Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về trường ĐHKHXH&NV
Tháng 9/1995, trên nền tảng các ngành khoa học xã hội và nhân văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trƣờng ĐHKHXH&NV chính thức đƣợc thành lập và trở thành một thành viên của ĐHQGHN theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ. Đây là sự thay đổi có ý nghĩa bƣớc ngoặt, là bƣớc phát triển cao hơn của nhà trƣờng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nƣớc. Sứ mệnh của nhà truờng
đã đƣợc xác định: “Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có sứ mệnh đi
đầu trong sáng tạo, truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước”.
Trên cơ sở các khoa Văn học, Lịch sử, Ngôn ngữ, Triết học, nhà trƣờng tiếp tục thành lập một số khoa và bộ môn trực thuộc để đáp ứng nhu cầu phát triển của khoa học và xã hội: Khoa Báo chí và truyền thông, Khoa Đông phƣơng học, Khoa Quốc tế học, Khoa Du lịch học, Khoa Tâm lý học, Khoa Xã hội học, Khoa Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng, Khoa Thông tin- Thƣ viện, Khoa khoa học Quản lý, Khoa học chính trị, Khoa Xã hội học, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt và Bộ môn Nhân học
Thành tích về đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng đƣợc thể hiện thông qua các danh hiệu: Huân chƣơng Lao động hạng Nhất năm (1981), Huân chƣơng Độc lập hạng Nhất (2001), danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (2005), Huân chƣơng Hồ Chí Minh (2010); 10 nhà giáo đƣợc tặng Giải thƣởng Hồ Chí Minh và 16 nhà giáo đƣợc tặng Giải thƣởng Nhà nƣớc về khoa học, công nghệ; 25 nhà giáo đƣợc phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và 56 nhà giáo đƣợc phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ƣu tú.
Tiếp nối truyền thống và thành tích đáng tự hào đó, Trƣờng ĐHKXH&NV đang xây dựng trƣờng thành một đại học đứng đầu đất nƣớc về khoa học xã hội và nhân văn, ngang tầm với các đại học danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc; Tập trung xây dựng và phát triển một số ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế trên cơ sở quốc tế hoá các chƣơng
trình đào tạo, đẩy mạnh các hoạt động học thuật và mở rộng quan hệ hợp tác với các trƣờng đại học đẳng cấp cao ở khu vực và trên thế giới.
* Vài nét đánh giá về đào tạo theo tín chỉ tại Trƣờng ĐHKHXH&NV
Tháng 02/2006, Đảng ủy Nhà trƣờng đã ra nghị quyết thông qua “Lộ trình đào tạo tín chỉ ở Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đến nay việc thực hiện chuyển đổi để thể hiện đƣợc sự đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đào tạo tại Trƣờng. Nhà trƣờng đã trải qua 04 năm giai đoạn lần thứ nhất của quá trình chuyển đổi từ 2006 đến 2010 và giai đoạn 2011-2015 sẽ là giai đoạn thứ hai. Đây là giai đoạn chuyển đổi theo chiều sâu. Nhìn chặng đƣờng đã qua về đào tạo tín chỉ của Trƣờng, có thể khái quát những kết quả chủ yếu nhƣ sau:
-Đã nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên về yêu cầu và nhiệm vụ của đào tạo tín chỉ.
-Thực hiện thành công kế hoạch chuyển đổi đào tạo tín chỉ giai đoạn 2006- 2010 và đang triển khai giai đoạn 2011-2015
- Tạo bƣớc chuyển biến căn bản trong xây dựng chƣơng trình đào tạo, đề cƣơng môn học, tài liệu hƣớng dẫn học tập môn học, biên soạn giáo trình và kiểm tra –đánh giá.
-Đảm bảo đƣợc các điều kiện nâng cao khả năng thích ứng với đào tạo tín chỉ và chất lƣợng học tập sinh viên
-Chất lƣợng giảng dạy và học tập không ngừng nâng cao
-Công tác sinh viên bƣớc đầu bắt kịp với tiến trình chuyển đổi đào tạo, thực hiện tốt chính sách xã hội
Với quyết tâm của Nhà trƣờng cùng với sự ủng hộ và đầu tƣ mạnh mẽ của ĐHQGHN và nỗ lực của toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên, Trƣờng ĐHKHXH&NV đang xây dựng trƣờng thành một đại học đứng đầu đất nƣớc về khoa học xã hội và nhân văn, ngang tầm với các đại học danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc.
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu
2.1.2.1. Thời gian nghiên cứu
- Tháng 4/2011- 4/2012: hoàn thành phần lý luận và nội dung của đề tài - Tháng 4/2012: tiến hành nghiên cứu thực tiễn
- Tháng 4/2012: hoàn thành phần kết quả nghiên cứu - Tháng 4/2013: hoàn thành đề tài nghiên cứu.
2.1.2.2. Giai đoạn nghiên cứu lý luận
- Xây dựng hệ thống khái niệm làm công cụ nghiên cứu, cụ thể hoá dƣới các chỉ báo để có thể đo đƣợc trong thực tiễn, sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết làm cơ sở lý luận của việc nghiên cứu.
2.1.2.3. Giai đoạn khảo sát thực trạng
a/Giai đoạn khảo sát thăm dò
- Mục đích khảo sát thăm dò:
+ Hoàn thiện nội dung, hình thức của các bảng hỏi
+ Xác định những phƣơng pháp bổ trợ phục vụ cho mục đích nghiên cứu + Hình thành các phƣơng pháp xử lý kết quả nghiên cứu
- Quy trình thăm dò:
+ Sử dụng phƣơng pháp quan sát, lấy những thông tin để xây dựng bảng hỏi + Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn để làm rõ hơn những thông tin thu đƣợc từ các phƣơng pháp khác.
+ Lập phiếu điều tra mẫu (30- 50 phiếu)
b/Giai đoạn khảo sát thực trạng:
- Chọn mẫu nghiên cứu - Phân tích mẫu nghiên cứu
c/Tiến hành khảo sát:
- Thời gian khảo sát thăm dò: tháng 4- 5/2012 - Thời gian khảo sát thực trạng: 4-5/2012