Bối cảnh giao tiếp hội thoại trong phim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường (field) và không khí (tenor) của hội thoại hàng ngày trong giao tiếp tiếng việt (trên tư liệu phim người hà nội) (Trang 34 - 36)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Bối cảnh giao tiếp hội thoại trong phim

2.1.1. Bối cảnh chung

Bộ phim “Ngƣời Hà Nội” xoay quanh cuộc sống đời thƣờng của ngƣời Hà Nội vào những năm đầu đổi mới (cuối thập niên 1980, đầu những năm 1990). Nội dung bộ phim chia thành ba phần lớn: Trở gió, Giấc mơ vàng và

Người đàn bà xa lạ. Bộ phim giống nhƣ một bức tranh thu nhỏ về Hà Nội. Ở

đó, có những gia đình cơng chức, những ngƣời sống bằng nghề buôn bán, những ngƣời phải đi làm ăn xa, công an giữ trật tự an ninh đƣờng phố, những em bé ăn xin và cả những ngƣời nƣớc ngồi,... Tất cả đã tạo nên hình ảnh về một Hà Nội vừa bƣớc qua thời kỳ bao cấp và chuyển sang giai đoạn đổi mới chƣa đƣợc bao lâu. Hà Nội khi đó vừa bình n vừa nhộn nhịp với những con ngƣời đang tất bật cho cuộc sống mƣu sinh. Trong những cuộc hội thoại hàng ngày của ngƣời Hà Nội và của những ngƣời đang sinh sống ở Hà Nội, chủ đề giao tiếp thƣờng liên quan đến chào hỏi, chỗ ăn chỗ ở, cơng việc, phí sinh hoạt (tiền điện nƣớc, tiền ăn, tiền học của con), thời chiến tranh, bạn bè, tình u, đám cƣới, đón Tết, cách làm giàu,… Những chủ đề đó ln là một phần không thể thiếu mỗi khi nhắc đến một Hà Nội đã từng bình dị, gần gũi và rất đỗi quen thuộc.

2.1.2. Bối cảnh riêng

Nổi bật lên trong bộ phim là một gia đình nhỏ sống ở Hà Nội – gia đình của Thảo và Nam. Gia đình của Thảo Nam là kiểu gia đình hạt nhân tiêu biểu gồm có bố mẹ và một đứa con gái tên là Niên Thảo. Nếu coi gia đình Thảo là một vịng trịn nhỏ thì có một vịng trịn khác bao ở bên ngồi. Trên vịng trịn lớn này có bốn điểm tƣơng ứng với bốn ngƣời: ơng Mạnh, bà Mạnh, Loan – em gái Thảo và Bình - một ngƣời bạn rất thân của cả hai vợ chồng và đồng

thời là bố nuôi của Niên Thảo. Tâm điểm của cả hai vịng trịn trên chính là Thảo. Tất cả các thành viên trong đại gia đình của Thảo đều là ngƣời Hà Nội và đang sinh sống ở Hà Nội. Có thể nói, hai vịng trịn trên thể hiện cho hai mơ hình gia đình kiểu mẫu ở Việt Nam: gia đình hạt nhân và gia đình nhiều thế hệ. Bộ phim đã đi sâu khắc họa gia đình của Thảo cũng nhƣ những diễn biến liên quan đến Thảo và các thành viên khác trong gia đình.

Trong những năm đầu đổi mới, giống nhƣ bao gia đình Hà Nội khác, gia đình Thảo cũng gặp nhiều khó khăn với bao lo toan trong cuộc sống thƣờng ngày từ câu chuyện “cơm ăn áo mặc” đến tiền học hành của con và cả tƣơng lai sau này. Sự việc bắt đầu diễn biến cao trào từ khi Thảo quyết định đi lao động ở Đức. Nút thắt của câu chuyện về gia đình Thảo là sau khi Thảo từ Đức trở về. Những biến cố cũng từ đó xảy ra với gia đình Thảo Nam đến mức hai vợ chồng phải đứng trƣớc bờ vực của li hơn.

Ba phần lớn của bộ phim chính là khắc họa ba giai đoạn chuyển biến của gia đình Thảo.

Phần 1 – “Trở gió” phản ánh cuộc sống cịn khơng ít khó khăn và thiếu thốn của gia đình Thảo.

Phần 2 – “Giấc mơ vàng” phản ánh việc Thảo quyết định đi xuất khẩu lao động ở Đức để kiếm thật nhiều tiền với mong muốn gia đình của mình sẽ có một cuộc sống đầy đủ hơn.

Phần 3 – “Ngƣời đàn bà xa lạ” phản ánh việc cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng rạn nứt. Sau khi trở về từ một đất nƣớc giàu có, Thảo đã biến thành một ngƣời xa lạ đối với tất cả mọi ngƣời trong gia đình.

Có thể nói, bộ phim “Ngƣời Hà Nội” không chỉ khắc họa đời sống thƣờng ngày của ngƣời Hà Nội mà còn đọng lại trong lòng ngƣời xem bài học về hạnh phúc gia đình. Đây quả thực là một phim hay, ý nghĩa và đầy xúc động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường (field) và không khí (tenor) của hội thoại hàng ngày trong giao tiếp tiếng việt (trên tư liệu phim người hà nội) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)