Nhóm thái độ tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường (field) và không khí (tenor) của hội thoại hàng ngày trong giao tiếp tiếng việt (trên tư liệu phim người hà nội) (Trang 58 - 61)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1. Sự thể hiện cá nhân của ngƣời nói

3.1.1.1. Nhóm thái độ tích cực

a. Thái độ tích cực đƣợc thể hiện qua tinh thần lạc quan của ngƣời nói

Tinh thần lạc quan đƣợc thể hiện qua cách nhìn nhận của nhân vật về cuộc sống hiện tại và về tƣơng lai. Cuộc sống của ngƣời Hà Nội trong thời kỳ đất nƣớc đổi mới đƣợc phản ánh qua bộ phim cịn gặp nhiều khó khăn. Gia đình Thảo Nam cũng không ngoại lệ. Mối lo toan lớn nhất của họ là vấn đề “cơm ăn áo mặc” hàng ngày. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua những cuộc nói chuyện giữa hai vợ chồng ở phần đầu bộ phim. Trong những cuộc nói chuyện ấy, nhân vật Nam ln tỏ ra bình tĩnh trƣớc những khó khăn của gia đình mà vợ anh đề cập đến và thể hiện một tinh thần lạc quan về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Những phát ngôn thể hiện thái độ lạc quan của nhân vật Nam về cuộc sống của gia đình cịn nghèo khó nhằm xóa tan đi những lo lắng của Thảo: -

Mọi khó khăn rồi sẽ qua thơi em à!; – Như vậy cũng tạm ổn; - Anh tính bốn, năm cây số có sá gì, đi bộ cũng là rèn luyện sức khỏe,…

- Phát ngôn thể hiện niềm tin của nhân vật Bình vào tƣơng lai trong cuộc nói chuyện với Loan: - Đời mà khơng có hi vọng thì coi như chết trong lúc sống.

Để thể hiện thái độ tích cực thơng qua tinh thần lạc quan mà chúng ta thấy trong các phát ngôn trên đây, có thể thấy ngƣời nói đã sử dụng các phƣơng tiện ngơn ngữ giúp hiện thực hóa rất rõ tinh thần này. Đó có thể là những hành động ngơn ngữ thể hiện xu hƣớng chấp nhận hiện thực và nhìn nó (hiện thực khó khăn) với con mắt lạc quan hơn, chẳng hạn: hành động an ủi vợ của Nam (Mọi khó khăn rồi sẽ qua thơi em à! Như vậy cũng tạm ổn,…), đó có thể là các từ ngữ, lối nói giúp làm giảm nhẹ, làm n lịng ngƣời đối thoại (sẽ qua thơi, cũng tạm ổn, có sá gì,…).

b. Thái độ tích cực đƣợc thể hiện qua sự ủng hộ của ngƣời nói

Trƣớc áp lực kinh tế của gia đình và tƣơng lai của con cái, Thảo quyết định đi lao động ở Đức với mong muốn kiếm đƣợc nhiều tiền để gia đình có cuộc sống đầy đủ hơn. Quyết định này của Thảo gây ra những ý kiến trái chiều của các thành viên trong gia đình. Trong số đó, ngƣời ủng hộ quyết định của Thảo là ông Mạnh (bố Thảo). Những từ ngữ thể hiện sự ủng hộ của ông Mạnh về quyết định đi lao động ở Đức của con gái: ủng hộ, ký cả hai tay, gàn

cũng không được,…

c. Thái độ tích cực đƣợc thể hiện qua sự tin tƣởng của ngƣời nói

- Niềm tin của mọi ngƣời vào nhân vật Thảo:

Trƣớc khi bi kịch xảy ra, có thể thấy nhân vật Thảo là một ngƣời phụ nữ hoàn mỹ trong mắt tất cả các thành viên trong gia đình. Vì vậy, đó là một điều tất yếu khi Thảo nhận đƣợc niềm tin của mọi ngƣời. Các phát ngôn thể hiện sự tin yêu của mọi ngƣời dành cho Thảo: - Thảo thì mình tin; - Mình cũng tin

chứ!; - Một người phụ nữ tần tảo, hết lịng vì chồng con như Thảo đáng tin lắm!,…

- Niềm tin vào cuộc sống hôn nhân:

Điều này đƣợc thể hiện trong cuộc nói chuyện giữa Loan và Thảo. Trong phần cuối cùng của bộ phim, nhân vật Loan sẽ kết hôn với một chàng trai

Thụy Điển sau khi đƣợc sự cho phép của bố mẹ. Khi Thảo thể hiện sự lo lắng cho Loan về cuộc sống làm dâu xứ ngƣời thì Loan vẫn tin vào sự lựa chọn của mình: - Sau khi ở Việt Nam, chúng em có thể lang thang ở châu Phi, ở những

vùng rừng hoang vắng, ở đâu đó em cũng khơng biết nữa nhưng chắc chắn sẽ không buồn chán đâu chị ạ!; - Em tin là như vậy; - Em vẫn luôn tin vào cái ảo mộng say đắm của mình.

Để thể hiện thái độ tích cực thơng qua sự tin tƣởng mà chúng ta thấy trong các phát ngơn trên đây, có thể thấy ngƣời nói đã sử dụng các phƣơng tiện ngơn ngữ giúp hiện thực hóa rất rõ tinh thần này. Đó là việc ngƣời nói liên tục sử dụng động từ tin để thể hiện niềm tin vào một ngƣời, một việc nào đó mà họ cho là tốt đẹp.

d. Thái độ tích cực đƣợc thể hiện qua lời khen của ngƣời nói

Khơng khí của hội thoại giữa các nhân vật còn đƣợc thể hiện qua những lời khen. Khi khen một ai đó, họ sử dụng những từ ngữ mang tính đánh giá tích cực để khen về hình thức, phẩm chất và tài năng.

Những từ ngữ đƣợc bà Mạnh sử dụng để khen Niên Thảo: đẹp lắm, cháu

tôi mặc đẹp hơn vợ vua.

Những từ ngữ đƣợc Bình sử dụng để khen Thảo: một người phụ nữ tần tảo, hết lịng vì chồng con, một bác sĩ giỏi, một trí thức, đáng tin.

Những từ ngữ đƣợc Bình sử dụng để khen Loan: người đẹp, người con gái xinh xắn, tài hoa.

Những từ ngữ đƣợc Loan sử dụng để khen Bình: người đàn ơng dễ thương, có chiều sâu nội tâm, khơng hám tiền, khơng tham lam.

Phát ngơn hiện thực hóa lời khen của Loan dành cho Nam: - Trong cái thời buổi thị trường này, người như anh Nam không dễ kiếm đâu.

Phát ngơn hiện thực hóa lời khen của Bình dành cho Niên Thảo: - Con

Có thể thấy để thể hiện các thái độ tích cực thơng qua lời khen, ngƣời nói đã sử dụng các phƣơng tiện ngơn ngữ chẳng hạn nhƣ: các tính từ (đẹp, giỏi,

tần tảo, hết lòng, dễ thương, xinh xắn, tài hoa), lối nói so sánh (đẹp như hoa hậu, đẹp hơn mẹ Thảo, ăn đứt cả dì Loan),… Các phƣơng tiện ngơn ngữ đã

góp phần làm nổi bật những đặc điểm tốt đẹp của đối tƣợng đƣợc khen.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường (field) và không khí (tenor) của hội thoại hàng ngày trong giao tiếp tiếng việt (trên tư liệu phim người hà nội) (Trang 58 - 61)