Tình hình giúp đỡ NCT khi họ gặp khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp xã vĩnh ngọc, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa) 01 (Trang 82 - 84)

Tuổi càng cao thì sự giúp đỡ của người con trai càng cần thiết, cụ thể từ 60- 69 tuổi là 11,7%; 70-79 tuổi là 23%; trên 80 tuổi là 29,1%. Nguyên nhân là do tuổi cao sức khỏe giảm sút nhanh chóng, kèm theo đó là suy giảm khả năng vận động khiến NCT không thể tự phục vụ bản thân. NCT cần có người bên cạnh, dõi theo, quan sát để họ cảm thấy tin tưởng và an tâm.

“Bình thường khỏe thì tôi chịu khó tự phục vụ bản thân, nhờ cậy cũng phiền phúc, con cái còn có việc riêng của chúng nó, như thế mình cảm thấy thoải mái và con cháu bớt vất vả. Nhưng mỗi khi trái gió trở trời, ốm đau xuống đó bản thân không thể lo cho mình được thì phải cậy nhờ đến con cháu. Những lúc này con cái cùng rất nhiệt tình và quan tâm” (PVS, bà, 81 tuổi, thôn Phú Nông Nam).

Kết quả trên có thể nhận định, giữa các thành viên trong gia đình luôn cần có sự giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt đối với NCT. Việc sống chung nhiều thế hệ sẽ tạo ra sự gắn kết mật thiết giữa các thành viên trong gia đình, con cháu thể hiện tinh thần trách nhiệm với cha mẹ, cha mẹ cũng góp phần giúp đỡ con cháu để không trở thành gánh nặng cho gia đình. Những NCT tỏ ra khá độc lập trong sinh hoạt hàng ngày cho thấy tính hoạt động tich cực chứ không trông chờ một cách thụ động vào sự giúp đỡ của con cái hay người khác. Không những thế họ còn có thể giúp đỡ con cháu lo việc hàng ngày trong gia đình như đi chợ, nấu ăn, trông cháu, trông coi nhà cửa…Những công việc này tuy không quá nặng nhọc nhưng cũng chiếm khá nhiều thời gian của NCT. Tuy nhiên, những công việc này giúp họ thấy được niềm vui và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong gia đình.

Bên cạnh các nguồn trợ giúp rất cần đối với NCT thì cũng có 8,3% NCT không nhờ đến sự trợ giúp khi gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, nguyên nhân chủ yếu là do họ không biết nhờ cậy vào ai, những lúc khó khăn họ cố gắng tự làm “Phần lớn tôi phải tự chăm sóc bản thân, vì tôi sống có một mình. Thỉnh thoảng hàng xóm qua phụ giúp khi tôi thật sự khó khăn. ”. ( PVS, bà, 67 tuổi, thôn

Xuân Lạc 2)”.

phần con cháu họ đều bận cộng việc, học hành nên hạn chế trong việc hỗ trợ NCT trong cuộc sống hàng ngày.

Hỗ trợ của Chính quyền đối với NCT:

Khảo sát về sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể trong việc chăm sóc sinh hoạt tại nhà cho NCT, được biết, khi NCT gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày thì việc cử đoàn thanh niên tới hỗ trợ NCT là 4,1%. Đây là 5 NCT trong diện lão thành cách mạng và bà mẹ Việt Nam anh hùng. Chính quyền tới thăm NCT khi họ gặp khó khăn chiếm 0,7%, đây là trường hợp 1 NCT là cán bộ lão thành cách mạng, có công lao to lớn trong việc góp phần giải phóng tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, công tác hỗ trợ tư vấn của cán bộ Công tác xã hội xã cũng diễn ra chiếm 3,2%, đây là 4 trường hợp NCT neo đơn đang muốn vào Trung tâm Bảo trợ xã hội Tỉnh Khánh Hòa nên cán bộ Công tác xã hội tới hỗ trợ tư vấn để họ làm thủ tục vào Trung tâm. Đó là sự hỗ trợ của chính quyền đoàn thể đối với NCT khi họ gặp khó khăn hàng ngày. Tuy không chiếm tỷ lệ cao nhưng cũng thể hiện được tinh thần đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn của các cấp quản lý địa phương. Có tới 92% NCT trả lời rằng chính quyền địa phương không hỗ trợ gì cả khi họ gặp khó khăn hằng ngày, điều này thật dễ hiểu, có lẽ nó chưa thuộc thẩm quyền của ủy ban nên họ không thể thực hiện phổ biến. Ở đây, đối với NCT họ rất cần sự quan tâm của các cấp chính quyền, đoàn thể, để họ vui, họ tự hào, họ cảm thấy cuộc sống này còn có rất nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quan tâm của các cấp chính quyền còn rất hạn chế, chỉ thực hiện ở một số trường hợp NCT có hoàn cảnh đặc biệt. Còn lại đại đa số NCT thì không nhận được sự quan tâm này. Cần có sự linh hoạt ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền để công tác trợ giúp NCT tại cộng đồng từ các cấp chính quyền được mạnh mẽ và có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp xã vĩnh ngọc, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa) 01 (Trang 82 - 84)