Hoạt động học và đặc điểm hoạt động học của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 32 - 34)

1.1 .Các quan điểm tiếp cận nghiên cứu vấn đề thích ứng trong tâm lý học

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.4. Hoạt động học và đặc điểm hoạt động học của sinh viên

1.2.4.1. Hoạt động học

Hoạt động của con ngƣời rất đa dạng và phong phú. Trong đó có thể nói rằng hoạt động học là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con ngƣời. Đây là quá trình nhận thức độc đáo của ngƣời học, giúp họ phát triển nhân cách toàn diện để thích ứng nhanh chóng với sự phát triển phức tạp của cuộc sống. Hoạt động học có các đặc điểm cơ bản sau đây:

- Hoạt động học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học, dƣới sự điều khiển sƣ phạm của thầy [25]

- Đối tƣợng của hoạt động học là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tƣơng ứng với tri thức đó, trong đó ngƣời học là chủ thể, khái niệm khoa học là đối tƣợng để chiếm lĩnh.

- Hoạt động học về bản chất là sự tiếp thu, xử lý thông tin chủ yếu bằng các thao tác trí tuệ dựa vào vốn sinh học và vốn đạt đƣợc của cá nhân, từ đó có đƣợc tri thức, kỹ năng, thái độ mới.

1.2.4.2. Đặc điểm về hoạt động học của sinh viên - Đặc điểm hoạt động học của sinh viên

+ Sinh viên học tập nhằm lĩnh hội các tri thức, hệ thống khái niệm khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách của ngƣời chuyên gia tƣơng lai. Hoạt động học tập của họ vừa gắn liền với hoạt động

nghiên cứu khoa học, vừa không thể tách rời hoạt động nghề nghiệp của ngƣời chuyên gia [28].

+ Hoạt động học của sinh viên diễn ra một cách có kế hoạch, có mục đích, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, hình thức tổ chức học tập và xây dựng thời gian cụ thể. Nội dung học tập có tính hệ thống, cơ bản, thống nhất và chuyên sâu.

+ Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập, tự chủ và sáng tạo cao. Điều rất quan trọng là sinh viên phải tìm ra phƣơng pháp học tập mới ở bậc Đại học. Phƣơng pháp đó phải phù hợp với những chuyên ngành khoa học mà họ theo đuổi.

- Cấu trúc hoạt động học của sinh viên bao gồm ba thành tố cơ bản: động cơ học, nhiệm vụ học và các hành động học:

+ Động cơ học của sinh viên: là nhu cầu học đƣợc sinh viên nhận thức và trở thành động lực thôi thúc học tiến hành hoạt động học. Động cơ học của họ đƣợc hình thành trong suốt quá trình học qua việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và lĩnh hội các phƣơng pháp học ở đại học. Hoạt động học bị chi phối bởi rất nhiều động cơ và các nhóm động cơ đó đều thúc đẩy sinh viên nhƣng không phải đồng đều mà tạo nên tình trạng thứ bậc các động cơ ƣu thế. Thứ bậc này không ổn định mà đƣợc biến đổi trong quá trình học tập của họ ở đại học.

+ Nhiệm vụ học của sinh viên: là hình thức cụ thể hóa mục đích học thành những công việc học tập cụ thể mà sinh viên phải thực hiện để có sản phẩm nhất định. Việc thực hiện các nhiệm vụ học giúp sinh viên chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng và kỹ xảo tƣơng ứng, tạo ra năng lực mới để hình thành nhân cách theo mục tiêu đào tạo.

+ Các hành động học của sinh viên: Để thực hiện nhiệm vụ học, sinh viên phải tiến hành các hoạt động học cơ bản: phân phối và sắp xếp thời gian học tập, chuẩn bị nghe giảng bài, nghe và ghi bài giảng, chuẩn bị và tiến hành xêmina, ôn tập…Các hành động này đƣợc hình thành trong chính quá trình học tập, khi đã hình thành nó lại trở thành công cụ, phƣơng tiện học tập giúp sinh viên nhanh chóng thích ứng với hoạt động học, góp phần nâng cao chất lƣợng học tập của sinh viên ở đại học.

Nhƣ vậy, có thể hiểu “Hoạt động học tập” là hoạt động trong đó diễn ra quá trình ngƣời học tích cực, tự giác chiếm lĩnh khái niệm khoa học dƣới sự điều khiển sƣ phạm của thầy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)