Ngôn ngữ kí hiệu của trẻ điếc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp dạy học môn tiếng việt cho trẻ điếc lớp 2 trên địa bàn hà nội (Trang 29 - 39)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Ngôn ngữ kí hiệu của trẻ điếc

1.4.1 Đặc điểm hình thành ngôn ngữ kí hiệu của trẻ điếc

+ Quá trình tiếp nhận ngôn ngữ kí hiệu của trẻ điếc

Nghiên cứu của 2 tác giả G.Kyle and B.Woll [9] khi so sánh ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ nhìn từ, cấu trúc hệ thống cũng cho thấy nó đáp ứng hoàn toàn bản chất của 1 hệ thống tín hiệu ngôn ngữ

Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ ký hiệu

Công cụ Sản phẩm

Luồng hơi, thanh quản, lưỡi… Phát ngôn liền mạch được hình thành bởi chuỗi âm vị

Tay, cơ thể...

Chuỗi kí hiệu liên kết với nhau

Tiếp nhận Tai Mắt Đơn vị Kết hợp Hình vị, từ…

Ngữ pháp của ngôn ngữ nói cụ thể Hình vị, ký hiệu… Ngữ pháp của ngôn ngữ ký hiệu cụ thể Đặc trưng phổ quát

Có nhiều loại cấu trúc, mỗi ngôn ngữ nói sử dụng một tập hợp con của cấu trúc đó

Đặc tính này cũng có trong ngôn ngữ ký hiệu

Có nhiều loại cấu trúc, mỗi ngôn ngữ ký hiệu sử dụng một tập hợp con của cấu trúc đó

Đặc tính này cũng có trong ngôn ngữ nói

Bảng 1.4 : So sánh ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ kí hiệu [9]

Tuy nhiên, giai đoạn 6 tuổi, là một dấu mốc vô cùng quan trọng đối với tất cả các trẻ em: Tuổi đến trường. Với một trẻ bình thường, việc bắt đầu đến trường, đã là sự kiện gây nên không ít sự khó khăn, bối rối căng thẳng. Các bé còn rất bỡ ngỡ, vì đây là 1 nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ, các em chưa có trải nghiệm. Với trẻ điếc, nét tâm lí đó, càng đậm đặc hơn. Vì, khác với trẻ bình thường, trẻ điếc học môn Tiếng Việt nói riêng và tất cả các môn học của chương trình lớp 1, đều thông qua ngôn ngữ kí hiệu. Trong các tiết học, để tiếp thu kiến thức, trẻ buộc phải học song ngữ: ngôn ngữ kí hiệu và ngôn ngữ Việt thông qua hệ thống chữ cái ngón tay.

Giai đoạn giao tiếp bằng từ đơn

Để cho các từ trở nên có nghĩa và hữu dụng thì chúng phải được gắn kết với một vật hay một tình huống. Vì vậy, đối với một đứa trẻ để sử dụng đúng một từ thì nó phải:

+ thấy vật mà từ đó quy chiếu vào + thấy vật đang được sử dụng + cầm vật

+ sử dụng vật + cảm nhận vật

+ trải nghiệm tình huống có liên quan đến vật thường xuyên Có ba bước liên quan đến việc học các từ:

Bước 1: Hiểu ý nghĩa

+Nghe từ được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau +gắn kết từ mà nó nghe thấy với ý nghĩa của nó

+bắt đầu hiểu được từ

Bước 2: Bắt chước người lớn

+ cố bắt chước từ nó nghe thấy trong tình huống + được khuyến khích bởi sự đáp lại của người lớn +cố gắng duy trì

Bước 3: Sử dụng

+ dùng từ một cách có nghĩa, hãy nghĩ đứa bé muốn chuyển tải cái ý nghĩa gì

+ hãy nhớ từ dành cho ý nghĩa này + nhớ cách phát âm từ

Giai đoạn trẻ sử dụng cú pháp giao tiếp- ngôn ngữ diễn đạt

Giai đoạn kế tiếp của việc thụ đắc ngôn ngữ bắt đầu vào khoảng 18 tháng tuổi khi các bé bắt đầu nói các câu có 2 từ. Chúng bắt đầu sử dụng ngữ pháp

để đặt các từ này vào với nhau. Trẻ sẽ nói những câu ngắn, ví dụ: bố bế; mẹ

bế hoặc bế con...có nghĩa là: " Bố ơi, bế con đi bố" hoặc mẹ ơi, mẹ bế con

một tí đi mẹ"... Trong giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi, trẻ sử dụng các cấu trúc ngữ ngữ pháp phức tạp hơn. Ví dụ, chúng bắt đầu dùng thêm bổ ngữ, định

rồi; ăn rồi; chạy rồi. Đôi khi trẻ cũng mắc những lỗi sai về trật tự từ, ví dụ

câu: Hôm qua con ăn quả na rồi; bé có thể diễn đạt thành: Quả na ăn

rồi; hoặc Na ăn qua rồi;

1.4.2. Đặc điểm ngôn ngữ kí hiệu của trẻ điếc

Bên cạnh chức năng giao tiếp, ngôn ngữ kí hiệu còn là công cụ để phát triển nhận thức, tư duy. Ngoài những kí hiệu mô phỏng sự vật, hiện tượng chứng minh, trẻ Điếc tư duy bằng trực quan hình ảnh và diễn đạt hoạt động, ngôn ngữ kí hiệu có khả năng khái quát. Với người bình thường, ngôn ngữ nói là công cụ để biểu thị tư duy – quá trình này sử dụng tín hiệu ngôn ngữ sau đó thể hiện bằng ngôn ngữ nói. Tương tự như vậy, trẻ Điếc sử dụng những tín hiệu của kí hiệu để thực hiện quá trình tư duy, sau đó những khái niệm được diễn tả bằng những kí hiệu. “Tư duy, tư tưởng của trẻ Điếc dựa trên cơ sở hình ảnh, cảm giác, tượng hình xảy ra trong đời sống thường ngày”. [9]. Một trẻ Điếc phát triển tư duy khi trẻ nhìn hoặc cảm nhận mọi người sử dụng từ ngữ hoặc kí hiệu để trao đổi thông tin.

Trong quá trình học ngôn ngữ, trẻ Điếc phải sắp xếp suy nghĩ của mình và liên kết các ý nghĩa với nhau. Họ phải trả lời câu hỏi khi một sự vật, sự việc hoặc cá nhân thực hiện hành động nào đó sẽ dẫn đến một điều khác xảy ra tiếp theo; làm thế nào để giải quyết vấn đề; cách sắp xếp sự vật, hoạt động theo trình tự; đếm số; làm thế nào để nhận dạng đồ vật và phân loại; làm thế nào để diễn tả cảm xúc…

Công trình nghiên cho thấy ngôn ngữ kí hiệu là cầu nối quan trọng giúp trẻ Điếc hòa nhập với người bình thường và ngược lại. Ứng dụng của những nghiên cứu này là sự ra đời của những từ điển ngôn ngữ kí hiệu nhằm thống nhất hệ thống kí hiệu, đồng thời phục vụ việc giảng dạy ngôn ngữ kí hiệu cho trẻ Điếc và trẻ bình thường.

Có thể thấy, ngôn ngữ kí hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời

sống, văn hóa của người Điếc. Nhà nghiên cứu Stokoe đã khẳng định: “Điếc

tự thân nó không phải là một tai họa, tai hoạ chỉ xảy đến khi truyền thông bị ngăn cản”. [19]. Trong quá khứ, không ít thời điểm, ngôn ngữ kí hiệu bị phủ

nhận, Aristolle, triết gia Hy Lạp cho rằng “người Điếc không thể giáo dục

được. Nếu không nghe được, con người không thể học được”. Hoặc, ngôn ngữ kí hiệu chỉ là những vở diễn kịch câm hoặc mô phỏng lại ngôn ngữ nói. Tất cả những quan niệm sai lầm trên không thể ngăn cản sự phát triển của ngôn ngữ kí hiệu trong cộng đồng người Điếc.

Chính vì vai trò to lớn của ngôn ngữ kí hiệu, việc nghiên cứu về ngôn ngữ “mẹ đẻ” của người Điếc, nghiên cứu năng lực và nhu cầu giao tiếp của họ là việc làm cần thiết. Xét thực trạng nghiên cứu ngôn ngữ tại Việt Nam, vấn đề đặt ra trước mắt và lâu dài cần đưa ra bộ sách giáo khoa chuẩn cho trẻ, phu huynh trẻ và cho giáo viên để thống nhất chương trình giảng dạy ở các nhà trường, các trung tâm cho trẻ Điếc, quy tắc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, đẩy mạnh quá trình hòa nhập cộng đồng của người Điếc.

Trẻ bình thường và trẻ Điếc đều có năng lực và nhu cầu giao tiếp. Nếu như trẻ bình thường sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp và kênh tiếp nhận là thính giác thì trẻ Điếc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, tiếp nhận qua kênh thị giác. Giá trị trao đổi thông tin như nhau đối với ngôn ngữ nói và ngôn ngữ kí hiệu. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ kí hiệu có những điểm tương đồng và khác biệt.

Trẻ Điếc học ngôn ngữ kí hiệu sẽ dễ dàng hơn bởi họ được quan sát trực tiếp, thông qua thực hành thì mọi người có thể sử dụng ngôn ngữ kí hiệu. Không giống như người bình thường sử dụng ngôn ngữ nói, người Điếc và trẻ Điếc có thể giao tiếp với bất kì ai cả kể khác quốc tịch, khác màu da, khác văn hóa dân tộc, miễn là người đó cũng sử dụng ngôn ngữ kí hiệu và có điểm

chung văn hóa cộng đồng Điếc. Tuy nhiên, khi sống trong cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ nói, trẻ Điếc gặp rất nhiều khó khăn nếu chỉ sử dụng ngôn ngữ kí hiệu. Ngôn ngữ kí hiệu chỉ có chức năng là công cụ giao tiếp khi đặt trong cộng đồng sử dụng nó.

Dù sử dụng ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ kí hiệu, điều quan trọng nhất là tạo cho trẻ Điếc cơ hội giao tiếp với mọi người, người được tham gia vào cuộc sống xung quanh và bộc lộ bản thân và phát triển tư duy, năng lực của mình. Đồng thời, người bình thường có thể tìm hiểu và tiếp nhận thế giới của trẻ Điếc.

Hoạt động dạy học cho trẻ điếc

Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt một mục đích nào đó

Xét cho đến cùng thì hoạt động dạy học cũng chính là trường hợp đặc biệt của hoạt động giao tiếp. Trong đó, hiểu một cách đơn giản thì hoạt động giao tiếp được diễn ra khi có một nhân vật A gửi thông điệp cho nhân vật B, nhân vật B nhận thông điệp và phản hồi lại. Trong đó, thông điệp chính là những nội dung kiến thức người dạy cần truyền đạt cho người học. Nội dung đó là một chuỗi tín hiệu đã được mã hóa. Để người học có thể tiếp thu được

nội dung bài học, thì giữa người dạy và người học phải có chung một mã.

(code) là một thuật ngữ trong thông tin với nghĩa là hệ thống các từ, chữ cái kí hiệu…đại diện cho những cái khác dùng trong thông báo mật hoặc để trình bày, hoặc ghi lại thông tin một cách vắn tắt. Ngôn ngữ học, dùng thuật ngữ này với nghĩa hệ thống các tín hiệu có thể truyền đạt thông tin [11]. Ở lớp học của người bình thường, mã là hệ thống tín hiệu của âm thanh lời nói được truyền đạt qua kênh thính giác. Nhưng trong hoạt động dạy học cho người khiếm thính, thì do không tìm được mã chung nên con đường tiếp nhận thông

tin giữa người dạy và người học không được thông suốt. Theo lý thuyết giao tiếp, hoạt động dạy học như thế sẽ không có hiệu quả.

Bởi vì khả năng tiếp nhận âm thanh lời nói của người học khiếm thính là không có, trong khi đó nội dung bài học lại được người dạy mã hóa bằng ngôn ngữ âm thanh và truyền đi theo kênh thính giác. Trên thực tế, cộng đồng người khiếm thính Việt Nam đã sử dụng ngôn ngữ kí hiệu để giao tiếp và nhiều trung tâm trường học đã dạy cho người khiếm thính bằng ngôn ngữ kí hiệu.

Nếu coi dạy học là một hình thức giao tiếp đặc biệt, ta sẽ có sơ đồ sau:

Thông điệp: Nội dung bài học ( là một chuỗi tín hiệu đã được mã hóa )

Người phát ( nguồn): Trả lời cho ai? là xuất phát điểm của thông tin, có nhu cầu trao đổi thông tin. Luôn nắm thế chủ động tương đối ( việc đưa thông tin nguồn không chịu trách nhiệm mà còn phải phụ thuộc vào sự hiểu biết của nguồn về đích.

Thông điệp: Tồn tại dưới dạng kí hiệu, mang bản chất kí hiệu. Thông điệp là nội dung thông tin truyền đạt từ nguồn tới người tiếp nhận.

Đích: Là nơi tiếp nhận và xử lý thông tin của nguồn. Đích có mối quan hệ thụ động tương đối với nguồn, vì đihcs có quyền từ chối thông điệp của nguồn ( nguyên nhân: những đặc điểm của đích cũng là căn cứ của nguồn trước khi đưa thông tin)

Người phát Thông điệp Người nhận

Hoạt động dạy - học của ngƣời bình thƣờng

Hoạt động dạy – học của ngƣời điếc

Mã là hệ thống tín hiệu của âm thanh, lời nói, được truyền đạt qua kênh thính giác tới người đọc.

Nếu không tìm thấy mã chung -> con đường tiếp nhận thông tin giữa thầy và trò không thông suốt -> hoạt động dạy học sẽ không có hiệu quả.

Tiểu kết chƣơng 1

Về trẻ Điếc:

Khuyết tật ở cơ quan thính giác đem đến cho trẻ Điếc thiệt thòi lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống. Thiệt thòi lớn nhất là trẻ gặp phải khó khăn trong việc tiếp nhận âm thanh lời nói. Nhìn bằng mắt thường những trẻ Điếc không khác những trẻ thường. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm, trị liệu kịp thời, trẻ Điếc sẽ bị câm và dẫn đến tình trạng tự kỉ.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tật Điếc và có nhiều mức độ Điếc. Nhưng nếu trẻ Điếc do những tổn thương ở ốc tai hoặc ở dây thần kinh thính giác thì việc chữa trị là vô cùng khó khăn. Việc phục hồi ngôn ngữ bằng việc sử dụng phần thính lực còn lại là rất hạn chế.

Tuy nhiên, do quy luật bù trừ, cảm giác về thị giác và cảm giác vận động ở trẻ Điếc phát triển vượt trội hơn ở người bình thường. Sự phát triển tư duy của trẻ Điếc thì chủ yếu là tư duy trực quan và tư duy hình tượng. Những nét đặc trưng tâm sinh lí đó đã giúp cho trẻ Điếc sử dụng thành thạo ngôn ngữ kí hiệu - một loại ngôn ngữ được tiếp thu bằng kênh thị giác để phục vụ nhu cầu giao tiếp của mình.

Về ngôn ngữ kí hiệu:

a. Ngôn ngữ kí hiệu là một loại ngôn ngữ đặc biệt. Nó sử dụng hình dáng bàn tay, chuyển động cơ thể, cử chỉ và biểu cảm trên khuôn mặt để trao đổi kinh nghiệm, suy nghĩ, nhu cầu và tình cảm. Vì vậy, nó đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Điếc, người nghe kém nói chung và trẻ Điếc nói riêng. Các ngôn ngữ kí hiệu trên toàn thế giới đều có các đặc điểm là:

Tính có nhiều phương ngữ và tính có điểm nhấn và tính giản lược.

b. Ngôn ngữ kí hiệu được sinh ra trong cộng đồng người Điếc, phục vụ nhu cầu giao tiếp của người Điếc, vì vậy nó cũng có bản chất xã hội và bản chất tín hiệu.

c. Nếu như ở ngôn ngữ lời nói, sự khu biệt âm thanh được tạo ra bằng bộ máy phát âm và sự hoạt động của nó thì ở ngôn ngữ kí hiệu, sự khu biệt sẽ được

tạo ra bằng 5 yếu tố cấu tạo: vị trí của bàn tay; hình dạng bàn tay; hướng của

lòng bàn tay; hướng chuyển động của bàn tay; biểu hiện của nét mặt.

d. Nếu như trong ngôn ngữ nói, từ là đơn vị cơ bản của ngữ pháp, thì ở ngôn ngữ kí hiệu, kí hiệu là đơn vị cơ bản của ngữ pháp.Nó cũng là một đơn vị mang nghĩa, để chỉ sự vật, hiện tượng, hành động, tính chất và cũng là đơn vị nhỏ nhất, có thể tái hiện độc lập có chức năng tạo câu.

CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT VIỆC DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO TRẺ ĐIẾC LỚP 2 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

So với việc học NNKH ở các trường, các trung tâm trong miền Trung và miền Nam thì việc dạy học bằng NNKH ở các trường, các trung tâm tại Hà Nội thì mới chỉ trong giai đoạn mở đầu. Trước đây, do ảnh hưởng của nhu cầu phục hồi chức năng giao tiếp bằng lời nói cho người điếc nên chủ yếu phương pháp dạy học là: can thiệp và phục hồi chức năng giao tiếp bằng khẩu hình miệng cho người điếc.

Ở chương này, tôi sẽ đưa ra những phân tích cụ thể về thực trạng dạy học môn tiếng Việt của trẻ điếc lớp 2 qua những gì tôi quan sát được trong suốt thời gian đến tham gia quan sát và hỗ trợ lớp học tại những cơ sở đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp dạy học môn tiếng việt cho trẻ điếc lớp 2 trên địa bàn hà nội (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)