Thành công và hạn chế trong việc làm tin cho phiên bản điện thoại d

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề làm tin cho phiên bản điện thoại di động ở việt nam hiện nay (Trang 83)

6 .Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

7. Kết cấu luận văn

2.4 Thành công và hạn chế trong việc làm tin cho phiên bản điện thoại d

động của 3 cơ quan báo chí đƣợc khảo sát

2.4.1 Thành công

- Nội dung tin tức đa dạng, cập nhật liên tục, phá vỡ tính định kỳ của báo chí truyền thống

Các cơ quan báo chí tại Việt Nam hiện nay đều đã có phiên bản dành cho điện thoại di động nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng. Theo số liệu thống kê của tác giả, số lượng tin trung bình trong một ngày của cả 3 cơ quan báo chí được khảo sát đều khá lớn (trung bình 13-15 tin/ngày), chứng tỏ tin tức được sản xuất và cập nhật liên tục trong bất kỳ khoảng thời gian nào. Nội dung tin cũng được trải đều ở các chuyên mục khác nhau. Đây được coi là một ưu điểm bởi với báo điện tử nói chung và phiên bản dành cho điện thoại di động nói riêng, chậm một phút cũng là chậm. Mức độ cạnh tranh về tính thời sự giữa các loại hình báo chí là rất khốc liệt. Báo chí truyền thống thường có quy trình làm báo chặt chẽ, tính định kỳ quy củ. Tuy nhiên với báo điện tử thì địi hỏi tin tức phải được cập nhật liên tục, ngay lập tức, các quy trình phải được lược bớt đi. Nếu khơng nhanh thì sẽ gặp phải những cạnh tranh từ đối thủ. Tuy nhiên việc lược bớt các quy trình làm báo lại có thể ảnh hưởng đến tính xác thực của thơng tin. Vì vậy việc tin tức được cập nhật liên tục trong ngày cho thấy các cơ quan báo điện tử đã dung hịa được các yếu tố: tính phi định kỳ, tính xác thực và tính thời sự. Làm sao để thẩm định thông tin được nhanh nhất, đưa đến cho công chúng thơng tin chính xác, kịp thời.

- Đã có sự chú trọng đến vấn đề về cơng nghệ như xử lí giao diện, xử lí ảnh cho riêng phiên bản dành cho điện thoại di động

Mặc dù cả ba cơ quan báo chí được khảo sát đều chưa có nhiều sự khác biệt giữa phiên bản báo điện tử và phiên bản điện thoại di động, tuy nhiên đã có sự chú trọng đến vấn đề cơng nghệ. Mỗi tồn soạn đều có một nhóm phóng viên, kỹ thuật viên chịu trách nhiệm về phiên bản điện thoại di động. Giao diện đã được sắp xếp cho phù hợp với thiết bị điện thoại di động. Việc xử lí kỹ thuật về ảnh cũng được quan tâm, nhằm giảm dung lượng trang, tăng tốc độ tải trang mà vẫn đảm bảo chất lượng ảnh trong tin. Đặc biệt, chuyên mục Tin ảnh của báo Vietnamplus được thiết kế theo hình thức slide show cũng phù hợp với màn hình điện thoại di động, giúp cơng chúng dễ nhìn, dễ thao

tác với thiết bị hơn. Ngoài ra, báo Vnexpress và Tuổi trẻ cũng phát triển thêm ứng dụng đọc báo trên trình duyệt IOS và android, hướng đến sự đa dạng hóa kênh tiếp nhận thơng tin báo chí trên điện thoại di động cho cơng chúng.

- Góp phần phát triển xu hướng báo chí trên điện thoại di động trong bối cảnh môi trường truyền thông hiện đại

Thực tế hiện nay, trên thế giới đã khơng cịn xa lạ đối với hình thức báo chí trên điện thoại di động. Tuy nhiên ở Việt Nam, hình thức báo chí này mới phát triển theo hướng một phiên bản khác của báo điện tử. Việc các cơ quan báo chí lần lượt cho ra đời phiên bản điện thoại di động và ứng dụng đọc báo trên các trình duyệt cho thấy xu hướng báo chí mới này đang dần phát triển. Nhiều nhà nghiên cứu cũng có chung nhận định đây sẽ là loại hình báo chí của tương lai bởi những ưu thế vượt trội của nó.

Phiên bản điện thoại di động ra đời là việc tất yếu bởi nhu cầu và thói quen đọc báo của công chúng đã thay đổi. Trong môi trường truyền thông hiện đại, cơng chúng của báo chí trên điện thoại di động cũng đa phần là giới trẻ. Tuy nhiên với lượng công chúng lớn, năng động, có kỹ năng về khoa học cơng nghệ, bắt họ ăn mãi một món ăn như báo giấy, truyền hình, phát thanh và thậm chí là báo điện tử là khơng thể. Vì vậy, các cơ quan báo chí có phiên bản điện thoại di động đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của công chúng, đồng thời góp phần phát triển xu hướng báo chí mới, tập trung phát triển loại hình báo chí trên điện thoại di động riêng biệt với các loại hình báo chí trước đây.

- Tạo thói quen, kỹ năng tác nghiệp mới cho đội ngũ làm báo

Không phải đến bây giờ, đội ngũ làm báo hiện đại mới có kỹ năng tác nghiệp nhanh nhẹn, chuyên nghiệp và đa năng. Ngay từ khi báo điện tử ra đời, với sự phát triển vượt bậc của internet và cơng nghệ số, hình ảnh phóng viên tác nghiệp ở hiện trường với máy tính xách tay, máy ảnh, máy ghi âm đã khơng cịn xa lạ. Trong môi trường truyền thông hiện đại, một phóng viên cần

trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng như: chụp ảnh, viết bài, tổ chức bài viết… để đáp ứng nhu cầu được nắm bắt thông tin ngay lập tức của công chúng. Tuy nhiên, khi điện thoại di động thông minh ngày càng phát triển với rất nhiều chức năng: ghi âm, soạn thảo văn bản, chụp ảnh, quay phim chất lượng cao… thì việc tác nghiệp của đội ngũ làm báo cũng có sự thay đổi. Với những sự kiện nóng, trong hồn cảnh khơng có nhiều cơng cụ hỗ trợ, phóng viên vẫn ln chủ động trong việc đưa tin với chiếc điện thoại nhỏ gọn. Tuy nhiên, để có thể phản ứng nhanh chóng khi xảy ra sự kiện bất ngờ, thì phóng viên cần phải luyện tập nhiều lần. Và hiệu quả nhất là tịa soạn cần có hướng dẫn cụ thể về số lượng tin bài, cần loại ảnh nào, video nào. Phóng viên cũng cần tìm hiểu các phương thức gửi tin bài nhanh và hiệu quả nhất, bởi nếu sản xuất nội dung nhanh chóng nhưng khơng gửi về tịa soạn được thì cũng khơng có ý nghĩa gì. Độ lớn của video cũng là một yếu tố quan trọng: để gửi qua mạng 3G thì video khơng nên q nặng, vì thế thời gian quay thơng thường là 30 giây đến 1 phút. Nếu gửi ảnh bằng email cũng không nên gửi quá nhiều ảnh một lúc. 1 email chỉ nên có dung lượng tối đa 15MB (2 hoặc 3 ảnh chụp bằng điện thoại trong điều kiện ánh sáng tốt).

2.4.2 Hạn chế

- Nội dung tin chưa có sự khác biệt so với phiên bản dành cho máy tính

Đây là điều khá phổ biến tại các cơ quan báo chí hiện nay. Do quan điểm báo chí trên điện thoại di động chỉ là một cách thức tiếp nhận thông tin khác của báo điện tử nên nội dung tin tức được đăng tải khơng có gì khác biệt về mặt câu chữ, dung lượng. Điều này là khơng hợp lí, vì màn hình điện thoại di động rất nhỏ, việc dung lượng tin kéo dài dễ làm công chúng mỏi mắt, cần phải thao tác nhiều lần với thiết bị để đọc được hết toàn bộ nội dung, dẫn đến hiệu quả tiếp nhận thơng tin kém. Bên cạnh đó, thói quen đọc báo của cơng chúng đang dần thay đổi, thay vì bị động tiếp nhận đã chuyển dần sang chủ động tiếp nhận và lựa chọn cách thức, phương tiện thông tin. Chỉ với chiếc

điện thoại nhỏ gọn với đầy đủ chức năng, việc đọc báo trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đã đến lúc các cơ quan báo chí chú tâm đến đối tượng công chúng của điện thoại di động này. Nội dung tin cần được viết ngắn gọn hơn, làm sao vừa ngắn lại vừa đủ thông tin, phù hợp với thói quen đọc lướt của công chúng.

“Báo mạng ở Việt Nam khá phát triển, nhưng nói cho đúng thì mới phát triển ở bề mặt, là sự xuất hiện của rất nhiều website, chứ không phải về thực chất. Và sự phát triển nội dung trên điện thoại di động cũng vậy: vài năm nay, hầu như báo nào cũng có phiên bản mobile và cũng có chút đầu tư về cơng nghệ chứ khơng đơn giản như trước. Song thực chất, nội dung của phiên bản mobile chẳng khác gì với bản web, trong khi về cách trải nghiệm là mobile khác hẳn với website. Rất ít báo có phiên bản dành riêng cho tablet. Xu hướng báo chí thế giới trong năm 2016 đặc biệt chú trọng đến mobile, và xu hướng này sẽ còn phát triển mạnh trong thời gian tới, chính vì thế hiện đang có khái niệm “mobile first” – nhưng báo chí Việt Nam thì dường như chưa có sự thay đổi nào về cách cung cấp nội dung cho phiên bản mobile, cho dù tỷ lệ truy cập từ mobile trung bình của các báo ở Việt Nam đều đã đạt tới 30-35%, nhiều báo còn đạt tỷ lệ cao hơn. Trong năm 2016, một trong các xu hướng trên thế giới là bản mobile sẽ phát triển độc lập chứ không chỉ là phiên bản mở rộng của website. Tuy nhiên, điều này chắc chưa thể xảy ra trong báo chí Việt Nam.”

Phụ lục phỏng vấn sâu số 4 - Các cơ quan báo chí chưa có đội ngũ làm báo dành riêng cho phiên bản điện thoại di động

Hiện tại, đội ngũ nhân lực – các phóng viên, biên tập viên – của các tịa soạn báo mạng điện tử hầu hết mới chỉ được đào tạo và tập trung sản xuất tin, bài cho phiên bản thơng thường trên máy vi tính chứ chưa có một đội ngũ viết tin, bài dành riêng cho thiết bị di động. Bởi lẽ, phần lớn báo mạng điện tử đều

xuất phát từ báo in, số lượng báo mạng điện tử độc lập là không nhiều. Hơn nữa, ở thời kỳ đầu, khi cập nhật tin, bài cho báo mạng điện tử, các phóng viên, biên tập viên chủ yếu lấy từ báo in. Sau này, khi báo mạng điện tử phát triển, đội ngũ phóng viên chuyên viết cho báo mạng điện tử mới được tuyển dụng và nội dung cũng như tần suất cập nhật tin, bài cho báo điện tử cũng tăng theo.

Khi được hỏi, các cơ quan báo chí được khảo sát cũng thừa nhận rằng cơ quan chưa có đội ngũ sản xuất riêng cho phiên bản điện thoại di động mà chỉ có nhóm phóng viên, kỹ thuật viên chịu trách nhiệm phiên bản điện thoại di động. Vì vậy, chưa nói đến việc tách báo chí trên điện thoại di động sang một loại hình báo chí mới bên cạnh báo điện tử, báo in, truyền hình hay phát thanh, báo chí trên điện thoại di động vẫn chưa được chú trọng phát triển. Hầu hết vẫn chỉ là phiên bản báo mạng điện tử được tải lên mạng di động. Tuy nhiên thiết bị điện thoại di động cũng có nhiều khác biệt với thiết bị máy tính. Việc xem báo mạng điện tử trên máy tính cũng hồn toàn khác biệt so với xem trên điện thoại di động, vì giao diện của báo mạng điện tử khơng tương thích với màn hình nhỏ bé của điện thoại di động. Kết quả lớn nhất của các cơ quan báo chí là đã có sự nỗ lực đa dạng hóa kênh tiếp nhận thơng tin của cơng chúng và đón đầu xu hướng phát triển của báo chí hiện đại. Muốn phát triển xu hướng báo chí mới mẻ này, các cơ quan báo chí cần tách riêng bộ phận sản xuất cho phiên bản điện thoại di động cả về mặt nội dung thông tin và công nghệ sản xuất sao cho phù hợp với đặc trưng riêng của phương tiện truyền tải thông tin là điện thoại di động.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 của luận văn đã giới thiệu một số phiên bản điện thoại di động của một số cơ quan báo chí tiêu biểu tại Việt Nam hiện nay: Vnexpress mobile, Tuổi trẻ Mobile và Vietnamplus mobile để giúp bạn đọc hình dung rõ hơn về diện mạo, cơ chế hoạt động của loại hình truyền thơng mới này

Nội dung chương 2 còn tập trung khảo sát tin trên 3 cơ quan báo chí về nội dung, hình thức, bố cục giao diện cũng như vấn đề xử lí cơng nghệ trong q trình làm tin. Đồng thời cịn nghiên cứu quy trình sản xuất tin của các cơ quan báo chí được khảo sát. Do các cơ quan báo chí hiện nay chưa có bộ phận sản xuất tin riêng dành cho điện thoại di động nên phần nội dung tin được giữ nguyên từ phiên bản điện tử. Về hình thức, tin trên điện thoại di động thường được trình bày theo mơ hình tháp ngược. Thơng tin quan trọng được đưa lên đầu phần đầu của tin để thu hút sự quan tâm của độc giả. Dung lượng tin ngày càng được thu gọn. Tin tức trên phiên bản điện thoại di động được trình bày theo giao diện thiên dọc để phù hợp với đặc điểm của màn hình điện thoại di động. Ảnh báo chí trong tin cũng là một yếu tố được xử lý về mặt công nghệ để phù hợp với thiết bị di động. Ảnh khi được tải lên điện thoại di động sẽ được xử lý về dung lượng và kích thước.

Chương 2 của luận văn đã đi sâu tìm hiểu thực trạng làm tin cho phiên bản điện thoại di động của một số cơ quan báo chí tiêu biểu. Qua đó rút ra những vấn đề trong việc làm tin cho điện thoại di động ở chương 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VIỆC SẢN XUẤT TIN CHO PHIÊN BẢN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG 3.1 Một số thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất tin cho phiên bản điện thoại di động

3.1.1 Thuận lợi

- Công nghệ truyền thông số và mạng internet di động phát triển mạnh mẽ Như đã phân tích ở chương 1, cơng nghệ thông tin phát triển ngày càng mạnh mẽ cùng với sự phát triển không ngừng của internet di động và các thiết bị di động thơng minh chính là động lực thúc đẩy các phương tiện truyền thông đại chúng chuyển sang một giai đoạn mới đó là giai đoạn hội tụ truyền thơng, tích hợp đa phương tiện. Xu hướng hội tụ truyền thơng này cịn khá mới mẻ đối với các phương tiện truyền thơng nên phần nào khiến cho báo chí, thậm chí là báo điện tử - một phương tiện truyền thông mạnh nhất cũng cần phải cạnh tranh với truyền thơng xã hội. Vì vậy, việc phát triển truyền thơng trên điện thoại di động là một xu thế tất yếu. Các cơ quan báo chí cũng khơng thể coi điện thoại di động như một phiên bản của báo điện tử mà cũng dần chuyển hướng tập trung sản xuất một phiên bản riêng với những quy trình và tiêu chí sản xuất riêng biệt.

Với sự phát triển của công nghệ, điện thoại di động ngày càng thơng minh, nó trở thành một thiết bị đa chức năng mà cơng chúng có thể tiếp cận với cả xã hội rộng lớn qua internet. Việc tiếp cận thơng tin báo chí của tất cả các loại hình báo chí cũng trở nên dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, những tính năng mới của internet cũng ngày càng mở rộng. Mọi thông tin ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có thể tìm kiếm ở đây. Đặc biệt khi internet di động ra đời thì số lượng người truy cập ngày càng tăng lên nhanh chóng. Các cơng cụ tìm kiếm cũng được cải thiện liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng. Bởi thế internet di động đã

vượt qua những tính năng liên lạc giao tiếp đơn thuần mà đã trở thành nguồn cung cấp thông tin hàng đầu. Chỉ với một thiết bị di động được kết nối internet, cơng chúng có thể chủ động, tự do khám phá mọi thông tin của thế giới. Riêng về việc tiếp cận thơng tin báo chí, nếu trước đây, cơng chúng chỉ quen với việc thụ động tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống có tính định kì, thì bây giờ, họ có thể truy cập internet trên điện thoại di động bất cứ khi nào để cập nhật thông tin mới. Bởi thế, sự phát triển của internet khi kết hợp với các thiết bị di động sẽ tạo thành lợi thế lớn để các nhà làm báo có thể tăng cường khả năng tiếp cận thơng tin báo chí của cơng chúng, đưa công chúng đến với tên tuổi của trang báo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề làm tin cho phiên bản điện thoại di động ở việt nam hiện nay (Trang 83)