Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp dạy học môn tiếng việt cho trẻ điếc lớp 2 trên địa bàn hà nội (Trang 45 - 71)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Kết quả khảo sát

2.2.1 Kết quả khảo sát từ phụ huynh

Kết quả phỏng vấn phụ huynh cho thấy rằng hầu hết phụ huynh khi phát hiện con có vấn đề về nghe thường giấu không cho ai biết, với nhiều lý do khác nhau. Khi đưa con đi kiểm tra thì họ cảm thấy sụp đổ cũng như trước đó họ không có nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng. bởi trẻ điếc có rất nhiều nguyên nhân, có thể không phát hiện ra ở giai đoạn bào thai…Hầu hết các gia đình thường để trẻ điếc ở nhà từ chăm sóc đến khi ba tuổi., sau 3 tuổi mới tìm lớp mầm non để cho con theo học. Việc xin học cho con cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi các con chưa có bất kì khả năng nào về ngôn ngữ để có thể thu nhận kiến thức và hoà nhập xã hội.

Đa số các bậc phụ huynh (80%) cho rằng giáo dục trẻ điếc sau 3 tuổi là

gì, cứ cho con ở nhà, khi nào đủ tuổi đi học thì đi, đến lớp cũng chẳng mong gì, các cô trông cho mà đi học là tốt lắm rồi”(phụ huynh lớp 2A – trường Nhân Chính chia sẻ).

Ai cũng mong muốn con nói được, đó thực chất là mong muốn của tất cả mọi người và hầu hết các phụ huynh có con bị điếc, thậm chí là điếc sâu (không có khả năng phát triển ngôn ngữ nói). Tâm lý chung của cha mẹ và có cả giáo viên nữa không muốn con mình học NNKH vì một số lý do sau đây: họ lo lắng con chỉ dùng NNKH để giao tiếp khi cha mẹ không hiểu và không có khả năng sử dụng NNKH. Thông thường nếu không được học NNKH thì thường trẻ sẽ tự sáng tạo ra kí hiệu để giao tiếp với cha mẹ hoặc muốn lấy hoặc đi đâu đó thì thường kéo tay đến học khóc lóc. Như vậy, khi khả năng giao tiếp của trẻ bị hạn chế thì cha mẹ phải giao tiếp với trẻ bằng NNKH. Đối với những trẻ này thì việc học NNKH càng cần thiết. Còn đối với cha mẹ cần ý thức rằng nếu họ biết sử dụng ngôn ngữ kí hiệu thì việc giao tiếp với con sẽ nâng cao hơn.

Bên cạnh đó có nhiều phụ huynh lại có ý kiến không muốn con học NNKH vì con được hỗ trợ máy trợ thính thì họ nghĩ rằng con có thể học nghe nói bình thường. Tuy nhiên máy trợ thính được hỗ trợ thường có giá thành mấy chục triệu và không được tư vấn cũng như hỗ trợ về thính học thường xuyên thì việc phát triển nghe nói cũng chưa đủ để có thể nâng cao khả năng nghe nói của trẻ. Cha mẹ đưa con đến trường khuyết tật học tuy nhiên cha mẹ còn mải mê kiếm tiền không có nhiều thời gian cho con nên có những phụ huynh không có thời gian hỗ trợ con làm bài tập ở nhà, đồng nghĩa với việc học NNKH là vô cùng khó khăn. Các gia đình có con là trẻ khiếm thính học ở các trường tập trung thường là người tỉnh lẻ và không có điều kiện nên thời gian và nhận thức về tầm quan trọng của NNKH cũng như kiến thức về văn

hoá là thấp hơn. Thường phụ huynh có tư tưởng phó mặc con cho nhà trường và giáo viên, mình chỉ cần kiếm tiền để nuôi con là đủ.

Cũng có khá nhiều phụ huynh quan tâm đến truyện học hành cũng tìm hiểu về NNKH (hầu hết là các phụ huynh ở nhóm lớp học hoàn toàn bằng NNKH). Các phụ huynh nhận thức rõ tầm quan trọng của NNKH đã tham gia các lớp học NNKH cũng như kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ các con trong việc học tập.

2.2.2 Khảo sát từ phía giáo viên

Khi đến thăm trường Nhân Chính, chúng tôi được gặp gỡ và trao đổi cùng với cô Mạc Cẩm Thuỷ - phó hiệu trưởng nhà trường. Cô phó hiệu trường Nhân Chính và cả chương trình đào tạo của trường hiện tại vẫn theo phương pháp nghe nói và cô cho rằng mong muốn lớn nhất mà giáo viên bên trường cần được hỗ trợ chính là phương pháp để chỉnh âm cho các con nói rõ

ràng. Quan điểm của nhà trường cho rằng “ NNKH sẽ làm mất đi khả năng

nghe nói của trẻ, trẻ chỉ dùng NNKH thì chỉ có thể giao tiếp trong thế giới của người điếc, còn với những người xung quanh không biết NNKH thì hoàn toàn không giao tiếp được, chính vì vậy mà chúng tôi vẫn tổ chức lớp hoàn toàn NNKH tuy nhiên vấn đề chúng tôi ưu tiên hàng đầu vẫn là vấn đề nghe nói của trẻ”. Khi được đề cập đến mong muốn cũng như những đề nghị giúp đỡ từ phía nhà trường thì cô có chia sẻ rằng: “ hầu hết giáo viên của trường chúng tôi đều biết NNKH tuy nhiên chúng tôi chỉ có vốn NNKH về phần từ và dùng để diễn đạt cho trẻ những từ những hoàn cảnh đơn giản, ngữ pháp của NNKH chúng tôi chưa đề cập tới vì tôi thấy từ điển NNKH của khó có thể học vì có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi vẫn là nghe nói”.

Qua khảo sát các giáo viên của nhà trường và giáo viên người điếc – nhóm trẻ học tập hoàn toàn bằng NNKH chúng tôi ghi nhận được những sự khác biệt là vô cùng lớn. Cụ thể như sau:

- Các giáo viên của trường PTCS Dân lập dạy trẻ điếc Nhân Chính cho rằng ngôn ngữ nói có vai trò hết sức quan trọng (80%) và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ điếc. Sự nhìn nhận vai trò của NNKH còn nghi ngờ, chưa tin tưởng giáo dục bằng NNKH sẽ giúp trẻ điếc phát triển ngôn ngữ , nhận thức, giáo viên cho rằng, việc trang bị ngôn ngữ nói cho trẻ điếc là rất quan trọng và chỉ sử dụng ngôn ngữ nói thì trẻ điếc mới hiểu được thông tin và nội dung bài đọc.

Khi được phỏng vấn cô giáo tại trường, cô cho rằng “ trẻ có khả năng sử

dụng ngôn ngữ nói sẽ có thuận lợi trong việc tiếp thu bài, giao tiếp với bố mẹ, thầy cô và những người xung quanh. Sau này cơ hội học lên các bậc cao hơn sẽ nhiều, có cơ hội tìm việc làm và hoà nhập xã hội. Chất lượng cuộc sống của trẻ sẽ được đảm bảo hơn”.

- Các giáo viên là người điếc trực tiếp giảng dạy nhóm trẻ học hoàn toàn

bằng NNKH thì lại có quan điểm hoàn toàn khác. Họ cho rằng, “NNKH là

ngôn ngữ của họ, họ thấu hiểu và chia sẻ với nhau thông qua ngôn ngữ kí hiệu. NNKH chính là cái hồn của người điếc chúng tôi. Bọn trẻ hào hứng và yêu cuộc sống của mình khi được sống đúng và sử dụng ngôn ngữ của chính chúng. Ở đó, chúng có thể thể hiện buồn, vui, yêu, ghét rất rõ ràng.” Có thể họ không có khả năng sử dụng ngôn ngữ nói nên việc yêu ngôn ngữ mẹ đẻ của họ cũng khác.

a. Giáo viên giảng dạy trƣờng Dân lập dạy trẻ Câm điếc Nhân Chính

Chúng tôi đã xin phép ban giám hiệu nhà trường Nhân Chính được xuống lớp dự giờ và gặp gỡ cô giáo cũng như các bạn nhỏ học lớp 2. Hiện tại ở trường có 1 lớp 2 do cô Linh Thị Sơn – giáo viên người dân tộc và cũng là người khuyết tật trực tiếp đứng lớp giảng dạy. Lớp 2A hiện tại có 10 học sinh (chúng tôi có danh sách đi kèm ở phần phụ lục), chủ yếu trẻ là các học sinh từ các tỉnh lẻ, bố mẹ lên thuê nhà trọ để đưa con đi học và đi làm thuê để sinh

sống. Hiện ở lớp chỉ có 2 bạn được đeo máy trợ thính, còn lại các bạn khác là hoàn toàn không sử dụng công cụ hỗ trợ nào khác.

Chúng tôi được tham dự một giờ Tập đọc “ Người thầy cũ”. Tại phòng học có trang bị tivi để trình chiếu văn bản từ sách giáo khoa lên. Qua quan sát chúng tôi ghi nhận được như sau:

Bước 1: Cô Sơn trình chiếu một văn bản được đánh bản word lên trên màn hình. Sau đó cô đọc bằng miệng chậm rãi trừng chữ trong văn bản và có sự ngắt câu, sau mỗi câu cô giáo dừng lại khoảng 3s đến 5s

“ Giữa/ cảnh /nhộn /nhịp /của/ giờ/ ra /chơi//, từ/ phía/ cổng/ trường/ bỗng/ xuất/ hiện/ một /chú /bộ/ đội.// Chú/ là/ bố/ của/ Dũng.

Bước 2: Cô Sơn gọi lần lượt từng bạn đứng lên và mỗi bạn đọc 1 câu, bạn nào khả năng đọc chưa tốt (đánh vần chưa đúng hoặc đọc sai chữ) thì cô sẽ hỗ trợ bằng cách phát âm để trẻ bắt chước khẩu hình miệng.

Bước 3: Cô sẽ đọc lại văn bản bằng cách sử dụng NNKH tuy nhiên không theo ngữ pháp của NNKH mà là làm kí hiệu về từng từ trong văn bản, từ ngữ nào cô không biết hoặc trừu tượng thì cô bỏ qua. Ở bước này, trẻ sẽ làm kí hiệu theo cô luôn.

Bước 4: Cô giới thiệu từ mới: Giáo viên cung cấp từ mới cho trẻ, cung cấp bằng cả ngôn ngữ nói và NNKH sau đó giải thích

Đến giờ ra chơi chúng tôi có cuộc phỏng vấn với cô Sơn. Khi được hỏi về chương trình dạy của lớp 2 thì cô có chia sẻ những thông tin như sau: “

Nhà trường vẫn yêu cầu giảng dạy trẻ theo đúng chương trình của Bộ GD – ĐT đó là một năm một lớp, các cô vẫn phải bám theo chương trình giảng dạy theo đúng quy định của nhà trường”

Qua quan sát thực tế cũng như trao đổi về các giờ dạy với cô giáo chủ nhiệm và cũng là người trực tiếp đứng lớp giảng dạy tất cả các phân môn thì chúng tôi thu nhận được thực trạng công tác giảng dạy cũng như học tập của học sinh và giáo viên lớp 2A như sau:

Phân môn Thực trạng, phƣơng pháp giảng dạy

Tập đọc - Giáo viên trình chiếu bài tập đọc lên trên bảng và hướng dẫn trẻ học lần lượt theo các bước.

+ GV đọc mẫu bằng khẩu hình miệng

+ GV yêu cầu từng học sinh đọc lại (70% trẻ bắt chước lại khẩu hình miệng của GV)

+ GV là đọc bài đọc bằng kí hiệu hoặc chữ cái ngón tay, tuy nhiên không theo ngữ pháp của NNKH

+ GV yêu cầu HS đọc bài bằng cách làm kí hiệu + GV giới thiệu từ mới

+ Phần thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Chủ yếu ở phân môn này HS bắt chước và sao chép lại

khẩu hình miệng và kí hiệu từ GV

Kể chuyện GV cho HS quan sát tranh sau đó GV sẽ hướng dẫn HS diễn đạt nội dung câu chuyện cả bằng hình miệng và kí hiệu ( đối với kí hiệu khó thì sử dụng chữ cái ngón tay)

- GV chuẩn bị sẵn trước các câu và diễn đạt để HS bắt

chước cũng như ghi nhớ theo mẫu sẵn từ GV

Tập làm văn Chủ yếu dựa vào phần GV đã chuẩn bị sẵn trước VD: Viết về những điều em biết về một bạn

+ GV sẽ đưa ra cho HS những câu mẫu khi muốn viết về 1 bạn của mình ( tương tự như đưa ra văn mẫu)

+ Bằng cách sử dụng khẩu hình miệng hoặc dùng kí hiệu hoặc chữ cái ngón tay, GV sẽ hướng dẫn và yêu cầu học sinh ghi nhớ những câu văn mẫu đó.

Sau những giờ quan sát, chúng tôi có phần thảo luận cùng với giáo viên chủ nhiệm và nhận được sự chia sẻ từ chị. Một giờ học 50p tuy nhiên không có giờ học nào học hết phần mà GV đã chuẩn bị (theo đúng khung chương

trình giảng dạy). Chúng tôi đặt ra câu hỏi: “ Vậy trẻ có theo kịp chương trình

hay không?” “ Hiệu quả của các giờ dạy và khả năng thụ hưởng kiến thức của trẻ là bao nhiêu?”

Cô Linh Thị Sơn chia sẻ: “ Khả năng hiểu bài và thu nhận kiến thức của

trẻ ít lắm em ạ, còn chương trình thì biết là không kịp đó nhưng vẫn phải làm theo quy định thôi, bản thân chị là cử nhân giáo dục đặc biệt và học về khiếm thính, chị thấy khả năng của các trẻ không đồng đều, có bạn hoàn toàn không thể nghe thấy gì, có bạn dù được đeo máy trợ thính nhưng khả năng nghe của các con cũng rất kém, việc bắt chước khẩu hình miệng của các con là rất khó khăn, không nghe được, vốn NNKH của Gv cũng không đủ để các bạn ấy tiếp nhận thông tin”

So sánh đối chiếu lại với nguyên tắc trong hoạt động giao tiếp và với thực trạng chúng tôi quan sát được, chúng tôi thấy được những điểm sau đây:

Nếu coi hoạt động dạy học cũng là một hoạt động giao tiếp đặc biệt thì 3 yếu

tố cơ bản quan trọng là: Người phát → thông điệp → người nhận. Trong đó người

Dưới đây là sơ đồ giao tiếp của người bình thường và người Điếc:

Hình 2.1. Sơ đồ so sánh hoạt động dạy học của trẻ bình thường và trẻ Điếc

Thông điệp trong quá trình giao tiếp phải qua các bước mã hóa, truyền đi, tiếp nhận và giải mã. Thông tin sẽ được mã hóa và giải mã nếu như nguồn và đích có cùng mã (điều kiện tiên quyết). Trong quá trình giao tiếp hoặc truyền đạt thông tin từ nguồn đến đích hay ngược lại, thông tin thường gặp

phải rất nhiều vật cản làm giảm đi giá trị của thông tin. Đó là nhiễu. Có nhiều

dạng nhiễu (nhiễu cơ học, nhiễu ngôn ngữ,…) song rào cản về ngôn ngữ là quan trọng hơn cả. Giáo viên người nghe – nói sử dụng hệ thống âm thanh và lời nói; học sinh Điếc sử dụng NNKH, cử chỉ điệu bộ. Giữa giáo viên và trẻ Điếc là không cùng mã giao tiếp dẫn đến thông điệp đến – đi sẽ bị méo mó, thiếu hoặc thừa hoặc sai lệch đi. Không đạt hiệu quả giao tiếp mặc dù kỹ năng sư phạm nghiệp vụ của học rất tốt. Giáo viên và học sinh phải có cùng một “mã” thì việc dạy và học mới có hiệu quả cao hơn.

Nếu giáo viên và học sinh cùng hệ thống âm thanh lời nói thì giữa thầy/cô giáo và học sinh là trùng nhau thì thông điệp truyền đến – đi rất rõ

ràng. Nếu giáo viên và trẻ có ngôn ngữ không “khớp” thì sẽ khó khăn

trong quá trình gửi – nhận thông tin. Việc áp đặt mã ngôn ngữ (ngôn ngữ lời nói) lên học sinh là không đúng với bản chất của trẻ Điếc. Nếu giáo viên không sử dụng NNKH là phương tiện giao tiếp với trẻ Điếc thì sẽ không đạt được đến “ngưỡng” của văn hóa người Điếc. Điều này phần nào cản trở cho việc dạy và học của cả giáo viên và học sinh.

Đã từ rất lâu, việc dạy trẻ Điếc bằng phương pháp “đa giác quan” đã ăn sâu vào tiềm thức giáo viên. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên người Điếc chưa có cơ sở để phát triển, trình độ của họ cũng chưa được xem trọng và đánh giá cao từ xã hội chính vì thế trọng trách giảng dạy trẻ Điếc”đè nặng” lên vai của các giáo viên nghe – nói.

100% các giáo viên cho rằng trong quá trình giảng dạy giáo viên phải sáng tạo thêm các kí hiệu không có trong giáo trình để giảng giải cho các em và trong những năm qua có nhiều kí hiệu mới được hình thành, có nhiều kí hiệu cũ bị thay đổi nhưng các giáo viên chưa nắm rõ đó là những kí hiệu nào.

Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trường dân lập dạy trẻ điếc Nhân Chính

Thuận lợi

- Kiến thức về tiếng Việt của giáo viên có

- Giáo viên được đào tạo bài bản, chính quy về kĩ năng sư phạm cũng

như phương pháp hỗ trợ cho trẻ điếc

- Giáo viên thường xuyên được tham gia các khoá đào tạo ngắn ngày

liên quan đến công tác dạy trẻ để cập nhật kiến thức

và phát triển các trẻ có khả năng nghe – nói được

- Lớp học, trang thiết bị được trang bị đầy đủ

- GV và học sinh nhận được sự quan tâm nhiều từ TƯ Hội chữ thập

đỏ, các mạnh thường quân…

Khó khăn

- Lớp học chưa có sự sàng lọc các mức độ điếc ở trẻ

- NNKH là ngôn ngữ tự nhiên của người điếc, tuy nhiên nhà trường

không ưu tiên vấn đề học tập bằng NNKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp dạy học môn tiếng việt cho trẻ điếc lớp 2 trên địa bàn hà nội (Trang 45 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)