Các thể loại truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền hình với vấn đề phòng chống nguy cơ các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi (Trang 66 - 76)

A. MỞ ĐẦU

2.4 Hình thức truyền tải thơng tin trong phịng chống dịch bệnh nguy hiểm

2.4.1. Các thể loại truyền hình

Theo khảo sát của tác giả luận văn, trong truyền thơng phịng chống dịch bệnh, hình thức chuyển tải thơng tin được các phóng viên, biên tập viên sử dụng rất đa dạng, linh hoạt, từ các thể loại tin, kể cả tin lời, phóng sự, phỏng vấn, thơng điệp…để cung cấp thông tin tới khán giả. Việc sử dụng linh hoạt này có thể tùy vào diễn biến của dịch, hoặc khi có những vấn đề cần phân tích chuyên sâu sẽ được lựa chọn thể hiện...Số lượng tác phẩm thống kê theo thể loại trên kênh VTV1 và VTC14 theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.5.Thống kê số lượng tác phẩm về dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi theo thể loại trên kênh VTV1 và VTC14

 Tin truyền hình

Trong truyền hình, các chương trình thời sự ln thu hút sự quan tâm của khán giả nhiều nhất, hay công chúng quan tâm nhất vẫn là tin tức. Tuy nhiên, tin tức không đồng nghĩa với những thơng báo quan trọng mà cịn là hình thức thể hiện của báo chí, nó có những đặc điểm nhất định của nó. Ý nghĩa của tin tức xuất phát từ chức năng thông tin của các phương tiện truyền thông trong

0 100 200 300 400 500 600 Thông điệp Phỏng vấn Phóng sự Tin Kênh VTC14 Kênh VTV1

một xã hội tự do, dân chủ. Chính vì vậy, trên truyền hình, thể loại tin vẫn chiếm vị trí quan trọng và chủ yếu. Tin trên truyền hình ln đóng vai trị quan trọng, bởi tin chính là nguồn gốc, chất liệu cho mọi thể loại báo chí khác. Với tất cả các dạng tin phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng khác, tin trên truyền hình cịn được sáng tạo của những người làm truyền hình, làm cho tin truyền hình phong phú và đa dạng hơn, sự phát triển của nó khơng ngừng lớn mạnh để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của công chúng [21,tr.130].

Tin tức thể hiện rõ nét nhất tính thời sự và trên thực tế, trong việc truyền thông về dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi thì tin truyền hình là thể loại được sử dụng nhiều nhất, bởi nhu cầu cần thiết và quan trọng nhất trong tình hình dịch bệnh là thơng tin được cập nhật liên tục, nhanh và thời sự nhất. Về điều này thì tin chứng tỏ ưu thế tuyệt đối của mình. Qua khảo sát những nội dung được phát sóng về dịch bệnh mới nổi thì tin truyền hình chiếm đến một nửa số lượng. Dạng tin được thực hiện nhiều nhất là tin ngắn, đây là dạng tin phổ biến nhất, là yếu tố cơ bản trong các bản tin thời sự. Thời lượng tin thường trong khoảng 50 giây đến dưới 1’20s, xu hướng làm báo truyền hình hiện nay cịn có các dạng tin vắn, tin ngắn với thời lượng 0’15s – 0’30s (dạng tin này được chương trình Chuyển động 24h thường xuyên sử dụng trong phần cụm tin). Thời lượng này là đủ để cho dạng tin ngắn, và cũng là thích hợp để cập nhật thơng tin và diễn biến nhanh, mới của dịch bệnh. Nhất là khi đưa tin về dịch bệnh, tính khẩn trương đặc biệt, tính nhanh nhạy, ngắn gọn, súc tích, đủ nội dung. Điều này cũng rất thích hợp với nhu cầu hiện nay của khán giả và xu hướng truyền hình hiện đại.

Với cách thức viết ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng, không sử dụng ngôn ngữ rườm rà, hoa mỹ, bỏ qua tất cả những gì khơng thực sự cần thiết. Có thể thấy các phóng viên, biên tập viên cũng rất chuyên nghiệp trong việc sử dụng cách thức này để truyền thông trong dịch bệnh. Cấu trúc mà các phóng viên sử

dụng thường là cấu trúc hình tháp ngược, rất phù hợp với cách đưa tin nhanh, súc tích. Theo cấu trúc này thì những chi tiết, sự kiện, số liệu quan trọng, có giá trị nhất, từ là hạt nhân của tin được đưa lên đầu, sau đó giảm dần giá trị của sự kiện ở phần thân tin và cuối tin thường là yếu tố phụ hoặc giải thích [21, tr 132]. Cấu trúc này được xem là hiện đại và được sử dụng rộng rãi trên tất cả các loại hình báo chí, đặc biệt là phát thanh, truyền hình, Internet và các bản tin thông tấn. Với cấu trúc này, người viết hình thành tin nhanh, người đọc trong cùng một thời gian biết được nhiều thông tin do chỉ cần xem lướt qua phần đầu, người biên tập có thể cắt phần sau khi cần thiết mà vẫn không ảnh hưởng tới giá trị của tin, tiết kiệm “đất” của các loại hình báo chí để đăng, phát các sự kiện có giá trị khác.

Về số lượng tin phát sóng về dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi trên kênh VTV1 lớn gấp đôi so với lượng tin trên kênh VTC14, lượng tin quốc tế về dịch bệnh được cập nhật nhiều hơn và tần suất phát sóng tin tức về dịch bệnh là cao hơn. Những tin tức này được phát sóng liên tục trên các bản tin Thời sự, bản tin Chuyển động 24h, chương trình Cuộc sống thường ngày… trên kênh VTV1.

Có thế lấy một vài ví dụ tin đã được phát sóng:

(VTC14)_Đã có 69 người nhiễm virus Zika tại TPHCM (30s), trong bản tin Nhật ký cuộc sống phát sóng ngày 24/11/2016: Đại diện Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho biết, chỉ trong vòng một tuần từ ngày 17 đến 24/11, Thành phố liên tiếp ghi nhận 27 trường hợp bị Zika. Như vậy, tổng ca bệnh được phát hiện đã lên tới con số 69, ở 17 quận/huyện.

(VTC14)_Việt Nam ghi nhận 36 người nhiễm virus Zika (45s), Bản tin Cuộc sống 24h phát sóng ngày 5/11/ 2016: Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ghi nhận 36 trường hợp dương tính với virus Zika. Đây là thơng báo của Cục Y tế dự phịng và Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh Việt Nam (EOC) vào ngày hôm nay, 05/11 nên có thể thấy loại dịch bệnh này đang có chiều hướng lan rộng với số ca mắc được phát hiện tăng lên từng ngày.

Bản tin Thời sự 12h “Hàn Quốc ghi nhận ca tử vong thứ 4 do virus Mers-

CoV” (50s). Hội chứng suy hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) đang diễn

biến hết sức phức tạp tại Hàn Quốc khi nước này đã ghi nhận ca tử vong thứ 4 và có thêm 5 trường hợp nhiễm mới. Được biết, ca tử vong thứ 4 là một bệnh nhân 76 tuổi, lây nhiễm do nằm chung phòng bệnh với một bệnh nhân nhiễm Mers khác. Trường hợp này đã làm dấy lên câu hỏi, các biện pháp phòng ngừa dịch Mers tại Hàn Quốc đang được thực hiện hiệu quả đến đâu.

Thời sự 19h ngày 14/10/2014 đưa tin “Nữ y tá gốc Việt nhiễm Ebola tại Mỹ” cô Nina Phạm - 26 tuổi, một nữ y tá Mỹ gốc Việt là trường hợp thứ 2 được xác định bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ. Hiện vẫn chưa có thơng tin chi tiết về nguyên nhân khiến Nina Phạm bị nhiễm virus, ngoài chi tiết cô là một trong số 50 nhân viên y tế được giao nhiệm vụ điều trị cho Thomas Eric Duncan - một bệnh nhân gốc Liberia cũng đã qua đời trước đó vì nhiễm Ebola. Nina Phạm có mang đầy đủ trang bị bảo vệ chống Ebola trong mọi lần tiếp xúc với bệnh nhân, tuy nhiên có thể đã có những sai phạm trong quy trình điều trị của bệnh viện Cơ đốc Dallas.

Phóng viên Kim Xuân – Ban Thời sự Đài THVN cho biết: “Theo yêu cầu

thông tin nhanh, nóng, trực tiếp hiện nay của các Đài TH và của sự kiện, chúng tôi thường thực hiện ngay tin ngắn hoặc tin trực tiếp để lên sóng sớm nhất về dịch. Sau đó, các bản tin tiếp theo, chúng tơi có thể triển khai sâu hơn bằng tin sâu, phỏng vấn hoặc phóng sự. Trên các bản tin Thời sự thì chúng tơi cịn thường xun cập nhật tin quốc tế về dịch bệnh nữa, vì vậy, thơng tin đến với khán giả là rất nhanh chóng, thơng tin rất đầy đủ.”

Hiện nay, với sự hỗ trợ của cơng nghệ kỹ thuật, với các sự kiện nóng, nhận được sự quan tâm của khán giả, thông tin được thực hiện trực tiếp ngay từ hiện trường. Cách thức thực hiện thường là một phóng viên- biên tập viên nối tín hiệu trực tiếp với MC tại trường quay. Cách làm tin trực tiếp này được kênh VTV1 thường xuyên sử dụng trên các bản tin, kênh VTC14 có sử dụng

nhưng ít hơn. Một số tin trực tiếp đã thực hiện như: Bộ Y tế họp khẩn về virus

Zika (Thời sự 11h, Chuyển động 24h ngày 5/4/2016), Bộ Y tế các nước ASEAN họp khẩn nâng mức báo động về Zika (Chuyển động 24h, Thời sự

12h)… Việc làm tin trực tiếp này có thể là áp lực với các phóng viên, biên tập viên khi vừa phải cập nhật thơng tin, vừa lên hình trực tiếp, vừa có lời bình và hình ảnh đi kèm nhưng bù lại, thơng tin khơng chỉ nhanh, nóng mà cịn rất thu hút sự chú ý của khán giả. Trong các loại hình báo chí hiện nay chỉ có truyền hình vẫn thu hút nhất khi làm tin trực tiếp bởi có cả hình ảnh trực tiếp đi kèm.

 Phỏng vấn truyền hình

Phỏng vấn là một cuộc trao đổi thơng tin giữa phóng viên và nguồn tin, là “phương pháp hỏi để tìm kiến thức” nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của công chúng. Trong phỏng vấn, người phóng viên tham gia như một thành phần của những thông tin thu thập được. Hơn thế, phương pháp phỏng vấn còn giúp cho nhà báo khai thác, thu thập những thông tin về sự kiện với hiệu quả chân thực cao nhất. Điều mà khán giả quan tâm nhất là các chun gia nói gì, bởi lời nói của các chuyên gia đầu ngành y tế hay dịch tễ, y tế dự phòng chắc chắn sẽ đem lại cho công chúng sự tin tưởng hơn rất nhiều so với những đánh giá của một người phóng viên [21, tr 152]. Số lượng những bài viết chuyên sâu như phóng sự hay bài phỏng vấn chiếm khoảng 40% lượng tin bài, điều đó chứng minh rằng truyền hình hiện nay đã dần bắt kịp được với thế giới trong vấn đề thông tin sâu, thông tin cá nhân - những người có ảnh hưởng.

Trong việc truyền thông về dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi, phỏng vấn truyền hình được thực hiện ngay khi có những diễn biến mới về dịch, ví dụ ở các thời điểm dịch Ebola, dich Mers CoV, Zika đang tăng rất nhanh về tốc độ lây lan và số ca mắc trên thế giới và ngay tại một số nước trong khu vực, nguy cơ có thể xâm nhập vào Việt Nam, các phóng viên đã tiến hành phỏng vấn đại diện Bộ Y tế, để có được những khuyến cáo đặc biệt đối với người dân thời điểm đó. Phỏng vấn cũng được thực hiện để làm nổi rõ hơn vấn đề, phân tích chuyên sâu hơn về vấn đề, lúc này phỏng vấn nhằm làm rõ hơn nội dung

thông tin trong chương trình, giúp khán giả hình dung được đầy đủ câu chuyện, diễn biến của tình hình dịch bệnh, quan điểm chỉ đạo của Bộ Y tế về phòng chống dịch.

Có thể thấy rõ qua một số phỏng vấn đã thực hiện khi đưa tin về dịch Ebola đang có diễn biến phức tạp ở một số nước Châu Phi, phóng viên Ban Thời sự đã có cuộc phỏng vấn với Tiến sỹ Masaya Kato, điều phối viên Nhóm bệnh truyền nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới WHO tại Việt Nam về nguy cơ của dịch Ebola với Việt Nam, ông Masaya Kato đã khẳng định nguy cơ dịch Ebola đến Việt Nam tuy thấp nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Bởi vậy cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng.

Trong phỏng vấn đưa tin về phòng chống dịch bệnh, những nội dung chủ yếu thường được hỏi - đặt vấn đề với khách mời là những quan điểm chỉ đạo, thông tin mới về tình hình dịch, biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh, cách phòng tránh và khuyến cáo đối với cộng đồng. Phỏng vấn của phóng viên với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến về dịch Mers CoV cũng như vậy, Bộ trưởng đã khẳng định “Chúng ta khơng nên hoang mang vì đã có kịch bản trong các tình huống khác nhau để đối phó với dịch Mers”.

Thời lượng cho các tọa đàm, phỏng vấn truyền thông về dịch bệnh Zika và tùy thuộc vào cách thức tổ chức và nội dung cần thể hiện ở từng chương trình. Ví dụ kênh VTC14 trong chương trình Nhật ký cuộc sống đã có phỏng vấn ơng Nguyễn Đức Anh - Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ trung ương về vấn đề “Ứng phó khẩn cấp với dịch do virut Zika” thời lượng 6’30s. Chương trình Cuộc sống 24h, tọa đàm phỏng vấn Bs Ts Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm BV Bạch Mai với tổng thời lượng 14’30s đưa ra một cái nhìn đầy đủ nhất về dịch bệnh Zika cho khán giả: từ nguyên nhân gây bệnh, cơ chế truyền bệnh, những nguy cơ có thể gặp phải khi mắc Zika, những nguy cơ gặp phải với các thai phụ, Bs Cường cũng đưa ra khuyến cáo rất rõ ràng với cộng đồng về các biện pháp phòng chống dịch.

Một điểm nhấn rất lớn hiện nay của kênh VTV1 Đài THVN là chương trình tọa đàm Vấn đề hơm nay – phát sóng 22h10 từ thứ 2 đến thứ 6 và tọa đàm Sự kiện & Bình luận – phát sóng 9h30 thứ 7 hàng tuần. Chương trình Vấn đề hôm nay đề cập đến những vấn đề nóng đang rất được quan tâm với sự tham gia của các khách mời là các chuyên gia đầu ngành. Đây là chương trình thực hiện trực tiếp, với sự tham gia trực tiếp của các khách mời tại trường quay hoặc qua điện thoại. Những câu hỏi phỏng vấn trong chương trình được các nhà báo – MC đặt ra ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề cần quan tâm, do đó, câu trả lời của khách mời cũng thường thể hiện đúng nội dung đang đề cập. Ở đây việc hỏi – đáp nhằm làm rõ thông tin mà công chúng đang rất quan tâm, vì vậy đối với dịch bệnh, tọa đàm trực tiếp thể hiện rất rõ ý kiến, quan điểm của các cơ quan quản lý, ngành chức năng về dịch. Việc thực hiện trực tiếp phỏng vấn với các khách mời là các chuyên gia đầu ngành thường mang lại cho khán giả truyền hình sự thu hút, hấp dẫn, thông tin đề cập cũng đúng và trúng nội dung, vì vậy Vấn đề hôm nay nhận được sự quan tâm rất lớn của công chúng.

Ảnh: Phỏng vấn với chuyên gia trong chương trình “Virus Zika – Nguy cơ với thai phụ và trẻ sơ sinh” chương trình Vấn đề hơm nay kênh VTV1

Nội dung về dịch bệnh Zika đã từng được thực hiện trong 5 chương trình, mỗi chương trình lại đề cập đến vấn đề hoặc diễn biến mới nhất liên quan đến Zika, đó là các chương trình “Nỗi ám ảnh virus Zika lan rộng

trên quy mơ tồn cầu” phát sóng ngày 29/1/2016, “Ứng phó với virus Zika” phát sóng ngày 5/4/2016, “Trước hiểm họa Zika, WHO vẫn bác đề nghị hoãn Olympic tại Brazil” phát sóng ngày 31/5/2016, “Dịch Zika ở Việt Nam, có thể sẽ xuất hiện thêm trường hợp mới” phát sóng ngày

21/10/2016, “Virus Zika nguy cơ với phụ nữ và trẻ sơ sinh” phát sóng ngày

23/11/2016.

 Phóng sự truyền hình

Nếu như tin cung cấp thông tin nhanh, đáp ứng được ngay yêu cầu nóng hổi, cập nhật diễn biến tình hình dịch, thì sau đó, để có những thơng tin đầy đủ và khách quan, phản ánh đúng tình hình, thì phóng sự lại là thể loại thích hợp nhất cho yêu cầu này.

Trên thực tế, trong truyền thơng về phịng chống dịch bệnh, thể loại phóng sự được sử dụng nhiều chỉ sau tin, cho thấy sự quan tâm của công chúng và cách thức tổ chức nội dung cũng như cách thức đưa tin đã có sự tính tốn sao cho phù hợp nhất ở các Đài. Phóng sự truyền hình thường đi vào những chi tiết và số liệu cụ thể, trong đó cái quan trọng nhất là những hình ảnh thời sự đắt giá, là khả năng nắm bắt thời cuộc nóng hổi. Phóng sự truyền hình thường phản ánh sự việc một cách đầy đủ và chi tiết. Phóng sự truyền hình nói riêng và phóng sự báo chí nói chung có lời bình, có cái tơi thẩm định, bình phẩm về sự kiện, sự việc đó. Vì thế, trong phóng sự thường sử dụng các nghiệp vụ làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền hình với vấn đề phòng chống nguy cơ các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)