CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.2. Khoảng cách xã hội
Khoảng cách xã hội chỉ mức độ gần gũi hay xa cách của các bên giao tiếp. Chẳng hạn, việc dùng tên biệt hiệu (nickname) cho thấy mức độ thân mật; việc dùng các danh xƣng chức vụ cho thấy mức độ quan cách, khách khí giữa các bên giao tiếp. Trong giao tiếp hội thoại hàng ngày của bộ phim “Ngƣời Hà Nội”, khoảng cách xã hội đƣợc thể hiện thông qua vai giao tiếp, sự thay đổi về từ ngữ xƣng hơ và sự thay đổi về khơng khí gia đình.
3.2.1. Kết quả khảo sát vai giao tiếp
Có thể thấy, vai giao tiếp của các nhân vật trong các hội thoại hàng ngày của gia đình ngƣời Hà Nội là vai thân hữu. Trong giao tiếp của gia đình ngƣời Hà Nội, có sự xuất hiện của hai cặp vai (vai trên dƣới và vai ngang) và mƣời kiểu tƣơng tác vai. Nghiên cứu đã xác định các cặp vai giao tiếp và tƣơng tác vai trong giao tiếp hội thoại của gia đình ngƣời Hà Nội đƣợc tạo nên từ mối quan hệ thân hữu của bảy thành viên cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3.1. Các vai giao tiếp trong hội thoại hàng ngày của gia đình người Hà Nội
Cặp vai Tƣơng tác vai Nhân vật
Vai trên – Vai dƣới Bố - Con gái Ông Mạnh – Thảo Ông Mạnh – Loan Nam – Niên Thảo
Bình (bố ni) – Niên Thảo Mẹ - Con gái Bà Mạnh – Thảo
Bà Mạnh – Loan Thảo – Niên Thảo Bố vợ - Con rể Ông Mạnh - Nam
Ông - Cháu Ông Mạnh – Niên Thảo Bà - Cháu Bà Mạnh – Niên Thảo Dì - Cháu Loan – Niên Thảo Chị - Em Thảo - Loan Anh rể - Em vợ Nam - Loan
Vai ngang Vợ chồng Ông Mạnh – Bà Mạnh Nam – Thảo
Bạn bè Nam – Bình Thảo – Bình Loan - Bình
Trong giao tiếp hội thoại hàng ngày của gia đình ngƣời Hà Nội, các thành viên không chịu sự tác động của các quy tắc, quy định có tính pháp quy. Tƣơng tác giữa các thành viên trong gia đình vì vậy cũng có những đặc điểm: Thứ nhất là các nhân tố địa vị, chức vụ, quyền lực tác động rất mờ nhạt; thứ hai là nhân tố tuổi tác, tình cảm cá nhân chi phối mạnh mẽ.
Cặp vai trên dƣới trong hội thoại hàng ngày của gia đình ngƣời Hà Nội đƣợc xây dựng trên mối quan hệ giữa bề trên và bề dƣới dựa theo tiêu chí tuổi tác cũng nhƣ quan hệ thân tộc (bố mẹ - con cái, anh chị - em, ông bà – cháu, dì – cháu). Vì vậy, trong giao tiếp của ngƣời Hà Nội, ngƣời dƣới ln có thái độ kính trọng ngƣời bề trên. Còn cặp vai ngang đƣợc xác lập trên quan hệ bình quyền (vợ chồng hoặc bạn bè). Nhân vật khơng chịu sự chi phối của vấn đề tuổi tác hay vấn đề bề trên – bề dƣới nên chủ đề giao tiếp cũng phong phú hơn so với cặp vai trên – dƣới. Các nhân vật trong quan hệ bình quyền dễ dàng chia sẻ quan điểm, suy nghĩ, tâm tƣ, tình cảm với nhau.
Quan hệ có tính chất gia đình (ơng bà/ con cháu, bố mẹ/con cái, anh
chị/em, dì/cháu) tạo nên khoảng cách thân mật, gần gũi giữa các cá nhân
trong giao tiếp. Điều này cũng giúp cho trong mọi hoàn cảnh giao tiếp các nhân vật có những điểm chung nhất định, tránh đƣợc hiện tƣợng xa lạ.
3.2.2. Sự thay đổi về từ ngữ xưng hô
3.2.2.1. Sự thay đổi từ ngữ xưng hô giữa vợ chồng
Gia đình Thảo Nam bắt đầu xảy ra trục trặc sau khi Thảo từ Đức trở về không lâu. Cuộc sống hạnh phúc của hai vợ chồng đã khơng cịn ngun vẹn nữa. Điều đó làm thay đổi cách xƣng hơ của hai vợ chồng mà cụ thể là từ ngữ xƣng hô của Nam với Thảo. Nếu lúc trƣớc là những từ xƣng hô thân hữu, gần gũi nhƣ anh – em hay chúng mình thì sau đó chuyển thành cách xƣng
hô đầy xã giao tôi – cơ. Sự thay đổi từ ngữ xƣng hơ có chủ đích của Nam
xảy ra, tình cảm của Nam (chồng) dành cho Thảo (vợ) đã khơng cịn nguyên vẹn nhƣ trƣớc.
anh – em chúng mình Ví dụ:
(1) Nam: Sao em về muộn thế?
Thảo: Anh ạ! Con đỡ sốt chưa anh?
(2) Nam: Cơ khơng đủ tư cách làm mẹ nó nữa.
Thảo: Nếu có lỗi, em chỉ có lỗi với anh thơi. Cịn với con, em ln là
người mẹ có trách nhiệm.
Nam: Trách nhiệm thì có nhưng đạo đức thì khơng.
Thảo: Anh Nam, dù thế nào em cũng là người mang nặng đẻ đau ra nó. Nam: Vâng và đó cũng là điều làm tơi đau đớn.
Nếu nhƣ trong ví dụ (1) Nam thể hiện quan tâm và lo lắng cho Thảo thì ở ví dụ (2) nhân vật Nam dƣờng nhƣ đã tự cho mình ở một vị thế cao hơn. Nam phủ định tất cả những lời nói khẳng định của Thảo. Vì lịng tự trọng q cao nên Nam đã không thể tha thứ cho lỗi lầm của vợ.
3.2.2.2. Sự thay đổi từ ngữ xưng hô giữa chị em
Sự thay đổi từ ngữ xƣng hơ cịn thể hiện qua cách xƣng hơ của Loan với Thảo khi Loan quá tức giận. Từ xƣng hô chị - em chuyển sang tôi – chị.
Ví dụ:
(1) Thảo: “Thế bao giờ em đi?”
Loan: “John nói đầu năm xuất hành, khi cơng việc ở Hà Nội tạm ổn chị ạ!”
tôi - cô
(2) Loan: “Cịn tơi dằn hắt chị, chị tưởng tôi sung sướng lắm sao?”
Lối xƣng hô chị - tôi chỉ xuất hiện khi Loan không kiềm chế đƣợc sự tức giận của mình mà trách mắng sự vơ tâm của Thảo đối với những ngƣời thân trong gia đình. Thảo vì quá mải mê chạy theo tình yêu mới mà khơng cịn quan tâm đến mọi ngƣời xung quanh. Cô khiến cho tất cả các thành viên khác trong nhà đều lo lắng và buồn bã. Trong hai ví dụ trên, khơng chỉ từ ngữ xƣng hơ thay đổi mà hình ảnh của Thảo trong mắt ngƣời em gái cũng phần nào biến đổi. Điều đó khiến cho khoảng cách giữa hai chị em xa dần.
3.2.3. Sự thay đổi về khơng khí gia đình
Sự thay đổi về khơng khí gia đình cũng cho thấy khoảng cách của các thành viên trong gia đình ngày càng xa, đặc biệt là giữa hai vợ chồng Nam Thảo. Nếu lúc trƣớc, khơng khí trong gia đình ln ln vui vẻ với tiếng cƣời và những lời nói đùa thì sau đó là sự vắng vẻ và lạnh lẽo: “Giá cứ như mười
sáu mét vuông ngày trước, nghèo mà vẫn vng trịn thương nhau, vẫn hạnh phúc. Còn bây giờ, nhà đấy, tiện nghi đấy mà quay cuồng lạnh lẽo như cái nhà mồ thế này”. Trƣớc đây, cuộc nói chuyện của hai vợ chồng thƣờng về các
vấn đề sinh hoạt trong gia đình, là quan tâm đến sức khỏe của nhau và lo cho con cái thì sau này chủ đề giao tiếp của họ chủ yếu là về việc ly hôn và về quyền ni con.
Khơng chỉ khơng khí trong gia đình Thảo mà cả ở nhà bố mẹ cũng trở nên buồn bã. Bố Thảo vì tức giận mà phải nhập viện. Mẹ Thảo thì lo lắng và chán nản. Bà nói: “Tết với nhất, chưa bao giờ gia cảnh nhà ta lại buồn bã như thế này. Con đi đường con. Cháu đi đường cháu. Còn trơ thổ địa hai ông bà già. Cám cảnh quá!”. Tần suất giữa các cuộc nói chuyện của Thảo với chồng, với con, với bố mẹ và bạn bè cũng ít dần, thậm chí Thảo cịn tránh gặp mặt mọi ngƣời.
Nhƣ vậy, khơng khí trong gia đình ngƣời Hà Nội thay đổi từ vui vẻ sang buồn bã, từ ấm cúng sang lạnh lẽo. Các yếu tố này đã đẩy bộ phim lên đến
cao trào. Sự đối lập về khơng khí chính là hiệu ứng mà bộ phim muốn tạo ra nhằm tác động mạnh đến tâm lý của ngƣời xem.