Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu nhu cầu mua sắm của khách quốc tế đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Nha Trang - Khánh Hòa (Trang 81)

Chỉ số Giá trị R2 0.774 R2 hiệu chỉnh 0.767 Kiểm định ANOVA - F - Sig. 110,295 0,000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy mô hình có R2 = 0,774 và R2 hiệu chỉnh = 0,767. Ta sử dụng R2 hiệu chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). R2

hiệu chỉnh = 0,767 nói lên độ thích hợp của mô hình là 0,767 hay nói cách khác 6 biến độc lập giải thích 76,7% sự biến thiên của biến “Quyết định mua sắm sản phẩm thủ công mỹ nghệ”.

Đại lượng thống kê F có giá trị bằng 110,295 với sig. = 0,000 điều này chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được, có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc “Quyết định mua sắm sản phẩm thủ công mỹ nghệ”.

Bảng 3.20 : Hệ số hồi quy của phƣơng trình

Biến

Hệ số hồi quy chƣa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy

chuẩn hóa Kiểm định

T-student Sig. Hệ số B Độ lệch chuẩn Hệ số Beta 1.Hệ số gốc 0.168 0,174 0,964 0,336 SP 0,143 0,037 0,165 3,869 0,000 GC 0,020 0,030 0,024 0,672 0,502 QCKM 0,213 0,044 0,250 4.827 0,000 TT 0,264 0,036 0,359 7,309 0,000 AHXH 0,179 0,035 0,205 5,126 0,000 DC 0,162 0,038 0,169 4,268 0,000

Qua kết quả trên cho thấy trong 6 biến độc lập đưa vào mô hình, chỉ có 5 biến là yếu tố sản phẩm, quảng cáo khuyến mãi, cảm nhận sự thuận tiện, ảnh hưởng xã hội và động cơ có tác động đến quyết định mua sắm sản phẩm thủ công mỹ nghệ của khách quốc tế tại Nha Trang – Khánh Hòa. Biến còn lại là giá cả không tác động đến quyết định mua sắm của khách quốc tế.

Mô hình hồi quy ước lượng chuẩn hóa như sau:

QD = 0,165SP + 0,250QCKM + 0,359TT + 0,205AHXH + 0,169DC

Tầm quan trọng của các biến trong mô hình được xác định thông qua hệ số tương quan riêng phần. Hệ số này đo lường khả năng giải thích biến thiên của biến phụ thuộc do ảnh hưởng của một biến độc lập. Kết quả phân tích hệ số tương quan riêng phần của các biến như sau: Yếu tố sản phẩm (0,165), quảng cáo khuyến mãi (0,250), cảm nhận sự thuận tiện (0,359), ảnh hưởng xã hội (0,205), động cơ (0,169). Như vậy, tầm quan trọng của các biến theo thứ tự giảm dần như sau: cảm nhận sự thuận tiện, quảng cáo khuyến mãi, ảnh hưởng xã hội, động cơ và yếu tố sản phẩm.

3.2.5.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy

Mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng trên các giả thuyết sau (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008):

(1)Có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập

(2)Các biến độc lập không có tương quan với nhau hay không có hiện tượng đa cộng tuyến

(3)Giả định phân phối chuẩn của phần dư (4)Giả định phương sai của sai số không đổi

(5)Giả định về tính độc lập của các phần dư (vì dữ liệu thu thập không phải là dữ liệu chuỗi, nên giả định này khó bị vi phạm)

Nếu các giả thuyết trên vi phạm, thì kết quả ước lượng sẽ không còn chính xác nữa. Kiểm tra sự vi phạm giả thuyết được thực hiện như sau:

- Mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập: kiểm tra thông qua phân tích hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả kiểm định cho thấy có mối liên hệ tuyến tính giữa các cặp biến này (xem kết quả

phân tích tương quan ở phần 3.6.1). Đồng thời thông qua đồ thị Scatter, các quan sát phân tán đều theo đường thẳng thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (phụ lục 6).

- Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến: Hệ số độ chấp nhận khá cao (Tolerance > 0,436), phương sai phóng đại của mỗi biến VIF < 10 chứng tỏ không vi phạm giả định đa cộng tuyến (phụ lục 5).

- Kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư: thông qua biểu đồ phân phối của phần dư và P – P plot cho thấy phần dư có phân phối chuẩn (phụ lục 6)

- Kiểm tra giả định phương sai của sai số không đổi, hay phần dư không tương quan với các biến độc lập trong mô hình. Nếu độ lớn của phần dư tăng hay giảm cùng với giá trị của biến phụ thuộc thì giả định này bị vi phạm. Qua đồ thị Scatter thể hiện mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và phần sư, ta thấy các quan sát phân tán ngẫu nhiên. Như vậy, phần dư và biến phụ thuộc không có mối liên hệ hay không có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi (phụ lục 6).

- Kiểm định giả thuyết về tính độc lập của phần dư: Kiểm định Durbin – Watson có giá trị 1,962 suy ra tương quan giữa các phần dư rất nhỏ r = 0,019 (d 2 (1- r)) (Carter Hill và cộng sự). Như vậy, giả định tương quan giữa phần dư không bị vi phạm (phụ lục 5).

Như vậy, các giả thuyết của phân tích hồi quy tuyến tính không bị vi phạm. Kết quả phân tích hồi quy là đáng tin cậy.

3.2.6. Kết luận nghiên cứu

Với 6 yếu tác động đến quyết định mua sắm sản phẩm thủ công mỹ nghệ của khách quốc tế đã được đề xuất trong chương 1, sau khi làm sạch dữ liệu và tiến hành thống kê mô tả mẫu tác giả tiến hành phân tích cronbach alpha, phân tích EFA, phân tích tương quan và hồi quy.

Kết quả phân tích cronbach alpha tất cả các biến đều đạt ý nghĩa và được tiếp tục sử dụng đưa vào phân tích nhân tố EFA ngoại trừ biến “Việc quảng cáo sản phẩm trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng thu hút tôi mua sản phẩm đó” (QCKM1).

Tiếp tục tiến hành phân tích nhân tố EFA với thang đo “Quyết định mua sắm sản phẩm thủ công mỹ nghệ” cả 4 biến đều đạt yêu cầu về độ giá trị và đưa vào tiến hành các phân tích tiếp theo. Với tổ hợp 34 biến độc lập, sau 4 lần phân tích nhân tố còn lại 28 biến và chia thành 6 nhóm nhân tố được trích tại eigenvalue là 1,029 và phương sai trích được là 61,903% với chỉ số KMO là 0,862.

Các biến được tiếp tục đưa vào phân tích tương quan và hồi quy. Với kết quả hồi quy chỉ còn 5 yếu tố tác động đến quyết định mua sắm sản phẩm thủ công mỹ nghệ của du khách bao gồm: Yếu tố sản phẩm, quảng cáo khuyến mãi, cảm nhận sự thuận tiện, ảnh hưởng xã hội và động cơ. Trong đó, yếu tố Cảm nhận sự thuận tiện tác động mạnh nhất đến quyết định mua sắm của du khách (0,359), kế đến là quảng cáo khuyến mãi (0,250), ảnh hưởng xã hội (0,205), động cơ (0,169) và yếu tố sản phẩm (0,165).

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY VÀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU MUA SẮM SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA

KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA

4.1. Định hƣớng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ nhu cầu của khách du lịch quốc tế tại Khánh Hòa

Trong xu thế toàn cầu hóa các mối quan hệ kinh tế như hiện nay, trong điều kiện nhiều nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm, khi nhu cầu của xã hội với các sản phẩm và dịch vụ du lịch ngày càng gia tăng về chất lượng cũng như tính đa dạng. Điều này vừa mang lại cơ hội hết sức to lớn vừa tạo ra không ít khó khăn, thách thức cho việc phát triển du lịch bền vững ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam. Vì thế, đối với tỉnh Khánh Hòa, không thể phát triển du lịch một cách bền vững nếu chỉ chủ yếu dựa vào một hoặc một vài giải pháp mang tính tức thời và đơn lẻ như (nâng cao chất lượng nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch) mà ngành du lịch và các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến vừa khai thác, bảo tồn và gìn giữ các sản phẩm du lịch vật thể và phi vật thể (trong đó có các ngành và sản phẩm thủ công mỹ nghệ). Thấy được tầm quan trọng đó, ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đã đưa ra những mục tiêu cụ thể để phát triển du lịch tỉnh nhà. Cụ thể, theo chương trình hành động ngành du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2012 – 2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành năm 2012 như sau:

- Hình thành các khu mua sắm chuyên phục vụ khách du lịch tại Trung tâm thương mại và khách sạn Hoàn Cầu, chợ Đầm và các trung tâm thương mại khác;

- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch Khánh Hòa;

- Tổ chức các cuộc thi sáng tác sản phẩm lưu niệm đặc thù phục vụ khách du lịch; - Khôi phục các làng nghề, nghề truyền thống của Khánh Hòa trên cơ sở đó phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ cho phát triển du lịch;

- Chủ động phát triển nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại địa phương (mành ốc, sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ dừa, sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ đà điểu, cá sấu…để đáp ứng đòi hỏi về đa dạng hóa các loại hình kinh doanh du lịch trên địa bàn Khánh Hòa trong thời gian tới;

- Đồng thời thu hút các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ các địa phương khác để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch trong và ngoài nước;

- Phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương có làng nghề truyền thống, các đơn vị sản xuất với các cơ sở kinh doanh lữ hành trong việc xây dựng các điểm đến sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch

4.2. Một số đề xuất

Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm sản phẩm thủ công mỹ nghệ của du khách quốc tế tại Nha Trang – Khánh Hòa, trong đó tác giả thấy rằng cường độ tác động của mỗi nhân tố đến quyết định mua sắm sản phẩm thủ công mỹ nghệ của khách quốc tế tại Nha Trang – Khánh Hòa là khác nhau và theo thứ tự giảm dần như sau: cảm nhận sự thuận tiện, quảng cáo khuyến mãi, ảnh hưởng xã hội, động cơ và yếu tố sản phẩm.

Dựa trên mức độ tác động của các nhân tố tác giả đưa ra một số đề xuất theo thứ tự ưu tiên cho các nhân tố tác động mạnh nhất đến yến dần nhằm góp phần vào định hướng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Nha Trang – Khánh Hòa.

4.2.1. Nắm bắt động cơ của khách hàng để thúc đẩy hành vi mua sắm của khách

quốc tế đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Nha Trang – Khánh Hòa

Động cơ đóng một vai trò quan trọng trong hành vi mua sắm của khách hàng. Do đó, việc đưa ra các giải pháp để nắm bắt động cơ của khách hàng, thúc đẩy hoạt động mua sắm là điều cần thiết.

- Phát triển hoạt động nghiên cứu marketing trong doanh nghiệp như đánh giá, phân tích thị trường, động cơ, tâm lý khách hàng…

- Nêu bật tính văn hóa, nghệ thuật trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ của doanh nghiệp khi giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Chỉ rõ những giá trị đặc sắc, sự tinh xảo của sản phẩm và đặc biệt là sự khác biệt của sản phẩm.

- Định giá sản phẩm phù hợp với chất lượng, mẫu mã. Bên cạnh đó, cần tạo nên những sản phẩm có tính năng như nhau nhưng với mức giá khác nhau để phù hợp hơn với nhiều đối tượng người tiêu dùng.

- Đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, sở thích và thị hiếu của mọi đối tượng khách hàng.

- Thực hiện các hoạt động giảm giá để thúc đẩy hành vi mua sắm của khách.

4.2.2. Nâng cao giá trị sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách quốc tế đối với sản

phẩm thủ công mỹ nghệ tại Nha Trang – Khánh Hòa

Khánh Hòa là một trung tâm du lịch lớn của cả nước nên cần rất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách. Tuy nhiên, hiện Khánh Hòa vẫn sản xuất quá ít các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Các cửa hàng mỹ nghệ, shop lưu niệm ở đường Trần Phú, chợ Đầm, khu “phố Tây” (Nha Trang) hầu như chỉ bán hàng ngoại tỉnh. Mặt hàng lưu niệm phổ biến có xuất xứ từ xứ Trầm Hương chỉ là tranh thêu và các đồ mỹ nghệ từ vỏ ốc. Khách du lịch nước ngoài rất thích mua các sản phẩm lưu niệm có xuất xứ từ chính nơi họ đến, nhất là những mặt hàng làm bằng tay, và theo Tổng cục Thống kê năm 2011 thì mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế khi đến Khánh Hòa chỉ bỏ ra 10,9 USD/ngày để mua sắm; trong khi con số tương ứng với khách đến Quảng Nam là 22,3 USD, Lâm Đồng 20 USD, Huế 18,7 USD, Đà Nẵng 14,3 USD… Theo những người làm du lịch, khách quốc tế đến Khánh Hòa chi tiêu mua sắm thấp là do Khánh Hòa quá thiếu những mặt hàng lưu niệm độc đáo. Những ai từng đi du lịch ở Quảng Nam đều nhận thấy, phố cổ Hội An có rất nhiều mặt hàng lưu niệm độc đáo như: đèn lồng, túi thêu, đồ mỹ nghệ bằng tre…; đặc biệt, Hội An rất phát triển dịch vụ may mặc nhanh để phục vụ du khách. Trong khi đó, Khánh Hòa tuy có hẳn một khu “phố Tây” nhưng lại chỉ mạnh về dịch vụ ăn uống, chứ không mạnh về mua sắm hàng hóa, quà lưu niệm. Vì vậy muốn thu hút khách và kích thích khả năng mua sắm sản phẩm thủ công mỹ nghệ của du khách quốc tế cần thực hiện các biện pháp sau:

- Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mang đậm nét văn hóa đặc trưng của địa phương.

- Đưa ra các ý tưởng và thực hiện các sản phẩm mới có nét độc đáo, khác biệt so với các địa phương khác.

- Hầu hết khách du lịch quốc tế khi mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Nha Trang – Khánh Hòa với mục đích làm lưu niệm hoặc làm quà tặng. Do đó mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm là yếu tố khá quan trọng quyết định đến việc lựa chọn sản phẩm của khách du lịch. Nhờ sự tinh xảo, đặc sắc của sản phẩm đã kích thích nhu cầu mua sắm của khách du lịch quốc tế, vì vậy cần phải cải tiến, đa dạng hóa mẫu mã của sản phẩm là không thể thiếu, tạo ra những sản phẩm đặc sắc đáp ứng thị hiếu của khách du lịch quốc tế.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm: chính là nâng cao chất liệu làm bên sản phẩm, luôn luôn lựa chọn kỹ các chất liệu tốt, đảm bảo tiêu chuẩn, thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, người nghệ nhân cần tâm huyết với nghề.

4.2.3. Tăng cƣờng các hoạt động quảng cáo khuyến mãi để thúc đẩy nhu cầu mua sắm của khách quốc tế đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Nha Trang – Khánh Hòa

Quảng cáo là một trong những hoạt động marketing hiệu quả để mang sản phẩm đến gần với khách hàng, giúp khách hàng có những thông tin cần thiết về sản phẩm. Vì vậy muốn tăng nhu cầu mua sắm của khách hàng thì quảng cáo sản phẩm là hoạt động không thể thiếu. Đồng thời việc quảng cáo thông tin đến đúng đối tượng sẽ giúp làm tăng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, hoạt động khuyến mãi cũng sẽ kích thích thêm nhu cầu mua sắm và quyết định mua sắm của du khách. Do đó, các doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:

- Đa dạng hóa hình thức quảng cáo như trên các báo, các tạp chí du lịch, brochure, internet…Trong giai đoạn hiện nay việc quảng cáo các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên các báo, tạp chí và internet là một điều kiện khá tốt vì báo, tạp chí, brochure và internet là một trong những phương tiện truyền tải thông tin nhanh và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu nhu cầu mua sắm của khách quốc tế đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Nha Trang - Khánh Hòa (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)