Thích ứng ở mặt nhận thức với hoạt động học tập theo phương thức ĐTTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 46 - 56)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1. Thích ứng ở mặt nhận thức với hoạt động học tập theo phương thức ĐTTC

ĐTTC của sinh viên trường ĐHKHXH&NV

Nhận thức của sinh viên là quá trình cá nhân khám phá, tìm hiểu các đặc điểm và lĩnh hội quy luật của sự vật hiện tƣợng trong thế giới khách quan. Nếu khả năng nhận thức tốt, nhanh nhạy, phù hợp với quy luật khách quan thì sẽ giúp quá trình thích ứng với hoạt động học tập diễn ra nhanh chóng, dễ dàng. Ngƣợc lại, nếu khả năng nhận thức hạn chế thì sẽ là rào cản làm cá nhân nắm bắt vấn đề chậm hơn, không toàn diện và quá trình thích ứng khó khăn hơn. Để đánh giá mức độ thích ứng về mặt nhận thức của sinh viên với HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC chúng tôi đƣa đƣa ra 03 câu hỏi (câu 1; câu 2; câu 3). Kết quả cụ thể sẽ đƣợc chúng tôi phân tích cụ thể nhƣ sau:

3.1.1.1. Nhận thức của sinh viên về mức độ quan trọng của việc thích ứng đối với hoạt đông học tập theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ

Để tìm hiểu thực trạng thích ứng với hoạt động học tập trong ĐTTC của sinh

viên trƣờng ĐHKHXH&NV, trƣớc hết chúng tôi đƣa ra câu hỏi: “Đánh giá của các

bạn về mức độ quan trọng của việc thích ứng đối với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ ?” nhằm đánh giá sinh viên sự nhận thức tầm quan trọng và vai trò của sự thích ứng với hoạt động học tập theo phƣơng thức ĐTTC. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Biểu đồ 3.1: Mức độ đánh giá của sinh viên về vai trò của sự thích ứng với hoạt động học tập 41.3 45 11.3 2.3 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Không quan trọng

Mức độ đánh giá của sinh viên về vai trò của sự thích ứng với HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC

Tỷ lệ: %

Qua kết quả trên, ta thấy sinh viên trƣờng ĐHKHXH&NV đánh giá rất cao mức độ của sự thích ứng đối với hoạt động học tập theo phƣơng thức ĐTTC với ĐTB =3.253 (Mức độ rất quan trọng). Trong đó có 41.3% sinh viên lựa chọn ở mức “Rất quan trọng” và 45% lựa chọn ở mức “quan trọng”. Điều này chứng tỏ, sự thích ứng với hoạt động học tập đối với sinh viên có một ý nghĩa hết sức quan trọng. PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, nguyên Phó Hiệu trƣởng của trƣờng (nay là Phó Giám đốc ĐHQGHN) trong buổi lễ tổng kết 04 năm đào tạo tín chỉ tại trƣờng

ĐHKHXH&NV đã phát biểu khẳng định “thích ứng với hoạt động học tập trong

ĐTTC ở trường ta có một vị thế hết sức quan trọng, muốn nâng cao chất lượng học tập thì phải giúp cho sinh viên thích ứng tốt với nó”. Điều này cũng là ý kiến đƣợc rất nhiều bạn sinh viên ủng hộ. Trong cuộc phỏng vấn sâu, một số bạn đã cho biết

“Thích ứng tốt với hoạt động học tập giúp tôi chủ động hơn rất nhiều trong việc học tập, tôi có nhiều thời gian làm những công việc khác (Nguyễn Văn D, NT3,

BC), “giúp tôi học tốt và có kết quả cao…”(nhiều ý kiến). Tuy nhiên, vẫn có 11.3%

sinh viên đánh giá vai trò của thích ứng với HĐHT chỉ ở mức bình thƣờng và 2.3% sinh viên đánh giá là không quan trọng. Nhƣ vậy, phần lớn sinh viên đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của sự thích ứng với hoạt động học tập của mình.

3.1.1.2.Nhận thức của sinh viên về đặc điểm và mục đích của hoạt động học tập phƣơng thức đào tạo tín chỉ

Chúng tôi đƣa ra câu hỏi: “Theo các bạn, hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ đang triển khai tại Trường có những đặc điểm nào dưới đây

giống với suy nghĩ của bạn?” để tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về đặc điểm

hoạt động học tập theo phƣơng thức ĐTTC. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.2: Nhận thức của sinh viên về các đặc điểm hoạt động học tập theo phương thức ĐTTC STT Đặc điểm của đào tạo tín chỉ Mức độ nhận thức (Tỷ lệ %) NT1 NT3 ĐTB Rất đúng Đa phần đúng Đúng một phần Không đúng 1 1 92.7 4.0 3.3 0.0 3.95 3.83 3.96 2 2 15.0 28.3 33.0 23.7 2.68 2.01 2.35 3 3 34.7 46.7 15.3 3.3 2.93 3.32 3.13 4 4 29.0 37.3 28.7 5.0 2.75 3.05 2.90 5 5 28.3 40.7 16.7 14.3 2.60 3.06 2.83 6 6 78.0 20.7 1.3 0.0 3.64 3.89 3.77 7 7 92.7 7.3 0.0 0.0 3.89 3.96 3.93 8 8 22.3 55.7 15.0 7.0 2.84 3.03 3.27 9 9 81.7 10.7 4.7 3.0 3.63 3.79 3.71 ĐTB chung 3.21 3.33 3.32 Ghi chú:

1: Sinh viên được lựa chọn môn học thông qua đăng ký môn học

2: Sinh viên được cố vấn học tập hỗ trợ trong công tác học tập và đăng ký môn học 3: Sinh viên được chủ động thời gian học, có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời gian học 4: Sinh viên tự quản lý tiến trình học và kết quả học tập của bản thân

5: Thời gian lên lớp ít, sinh viên chủ yếu tự học 6: Sinh viên học theo các lớp môn học

7: Cách thức kiểm tra đánh giá bao gồm điểm thường xuyên, điểm giữa kỳ và điểm kết thúc môn học có quy định trọng số khác nhau

8: Quỹ thời gian rảnh nhiều, có thể làm các hoạt động khác ( hoạt động tình nguyện, làm thêm…) 9: Mỗi năm chia thành 02 học kỳ chính (mỗi học kỳ 15 tuần), mỗi tín chỉ là 15 giờ học

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng, sinh viên có mức độ nhận thức rất tốt về các đặc điểm của đào tạo tín chỉ, với ĐTB=3.32. Tuy nhiên, nếu nhìn theo

khóa học thì sinh viên NT3 có mức độ nhận thức tốt hơn so với NT1 (ĐTBNT3=3.32

(Mức độ nhận thức tốt)> ĐTBNT1=3.21 (Mức độ nhận thức khá)).

Trong các đặc điểm của đào tạo tín chỉ thì đại đa số sinh viên cho rằng đặc điểm của hoạt động học tập theo phƣơng thức ĐTTC có những đặc điểm nhƣ “Sinh

viên đƣợc lựa chọn môn học thông qua đăng ký môn học”, ĐTB=3.96, cao nhất 1/9, trong đó có 92.7% ý kiến trả lời “Rất đúng” và 4% ý kiến trả lời “đa phần đúng”, 3.3% ý kiến trả lời là “đúng một phần” và không có sinh viên nào cho rằng đặc điểm này không đúng với nhận thức của bản thân; “Cách thức kiểm tra đánh giá bao gồm điểm thƣờng xuyên; điểm giữa kỳ và điểm kết thúc môn học có quy định trọng số khác nhau”, ĐTB=3.93, xếp thứ 2/9, trong đó có 92.7% ý kiến trả lời “rất đúng”, 7.3% ý kiến trả lời “Đa phần dùng”; tiếp theo là “Sinh viên học theo các lớp môn học”, ĐTB=3.77, trong đó có 78% sinh viên lựa chọn “rất đúng”, 20% là “đa phần đúng”, 1.3% là đúng một phần; “Mỗi năm chia thành 02 học kỳ chính (mỗi học kỳ 15 tuần), mỗi tín chỉ là 15 giờ học”, ĐTB =3.71, xếp thứ 4/9, trong đó tỷ lệ trả lời “rất đúng” chiếm tỷ lệ đại đa số, chiếm 81.7%, “đa phần đúng” là 10.7%. Đây là những đặc điểm hết sức cơ bản và thiết yếu của đào tạo tín chỉ về mặt tổ chức đào tạo. Việc nhận thức đƣợc các đặc điểm của cách thức đào tạo mới sẽ giúp sinh viên hình dung đƣợc những hoạt động cần thiết khi theo học tại Trƣờng. Điều này cũng đƣợc Nhà trƣờng hết sức lƣu tâm trong việc trang bị những kiến thức cần thiết cho sinh viên về đặc điểm của HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC. Mỗi sinh viên khi vào trƣờng đã đƣợc Nhà trƣờng phổ biến các quy chế cần thiết về ĐTTC vào đầu mỗi học kỳ thông qua các buổi sinh hoạt chính trị, phổ biến quy chế, đồng thời, sinh viên có thể tham khảo các nội dung trên qua cuốn “Sổ tay sinh viên” đƣợc Nhà trƣờng cung cấp.

Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, mức độ nhận thức sự nhận thức về các đặc điểm của ĐTTC ở sinh viên có sự tăng dần từ NT1 đến NT3 trong đó nhiều đặc điểm sự khác biệt rõ ràng giữa NT1 với NT3 nhƣ “Sinh viên đƣợc chủ động thời gian học, có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời gian học” (tƣơng quan ĐTB là

ĐTBNT3=3.32 (Mức độ nhận thức tốt)> ĐTBNT1=2.93 (Mức độ nhận thức khá));

“Thời gian lên lớp ít, sinh viên chủ yếu tự học” (ĐTBNT3=3.06 > ĐTBNT1=2.60);

“Sinh viên tự quản lý tiến trình học và kết quả học tập của bản thân” (ĐTBNT3=3.05

> ĐTBNT1=2.75); “Quỹ thời gian rảnh nhiều, có thể làm các hoạt động khác (hoạt

động tình nguyện, làm thêm…)” (ĐTBNT3=3.03 > ĐTBNT1=2.84). Đây cũng là

những đặc điểm thể hiện tính linh hoạt, mềm dẻo và chủ động của đào tạo tín chỉ. Vì vậy, các bạn sinh viên NT3 khi đã có thời gian dài học tại trƣờng sẽ nhận thức rõ

đƣợc điều này trong khi các bạn sinh viên NT1 còn nhiều bỡ ngỡ với môi trƣờng mới và vẫn quen với lịch trình học tập cố định và cách quản lý học tập nhƣ bậc học phổ thông.

Có một số liệu mà chúng tôi cũng rất lƣu tâm khi chỉ duy nhất một phƣơng án mà mức độ nhận thức của sinh viên NT1 cao hơn hẳn sinh viên NT3 “Sinh viên đƣợc cố vấn học tập hỗ trợ trong công tác học tập và đăng ký môn học”

ĐTBNT1=2.68 (Mức độ nhận thức khá)> ĐTBNT1=2.01 (Mức độ nhận thức trung

bình)) và đây là phƣơng án mà sinh viên lựa chọn thấp thứ 1 trong các đặc điểm khi đƣợc hỏi , ĐTB=2.35 (mức độ nhận thức trung bình). Đây thực sự là con số rất đáng phải đặt câu hỏi khi mà công tác cố vấn học tập trong mô hình đào tạo tín chỉ đƣợc đánh giá có một vai trò hết sức quan trọng trong việc trợ giúp học tập của sinh viên. Để tìm hiểu sâu hơn vấn đề này, chúng tôi có hỏi các bạn sinh viên NT3 thì các bạn

cho biết “Khi chúng em mới vào trường thì cũng được cố vấn học tập em quan tâm

hướng dẫn nhiều vấn đề lắm, nhưng sau này, do các thầy cô cũng bận rộn nên nhiều khi chúng em hỏi không biết cô ở đâu. Mà nếu có hỏi được thì được trả lời là hỏi phòng Đào tạo thôi ạ, nên… bọn em cứ hỏi Phòng Đào tạo luôn cho nhanh”

(Đinh Yến C, Sinh viên NT 3, TT-TV); “Em cũng không nhớ rõ cô cố vấn học tập

là ai nữa”; trong khi các bạn sinh viên NT1 vẫn đƣợc cố vấn học tập quan tâm, đồng thời nhiều bạn sinh viên NT1 vẫn quan niệm cố vấn học tập cũng giống nhƣ

giáo viên chủ nhiệm ở bậc học trung học phổ thông, “ Hồi học cấp ba, có vấn đề gì

thì bọn em đều hỏi cô giáo chủ nhiệm của mình và mọi việc đều thông qua cô chủ nhiệm hết nên em nghĩ cô cố vấn học tập cũng giống như giáo viên chủ nhiệm thôi

ạ”. Thực tiễn mà Trƣờng ĐHKHXH&NV đang coi là bài toán chƣa có lời giải đó là

đƣa ra mô hình và cách thức hoạt động phù hợp cho cố vấn học tập. Đã có nhiều hội nghị, diễn đàn, hội thi “Nghiệp vụ cố vấn học tập”…nhằm đánh giá thực trạng, tập huấn nghiệp vụ, đƣa ra những mô hình cố vấn học tập, nhƣng công tác cố vấn học tập vẫn “chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn của đào tạo tại Trƣờng mặc dù trƣờng đã đào tạo theo tín chỉ đƣợc 5 năm” ( Cố vấn học tập C, khoa TR). Trong nhiều hội nghị đào tạo các khoa cũng đã có ý kiến nên chăng bỏ công tác cố vấn học tập này? Điều này chúng tôi xin bỏ ngỏ và không đề cập thêm để Nhà trƣờng tiếp tục nghiên cứu để tìm ra hƣớng đi phù hợp cho một đội ngũ hết sức quan trọng đối

với HĐHT của sinh viên đặc biệt trong cách thức đào tạo theo tín chỉ.

Từ những kết quả trên, chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn sinh viên đã nhận thức đầy đủ về đặc điểm của mô hình tổ chức học tập theo phƣơng thức ĐTTC đang đƣợc tổ chức tại trƣờng ĐHKHXH&NV, trong đó sinh viên NT3 có nhận thức tƣơng đối đầy đủ và rõ hơn những đặc điểm mang tính linh hoạt, chủ động của HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC hơn so với sinh viên NT1.

Bên cạnh việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên trƣờng ĐHKHXH&NV về

các đặc điểm của đào tạo tín chỉ, chúng tôi đã hỏi các bạn sinh viên “Theo các bạn,

mục đích của việc tổ chức hoạt động học tập theo phương thức ĐTTC ở trường ta có những điểm gì phù hợp với suy nghĩ của bạn ?”. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.3: Nhận thức của sinh viên về mục đích của hoạt động học tập theo

phương thức ĐTTC

STT Đặc điểm của đào tạo

tín chỉ Mức độ nhận thức NT1 NT3 ĐTB Rất đúng Đa phần đúng Đúng một phần Không đúng 1

Nâng cao chất lƣợng dạy và học trong môi trƣờng

đại học 37.3 29.0 29.3 4.3 3.21 2.77 2.99

2

Giúp sinh viên có kiến thức và kỹ năng cho công việc sau khi ra trƣờng

20.7 36.3 29.0 14.0 2.68 2.59 2.64

3

Tăng cƣờng tính chủ động, sáng tạo cho sinh viên trong HĐHT

36.3 29.3 29.7 4.7 2.93 3.01 2.97

4

Giúp sinh viên hình thành các kỹ năng trong đó đặc biệt là kỹ năng học tập

18.7 37.3 28.7 15.3 2.75 2.43 2.59

5

Giúp sinh viên tự xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện sống và năng lực của bản thân

21.7 40.7 16.7 21.0 2.60 2.66 2.63

ĐTB chung 2.84 2.69 2.77

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, mức độ sinh viên nhận thức về mục đích của HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC ở mức độ Khá. Đồng thời, chúng ta có nhận thấy ngay rằng phần lớn các bạn sinh viên đều nhận thức các mục đích của HĐHT

theo phƣơng thức ĐTTC đang đƣợc tổ chức tại trƣờng ĐHKHXH&NV, trong đó mục đích “Nâng cao chất lƣợng dạy và học trong môi trƣờng đại học”, có ĐTB =2.99, cao nhất 1/9, trong đó có 37.3% tỷ lệ phƣơng án “rất đúng” và 29% là “đa phần đúng”. Kết quả này cho ta thấy, sinh viên đánh giá cao vai trò của việc tổ chức HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC tại Nhà trƣờng trong việc nâng cao chất lƣợng dạy và học. Theo chúng tôi, đây không chỉ là sự đánh giá mà còn là sự kỳ vọng rất lớn của sinh viên ở trong đó. Điều này đòi hỏi Nhà trƣờng phải thực sự chú trọng việc nâng cao và đổi mới phƣơng pháp dạy và học nhằm đáp ứng sự đánh giá và kỳ vọng rất lớn này từ phía sinh viên.

Phƣơng án “Tăng cƣờng tính chủ động, sáng tạo cho sinh viên trong hoạt động học tập” có ĐTB =2.97, xếp ở vị trí thứ 2, với tỷ lệ là 65.6% sinh viên có suy nghĩ “rất đúng” “đa phần đúng” với mục đích của HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC. Đây là một trong những đặc điểm ƣu thế nhất mà ĐTTC sẽ mang tới cho ngƣời học. Đây cũng là mục tiêu hƣớng đến của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này, đó chính là tìm hiểu sự chủ động, sáng tạo của sinh viên nhƣ thế nào trong quá trình học tập theo phƣơng thức ĐTTC.

Trong suốt quá trình học tập và trong cuộc sống thì kỹ năng có một vài trò và vị thế hết sức quan trọng trong việc giúp sinh viên vận dụng đƣợc hết những năng lực để có thể lĩnh hội, chiếm lĩnh cũng nhƣ ứng dụng nó vào thực tiễn cuộc sống. Chính vì nhận thức đƣợc điều này mà sinh viên cho rằng mục đích của HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC tại trƣờng sẽ “Giúp sinh viên có kiến thức và kỹ năng cho công việc sau khi ra trƣờng”, ĐTB =2.64, trong đó có 20.7% ý kiến trả lời “rất đúng” và 36.3% trả lời “đa phần đúng” với suy nghĩ của bản thân mình; “Giúp sinh viên hình thành các kỹ năng trong đó đặc biệt là kỹ năng học tập”, ĐTB =2.59 và cũng có tỷ lệ 56% sinh viên có suy nghĩ “rất đúng” và “đa phần đúng” với mục đích của HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC mang lại

Mục đích “Giúp sinh viên tự xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện sống và năng lực của bản thân” có ĐTB =2.63, trong đó có 21.7% sinh viên có nhận thức “rất đúng” và 40.7% sinh viên có nhận thức “đa phần đúng” với mục đích phƣơng thức ĐTTC mang lại. Đây là một tỷ lệ không thấp nhƣng thấp hơn so với sự mong đợi của chúng tôi. Khi tổ chức HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC thì sự

xáo trộn rất lớn về thời gian học, thời gian lên lớp cũng nhƣ các hoạt động khác (khác biệt hẳn với đào tạo niên chế trƣớc kia và việc tổ chức học tập ở các bậc học phổ thông) đòi hỏi sinh viên phải xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với sự thay đổi đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)