Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp xã vĩnh ngọc, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa) 01 (Trang 26 - 32)

Phương pháp phân tích tài liệu:

Sử dụng phương pháp Phân tích tài liệu nhằm thu thập các tài liệu một cách có hệ thống, lo gíc và thuận tiện trong việc vận dụng nghiên cứu.

Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu từ khi bắt đầu nghiên cứu cho đến kết thúc cuộc nghiên cứu. Tác đi phân tích các tài liệu của người đi trước nhằm tiếp thu những kinh nghiệm của họ vận dụng vào luận văn. Sử dụng những tài liệu làm thông tin cho đề tài của tác giả được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Ngoài ra, những tài liệu cần phân tích khi sử dụng phương pháp này còn bao gồm: Báo cáo về tình hình người cao tuổi trên địa bàn xã, các thông tin phỏng vấn được từ khách thể nghiên cứu, các kết quả thu được từ bảng điều tra khách thể nghiên cứu, những thông tin thông qua quan sát, vãng gia, thăm hỏi. Những thông tin này sẽ được phân tích, cụ thể hóa số liệu để chứng mình cho các luận điểm trong nghiên cứu.

Phương pháp này hết sức quan trọng trong nghiên cứu, việc thu thập số liệu chưa có tính quyết định, mà điều cốt lõi chính là các số liệu đó phản ánh điều gì. Chính việc phân tích tài liệu sẽ cung cấp những cơ sở và luận cứ khoa học cho nghiên cứu đang tiến hành.

Phương pháp phỏng vấn sâu:

Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm tập trung thu thập những thông tin đa chiều và sâu hơn về vấn đề nghiên cứu ở khách thể nghiên cứu, từ đó hiểu sâu hơn về bản chất của đối tượng được nghiên cứu nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Đề tài đã tiến hành 15 cuộc vấn sâu đối với người cao tuổi và chính quyền địa phương. Trước hết tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 người cao tuổi ( độ tuổi từ 60 tuổi trở lên) trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc. Trong đó, có 03 người từ độ tuổi 60- 70; 03 người từ độ tuổi 70-80; và 04 người từ độ tuổi trên 80. Các đối tượng phỏng vấn sâu sẽ có sự khác nhau về tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh sống, từ đó nhằm hiểu rõ hơn về bản chất của đối tượng được nghiên cứu , đồng thời phát huy những khía cạnh mới mẻ và sâu sắc về vấn đề nghiên cứu.

Sau đó, tác giả tiến hành phỏng vấn những người cán bộ nằm trong tổ chức hành chính của Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Ngọc. Bao gồm 5 người chủ chốt (01 Chủ tịch xã, 01 Phó chủ tích xã mảng văn hóa xã hội, 01 Chủ tịch hội NCT, 01 cán bộ chính sách, 01 Chi hội trưởng Hội NCT thôn Hòn Nghê 2). Như vậy, phiếu phỏng vấn sâu gồm 2 loại:

 Phiếu phỏng vấn sâu dành cho người cao tuổi ( Phụ lục 2, tr128)  Phiếu phỏng vấn sâu dành cho cán bộ quản lý ( Phụ lục 3, tr129)

Phỏng vấn sâu là phương pháp nghiên cứu quan trọng. Với phương pháp này, người nghiên cứu sẽ có được những thông tin chính xác, đa chiều từ chính phía khách thể nghiên cứu. Từ đó, để so sánh với những thông tin thu thập được từ các phương pháp khác để đưa ra các kết luận cho vấn đề nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp quan sát nhằm có được những thông tin mang tính trực quan, thực tế sinh động. Làm cho nghiên cứu có tính thực tế và độ chính xác cao hơn. Nhằm để thu thập thông tin liên quan đến những chiều cạnh khác nhau của đề tài trợ giúp xã hội đối với NCT như sự tham gia các mạng lưới xã hội, tính tích cực trong các sinh hoạt cộng đồng, các mối quan hệ của người cao tuổi tại cộng đồng.

Đề tài đã tiến hành quan sát 10 người cao tuổi được chọn làm đối tượng phỏng vấn, tức là vừa phỏng vấn vừa quan sát. Trong quá trình phỏng vấn người nghiên cứu quan sát thái độ, hành vi, cử chỉ, môi trường sống xung quanh đối tượng để tìm hiểu các đặc điểm riêng biệt từ NCT. Đặc biệt, tác giả quan sát thân chủ khi làm công tác xã hội cá nhân để thân chủ tự nguyên tham gia vào CLB, quan sát xem những thái độ, biểu hiện của thân chủ như thế nào trong quá trình nhân viên công tác xã hội tiếp cận thu thập thông tin.

Sau khi quan sát, tiến hành phân tích các thông tin thu được ứng dụng vào vấn đề nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp thảo luận nhóm:

Đề tài thực hiện 02 cuộc thảo luận nhóm đối với 02 nhóm đối tượng khác nhau. Cuộc thảo luận nhóm thứ nhất là đối với những người lãnh đạo và cán bộ làm công tác chính sách xã hội. Bao gồm: chủ tịch xã, chủ tịch hội người cao tuổi, cán bộ làm công tác chính sách, hội trưởng chi hội NCT các thôn. Cuộc thảo luận nhóm bàn về công tác trợ giúp và thực hiện các chính sách xã hội đối với NCT tại địa phương.

Cuộc thảo luận thứ hai là đối với những người cao tuổi bao gồm những NCT đứng đầu các chi hội NCT thôn, bao gồm 10 người của 10 thôn. Thảo luận về công tác trợ giúp của chính quyền, cộng đồng đối với NCT, thảo luận về mức độ hài lòng, quan điểm của NCT về công tác trợ giúp xã hội đối với họ.

Phương pháp trưng cầu ý kiến:

Người cao tuổi tại xã Vĩnh Ngọc theo báo cáo tình hình hoạt động của chủ tịch. Hội NCT xã thì có 1.259 người, trong đó có 354 NCT không tham gia vào Hội NCT xã. Những người cao tuổi ở đây theo quy định của Luật NCT là đều từ 60 tuổi

trở lên. Tuy nhiên, với tính chất và khả năng tiếp cận, đề tài đã thực hiện trưng cầu ý kiến với 120 người đại diện cho NCT xã Vĩnh Ngọc. Việc lựa chọn 120 người để trưng cầu ý kiến đảm bảo tính đại diện cho toàn thể NCT về các đặc điểm về độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập. Những đặc điểm của NCT trong mẫu nghiên cứu được tác giả khảo sát cụ thể như sau

Bảng 1.1. Độ tuổi của NCT trong mẫu nghiên cứu Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ (%) Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ (%) Từ 60 – 69 tuổi 34 28,3 Từ 70 -79 tuổi 48 40 Từ 80 tuổi trở lên 38 31,7 Tổng 120 100,0

Bảng 1.2. Tình trạng hôn nhân của NCT trong mẫu NC Tình trạng hôn nhân Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tình trạng hôn nhân Số lƣợng Tỷ lệ (%) Độc thân 5 4,2 Có vợ/chồng 75 62,5 Đã ly dị 6 5 Góa 34 28,3 Tổng 120 100,0

Bảng 1.3. Trình độ học vấn của NCT trong mẫu NC Trình độ học vấn Số lƣợng Tỷ lệ (%) Trình độ học vấn Số lƣợng Tỷ lệ (%) Chưa đi học 12 10 Chưa hết tiểu học 15 12,5 Tiểu học 21 17,5 Trung học cơ sở 48 40 Trung học phổ thông 11 9,2 Trung cấp nghề 7 5,8 Cao đẳng 3 2,5 Đại học 3 2,5 Tổng 120 100,0

Bảng 1.4. Nghề nghiệp của NCT trong mẫu NC Nghề nghiệp Giới tính Nghề nghiệp Giới tính Nam Nữ Tổng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 32 57,1 41 64,1 73 60,8 Bộ đội/công an 6 10,7 2 3,1 8 6,7 Cán bộ NN 10 17,9 5 7,8 15 12,5 Công nhân 7 12,5 6 9,4 13 10,8 Giáo viên 1 1,8 10 15,6 11 9,2 Tổng 56 100,0 64 100,0 120 100,0

Bảng 1.5. Thu nhập của NCT trong mẫu NC

Thu nhập Số lƣợng Tỷ lệ (%) Dưới 500.000 đồng 34 28,3 Từ 500.000 – 1 triệu 54 45 Từ 1 triệu – 2 triệu 21 17,5 Từ 2 triệu – 3 triệu 7 5,8 Trên 3 triệu 4 3,4 Tổng 120 100,0 Phương pháp xử lý số liệu:

Từ các phương pháp trưng cầu ý kiến từ NCT trong mẫu nghiên cứu, các thông tin định lượng thu được qua số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.

Phương pháp công tác xã hội cá nhân là phương pháp can thiệp để giúp một cá nhân thoát khỏi những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần; chữa trị, phục hồi sự vận hành các chức năng xã hội của họ; giúp họ tự nhận thức và giải quyết vấn đề xã hội bằng khả năng của chính mình.

Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp công tác xã hộ cá nhân nhằm giúp đỡ một thân chủ tham gia vào CLB dưỡng sinh một cách tự nguyện. Bằng các vai trò của nhân viên CTXH, bằng các kỹ năn của nhân viên CTXH, tác giả giúp cá nhân NCT hiểu rõ hơn về CLB dưỡng sinh, biết được tầm quan trọng của CLB dưỡng sinh. Từ đó, cá nhân NCT thay đổi nhận thức, suy nghĩ để tiếp cận với CLB dững sinh và dần dần Thân chủ tham gia vào CLB dưỡng sinh một cách tự nguyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp xã vĩnh ngọc, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa) 01 (Trang 26 - 32)