kiện được chọn làm tin tường thuật là: những cuộc hội họp quan trọng, những cuộc viếng thăm của các nguyên thủ quốc gia, quốc tế, các nhân vật quan trọng của các quốc gia với nghi thức ngoại giao long trọng, những cuộc thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật…

Ngồi ra cịn một số dạng tin khác như Tin dự báo, tin công báo, chùm tin, ảnh tin, tin ảnh…

1.4.2 Các bƣớc trong quy trình sản xuất tin

- Quy trình

Mỗi tác phẩm báo chí từ khi bắt đầu sản xuất đến khi được công chúng tiếp nhận đều tuân theo một trình tự các bước nhất định, gọi là quy trình sản xuất tác phẩm báo chí.

Theo Từ điển tiếng Việt, quy trình là “trình tự phải tuân theo để tiến

hành một cơng việc nào đó”. Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung

và báo điện tử phiên bản điện thoại di động nói riêng là trình tự các bước tiến hành cần trải qua để có được một tác phẩm. Nó bao gồm nhiều bước và nhà báo cần tuân thủ các bước trong quy trình ấy. Người ta gọi các bước đó là quy trình tác nghiệp. Quy trình này địi hỏi nhà báo cần phải thật tinh thơng và chính sự tinh thơng, khéo léo đó là các kỹ năng nghề nghiệp của nhà báo.

Trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí, nhà báo, dù sáng tạo tác phẩm thuộc loại hình báo chí nào, cũng cần tn thủ một quy trình chung, bao gồm 6 bước: (1) tìm hiểu và nghiên cứu thực tế; (2) xác định chủ đề - đề tài - tư tưởng chủ đề; (3) thu thập và khai thác thông tin; (4) thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức; (5) duyệt, đăng báo, xuất bản, phát hành, phát sóng và (6) lắng nghe thơng tin phản hồi.

- Các bước trong quy trình sản xuất tin

Bước 1: Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế:

Đây là khâu đầu tiên trong quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí. Các nhà báo thường dễ bỏ qua khâu này, nhất là đối với những nhà báo đã có bề dày kinh nghiệm. Bởi vì nhà báo tin vào kinh nghiệm và sự hiểu biết mà họ sẵn có để xác định, lựa chọn đề tài. Q trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tế nếu được coi trọng sẽ giúp nhà báo có thêm thơng tin, tài liệu, giúp cho việc chọn đề tài thuyết phục hơn. Thực tế đời sống luôn biến động hàng ngày hàng giờ, việc tìm hiểu và nghiên cứu thực tế chính là q trình nhà báo thu thập thơng tin cần thiết cho việc quyết định có chọn hay khơng chọn đề tài đó.

Nó cũng khác với q trình tìm hiểu, thu thập và khai thác thông tin từ thực tế để hoàn thành tác phẩm sau này.

Bước 2: Xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề

Đề tài là những vấn đề đặt ra trong cuộc sống thực, rất đa dạng và phong phú, không phụ thuộc vào phạm vi giới hạn rộng hay hẹp của vấn đề, sự kiện mà thường mang tính khách quan; ví dụ, đề tài về trẻ em, về giáo dục, về môi trường... Chủ đề là vấn đề đã được nhà báo lựa chọn để thực hiện tác phẩm và được giới hạn trong một phạm vi nhất định. Ví dụ, đề tài trẻ em nhưng chủ đề đề cập là trẻ em khuyết tật, hoặc chủ đề về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em, hoặc chủ đề bảo vệ mơi trường văn hóa học đường... Tư tưởng chủ đề là nội dung được nhà báo xác định cách thức thể hiện tư tưởng, quan điểm, cách nhìn nhận của nhà báo về vấn đề đó. Tư tưởng chủ đề thể hiện rõ lập trường, sự nhận thức và những phán xét của nhà báo về một vấn đề nào đó. Cách bộc lộ tư tưởng chủ đề của một tác phẩm chính là sự bộc lộ thái độ, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề của nhà báo. Nhà báo xác định đề tài, chủ đề và tư tưởng chủ đề của tác phẩm để quyết định hướng khai thác và thu thập thông tin liên quan, cần thiết cho tác phẩm, bám sát với chủ đề tác phẩm. Đây là khâu thứ hai quan trọng, nó giúp nhà báo xác định và giới hạn vấn đề để triển khai các bước tiếp theo. Nếu việc tìm hiểu thực tế được tiến hành tốt, có hiệu quả thì việc xác định đề tài chủ đề, tư tưởng chủ đề sẽ bảo đảm chính xác và hiệu quả.

Bước 3: Thu thập và khai thác thơng tin

Đây là q trình địi hỏi nhà báo phải có kỹ năng nghiệp vụ tinh thơng để có thể khai thác thơng tin một cách chính xác nhất, đầy đủ nhất. Thông thường, các nhà báo sử dụng 3 phương pháp cơ bản để có được thơng tin. Trước hết là, đọc và nghiên cứu tài liệu - có thể đọc các bản báo cáo, kỷ yếu, tư liệu lịch sử, đọc và tìm kiếm trên mạng internet. Đọc thường kết hợp với phân tích, so sánh… tìm hiểu bản chất của những thông tin sự kiện, vấn đề liên quan đến đề tài, chủ đề tác phẩm.

Thứ hai là sử dụng phương pháp phỏng vấn thơng qua hệ thống câu hỏi để tìm kiếm thơng tin từ đối tượng và những nhân vật liên quan hoặc nhân vật nắm giữ thông tin. Nhà báo cần biết lựa chọn đối tượng, chuẩn bị hệ thống câu hỏi, các phương tiện kỹ thuật thích hợp để thu thập thông tin phục vụ cho chủ đề của tác phẩm. Phương pháp thứ ba là quan sát. Khi quan sát, nhà báo có sự phân tích, thẩm định, nhận xét. Quan sát kèm theo sự cảm nhận của người quan sát sẽ quyết định việc thu thập thông tin và thẩm định thơng tin chính xác hơn.

Bước 4: Thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức

Nội dung của một tác phẩm báo chí thường phản ánh chân thực, khách quan những sự kiện, vấn đề, sự việc có thực xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, mang tính thời sự, có ý nghĩa xã hội và được công chúng quan tâm. Đây là khâu quan trọng trong quy trình sáng tạo tác phẩm, bởi vì, tác phẩm có hấp dẫn cơng chúng hay khơng sẽ phụ thuộc vào những vấn đề mà nó đề cập và cách thức thể hiện nó.

Về hình thức thể hiện tác phẩm, trước hết, nó tùy thuộc loại hình báo chí và thể loại tác phẩm. Mỗi thể loại báo chí thể hiện một mơ thức phản ánh khác nhau. Sự phân chia thể loại căn cứ vào một số tiêu chí. Khi cần đưa thông tin nhanh, ngắn gọn, người ta sử dụng thể loại tin tức hoặc một thể loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề làm tin cho phiên bản điện thoại di động ở việt nam hiện nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)