A. MỞ ĐẦU
2.3 Nội dung tuyên truyền phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổ
2.3.3 Phân tích biểu hiện, nguyên nhân và cách thức phòng bệnh
Đây là một trong những nội dung chính khơng thể thiếu được khi truyền thơng về phịng chống dịch bệnh, đặc biệt là với nhóm dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi. Do đây hầu hết là những dịch bệnh mới xuất hiện, thông tin hoặc dữ liệu về các bệnh này trước đây chưa nhiều, nguyên nhân, cách phịng bệnh, dấu hiệu khi bị mắc bệnh vì thế cũng cần phải cập nhật. Vì vậy, song song với việc cập nhật diễn biến của dịch, đưa tin về chỉ đạo của các ngành chức năng thì việc tuyên truyền về các biểu hiện, nguyên nhân của bệnh một cách kịp thời, cảnh báo về tính nguy hiểm, khả năng lây lan, phương pháp phòng, chống dịch bệnh sẽ giúp khán giả truyền hình và cơng chúng có thể hiểu và chủ động phòng bệnh. Đây là một trong những chức năng chính của truyền hình, cũng là một trong những mục đích quan trọng nhất trong việc truyên truyền phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi. Hầu hết khán giả truyền hình khi tiếp nhận thơng tin về dịch bệnh, đều quan tâm đến một vấn đề đó là: làm thế nào để phịng dịch? Với các nhà quản lý Y tế, đây là mối quan tâm rất lớn, bởi tác động của truyền thông, những thông tin hướng dẫn trên truyền hình có thể góp phần làm thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của công chúng đối với dịch, từ đó góp phần làm cho cơng tác phịng chống dịch đạt hiệu quả.
Chương trình Cuộc sống thường ngày – phát sóng ngày 9/6/2015 đã dành thời lượng khá lớn (8’50s) để làm rõ nội dung “Cách nhận biết và ứng phó với Mers-CoV” trong cuộc tọa đàm với khách mời PGS.TS. Nguyễn Văn
Kính - Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Chương trình đã giúp giải đáp những băn khoăn của khán giả về việc dịch Mers CoV khơng có triệu chứng điển hình và giống như các bệnh hô hấp thông thường nên người dân cần cảnh giác với dịch bệnh này.
Bản tin Thời sự 12h ngày 20/6/2015 cụ thể hơn thông tin về dấu hiệu nhận biết và cách chủ đơng phịng tránh dịch Mers CoV bằng phóng sự
ngắn “5 bước để bạn yên tâm khi đến vùng có dịch Mers CoV”. Thông tin
rất ý nghĩa với nhiều khán giả khi cung cấp những triệu chứng cơ bản nhất về bệnh và khuyến cáo khán giả phịng bệnh bằng việc khơng qn vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay trước và sau ăn mỗi ngày… Những thông tin này thực sự rất cần thiết với những khán giả đang có dự định đi du lịch trong tình hình dịch.
Bản tin Nhật ký cuộc sống kênh VTC14 phát sóng ngày 13/8/2014 có phóng sự “Virus Ebola lây nhiễm qua những con đường nào?”, phóng sự
cũng có nêu rõ thơng tin về con đường lây nhiễm virus Ebola cịn khá mơ hồ với khơng ít người. Thậm chí, đã có khơng ít những tin đồn khơng chính xác, cho rằng Ebola có thể dễ dàng lây nhiễm qua đường khơng khí, mơi trường nước… gây hoang mang trong dư luận. Phóng sự có tổng hợp thông tin từ các chuyên gia của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới nêu rõ Ebola chỉ lây khi có sự tiếp xúc với dịch tiết, chất thải của bệnh nhân, việc phịng ngừa Ebola có thể tiến hành bằng cách chủ động giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và hạn chế ăn thức ăn sống, hạn chế tiếp xúc với động vật hoang dã. Phóng sự đã giúp khán giả có cái nhìn đúng hơn về con đường lây nhiễm virus Ebola.
Đối với dịch Zika, ngay khi có những thơng tin đầu tiên về Zika, chương
trình Cuộc sống thường ngày, Vấn đề hôm nay, Thời sự 19h, Chuyển động 24h đã cho phát sóng clip đồ họa về “Virus Zika – có thể bạn chưa biết”, thời lượng hơn 2 phút của clip đã giúp khán giả có cái nhìn tổng quan về bệnh, từ thời gian ủ bệnh, những dấu hiệu nhận biết, cơ chế lây lan của bệnh, và những nguy cơ có thể gặp phải nếu mắc dịch do virus Zika. Clip cũng liên tục được phát đi phát lại ở nhiều chương trình, nhiều khung giờ khác nhau khiến khán giả có thể xem một cách rõ ràng và nhớ được những biểu hiện có thể gặp phải khi nhiễm Zika. Những hình ảnh minh họa sinh động, dễ hiểu giúp khán giả có thể nhận biết ngay về những biểu hiện của bệnh, và cách phòng chống bệnh như thế nào.
Ảnh: Clip đồ họa “Virus Zika – Có thể bạn chưa biết” chương trình Cuộc sống thường ngày kênh VTV1
Kênh VTC14, trong chương trình Kỹ năng sống 115 phát sóng ngày 29/11/2016, thời lượng 15 phút chủ đề “Phân biệt triệu chứng sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika” đã cung cấp thơng tin rất tồn cảnh về Zika. Đáng ngại,
người nhiễm virus này có rất ít biểu hiện trên cơ thể hoặc gây nhầm lẫn với bệnh khác – khiến người ta mất cảnh giác, khơng có biện pháp ngăn ngừa cho cộng đồng, nên cần biết phân biệt để điều trị kịp thời. Đặc biệt, thơng tin trong chương trình giúp cho khán giả hiểu rõ về nguy cơ của Zika và sốt xuất huyết như thế nào, có gì giống và khác nhau, ảnh hưởng tới sức khỏe ra sao…
Ảnh: Clip minh họa “Phân biệt triệu chứng sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika” chương trình Kỹ năng sống 115 kênh VTC14
Ngay sau khi Tổ chức Y tế thế giới WHO đưa ra 6 biện pháp phòng chống dịch Zika, Ban Thời sự VTV1 đã ngay lập tức chỉ đạo việc thực hiện clip đồ họa 3D, thời lượng 1 phút, minh họa về cách phòng chống muỗi đốt, phịng chống dịch Zika. Hình ảnh minh họa sinh động, dễ hiểu đã khiến khán giả có thể hiểu ngay về cách phòng chống dịch. Clip này được phát sóng liên tục, ngoài các bản tin thời sự, các chuyên mục Sống khỏe – chương trình Cuộc sống thường ngày, chương trình Chuyển động 24h, Vấn đề hơm nay….
Ảnh: Clip “6 cách phòng chống virus Zika” bản tin Thời sự, kênh VTV1
Bên cạnh việc chủ động thực hiện các clip đồ họa về phòng chống dịch, Kênh VTV1 và VTC14 cũng phối hợp với Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương – Bộ Y tế, cho phát sóng những thơng điệp về ngăn
ngừa muỗi đốt, phòng chống dịch sốt xuất huyết và Zika. Những nội dung này đồng thời tác động lên khán giả truyền hình, khiến cho nhận biết về phòng dịch được tăng lên rất nhiều.
Qua khảo sát, có thể thấy, trên các kênh VTV1 và VTC14, các thông tin y tế sức khỏe liên tục cung cấp những thơng tin bổ ích, đơn giản để nhằm định hướng, tác động người dân thay đổi hành vi trong phòng bệnh, cũng như xử lý trong khi bị bệnh. Các phóng viên, biên tập viên đã tìm cách xử lý thơng tin một cách rất hiệu quả, ngoài việc sử dụng hình ảnh, chữ, lời bình cịn là những hình ảnh đồ họa, vì thế thơng tin sinh động, hấp dẫn hơn đối với khán giả truyền hình.