CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ LÀNG GỐM PHÙ LÃNG
2.3. Doanh thu từ dịch vụ du lịch
Doanh thu du lịch bao gồm tất cả các khoản thu từ khách du lịch như vận chuyển, lưu trú, ăn uống… Trong những năm qua, doanh thu chưa được thống kê một cách đầy đủ bởi hoạt động kinh doanh phân tán. Một số dịch vụ du lịch như các dịch vụ bán hàng tại điểm du lịch và từ ngành khác được hưởng từ khách du lịch như bưu chính viễn thông, thương mại hàng hóa lại mang tính chất theo mùa. Đồng thời, do đặc điểm của hoạt động thu hút du khách nước ngoài là phân tán với nhiều loại dịch vụ như: lưu trú và ăn uống, vận chuyển du lịch, mua sắm hàng hóa lưu niệm,… nên việc thống kê chính xác doanh thu từ hoạt động này là khó khăn. Doanh thu du lịch được phản ánh trong báo cáo thống kê chưa phản ánh đúng thực tế tốc độ phát triển.
Bảng 2.5. Bảng doanh thu từ dịch vụ du lịch tỉnh Bắc Ninh từ 2004 - 2008
Năm Doanh thu (tỷ đồng) 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu du lịch 40.023 46.869 55.087 66.088,53 81.505 Lưu trú 7,810 11,372 16,308 33.771,538 40.538,26 Ăn uống 21,528 21,124 22,759 15.480,877 25.676,64 Vận chuyển khách 2,612 3,034 4,368 9.540,030 7.953,84 Lữ hành 0,256 0,25 0 0 0 Mua sắm 2,075 1,084 2,491 901,850 15
Vui chơi giải trí 0,129 0,59 0,769 0 0
Bảng thống kê cho thấy doanh thu du lịch Bắc Ninh chưa cao, chưa thực sự đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu chung của tỉnh. Doanh thu từ dịch vụ lữ hành và vui chơi giải trí hầu như không có. Doanh thu từ các dịch vụ khác còn lại cũng không đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh thu từ du lịch làng nghề, cụ thể làng làng gốm Phù Lãng chưa đạt kết quả.
Tuy nhiên, làng nghề phát triển đã giải quyết vấn đề việc làm, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đã có khoảng 35% số hộ giàu có, có thu nhập cao và ổn định, hơn 60% hộ có đời sống khá. Làng nghề phát triển góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, đồng thời nó còn góp phần lưu giữ và bảo vệ nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Hiện nay, làng gốm Phù Lãng đã trở thành một trong những điểm “du lịch làng nghề” có tiếng của Bắc Ninh, đang từng bước phát triển và trở thành cầu nối văn hoá giữa các vùng miền của đất nước, giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Không ít lô hàng, sản phẩm đơn lẻ đã được khách trong nước và khách quốc tế đặt mua hoặc đặt hàng chất lượng cao để xuất khẩu ra nước ngoài, đem lại nguồn lợi hàng năm nhiều tỷ đồng. Hàng chục cơ sở đã liên tục hoạt động, thu hút hàng trăm lao động vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ dân trước đây từng gặp khó khăn bây giờ lại ăn nên làm ra, kinh tế gia đình khá lên rõ rệt.
Bảng 2.6. Bảng doanh thu từ sản phẩm gốm Phù Lãng 2005 - 2010 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu (tỷ đồng) 13 16,9 14,95 15,6 18,8 19,6 (Nguồn: UBND xã Phù Lãng)
Biểu đồ doanh thu từ gốm Phù Lãng 2005 - 2010 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2005 2006 2007 2008 2009 2010 East
Tiểu kết chương 2
Làng gốm Phù Lãng là điểm du lịch làng nghề của Bắc Ninh với nhiều tài nguyên du lịch phong phú. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên của một làng quê trung du Bắc Bộ với núi non, sông nƣớc hữu tình, có sản phẩm gốm mang giá trị lịch sử nhân văn ngàn năm của dân tộc, có những phong tục tập quán riêng biệt đặc trƣng của ngƣời dân làng gốm… đã hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Nhiều sản phẩm gốm mới đã ra đời từ những bàn tay khéo léo cần mẫn, từ tình yêu, niềm say mê của những tâm hồn nghệ sỹ đối với tinh hoa của dân tộc đã từng bƣớc dẫn gốm Phù Lãng đến với du khách. Khách du lịch đến Phù Lãng trong những năm gần đây đã có sự tăng trƣởng đáng kể, đem lại cho ngƣời dân Phù Lãng một cuộc sống mới đầy đủ, đầm ấm hơn… Tuy nhiên, với thực trạng du lịch nhƣ hiện nay, gốm Phù Lãng vẫn chƣa thể trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách. Hệ thống cơ sở vật chất cũng nhƣ các dịch vụ phục vụ du lịch khác đều chƣa có sự đầu tƣ và chƣa có quy mô, tổ chức. Phát triển du lịch làng gốm hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát, tự cá nhân mạnh ai nấy làm mà chƣa có tổ chức chính quyền nào đứng ra đảm nhận. Chính điều đó đã trở thành vật cản của hành trình phát triển du lịch gốm Phù Lãng. Phân tích những hiện trạng của làng gốm Phù Lãng trên cả hai phƣơng diện: tiềm năng phát triển của tài nguyên và những yếu kém của hệ thống cơ sở vật chất, quản lý, dịch vụ du lịch là nền tảng thực tế để chúng ta có thể tìm ra phƣơng hƣớng phát triển du lịch làng nghề phù hợp và đúng đắn nhất.
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG GỐM PHÙ LÃNG
Du lịch làng nghề truyền thống hiện đang là một hướng phát triển du lịch ở rất nhiều quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Malaixia, Pháp, Đức, Nga…. Thái Lan đã xúc tiến mô hình du lịch “Mỗi làng nghề một sản phẩm” áp dụng thành công trong hơn 20 năm qua. Tinh thần chủ đạo của mô hình này là “phát triển các sản phẩm trong tương lai có chất lượng văn hóa và đặc trưng của từng địa phương, những nét đặc trưng này góp phần phát huy bản sắc riêng của các cộng đồng”. Trong khuôn khổ hội thảo về du lịch làng nghề truyền thống được tổ chức ngày 22 – 23/9/2006, tiến sĩ Iihamy Elias – chủ tịch hiệp hội làng nghề Inddonenessia đã khẳng định: “Du lịch làng nghề là một cách học. Du khách sẽ không chỉ học được cách thức làm ra các sản phẩm truyền thống mà còn hiểu được những câu chuyện văn hóa đằng sau mỗi sản phẩm. Đó là một cách học độc đáo và sinh động”. Nước ta hiện nay cũng có nhiều làng nghề khẳng định được vị trí của mình trên thị trường du lịch như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng thêu Quất Động… Đứng trước xu thế đó, Sở Du lịch Bắc Ninh đã có những biện pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh những năm 2005 – 2010 theo hướng phát triển tham quan di tích, và làng nghề truyền thống. Hướng phát triển đó phải được đặt trong mối liên hệ với vùng du lịch Bắc Bộ, trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận cũng như trong mối liên kết chặt chẽ với các địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Giang, Hà Tây, Hải Phòng…. Trong đó, du lịch Hà Nội là thị trường trọng điểm và là trọng tâm phát triển của du lịch Bắc Ninh.
Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hóa độc đáo của từng địa
phương. Đã có không ít các cuộc hội thảo, hội nghị trong nước bàn về vấn đề này. Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch tỉnh cũng đã có những cuộc hội thảo khoa học bàn về vấn đề phát triển du lịch làng nghề cho Bắc Ninh. Những cuộc hội thảo đó mới dừng lại ở tầng vĩ mô, nhìn nhận, đánh giá và đưa ra phương hướng phát triển du lịch cho toàn ngành du lịch làng nghề Bắc Ninh nói chung. Các giải pháp đưa ra được áp dụng cho tất cả các làng nghề truyền thống trên địa bàn của tỉnh. Du lịch của mỗi làng nghề không thể nằm độc lập một mình. Nó phải nằm trong tổng thể quy hoạch du lịch của cả vùng, nhưng mỗi làng nghề lại có đặc điểm riêng. Bởi vậy nó cần có những phương hướng phát triển chuyên biệt, cụ thể dựa vào lợi thế và tiềm năng chính làng nghề đó. Trong luận văn này, tác giả trình bày một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch tại làng gốm Phù Lãng một cách hiệu quả và khả thi hơn.
3.1. Những giải pháp trƣớc mắt
3.1.1. Tăng cường số lượng du khách đến Phù Lãng.
Như đã phân tích ở những phần trước, thị trường du lịch Bắc Ninh cũng như thị trường du lịch Phù Lãng vẫn chưa hoàn toàn phát huy hết được tiềm năng vốn có của mình. Vì vậy, trong giai đoạn hiện tại, tiếp tục triển khai biện pháp kích cầu, xây dựng chương trình du lịch giảm giá nhưng đảm bảo chất lượng trên cơ sở liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và doanh nghiệp du lịch là việc làm hết sức cần thiết nhằm khắc phục khó khăn và đưa thị trường du lịch Bắc Ninh nói chung, thị trường du lịch Phù Lãng nói riêng tiếp tục phát triển về cả số lượng cũng như doanh thu, du khách.
Hiện nay các tour du lịch đến tham quan Phù Lãng rất ít. Khách du lịch ngày càng có xu hướng muốn tham quan các làng nghề. Họ cũng đã được tham gia các tour đến làng tranh Đông Hồ, làng đồng Đại Bái… nhưng đến làng gốm Phù Lãng thì lượng khách lại ít. Nguyên nhân chính bởi các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch chưa đưa Phù lãng vào hành trình tour của mình. Bởi vậy muốn thu hút khách du lịch đến với Phù Lãng thì cần có sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý và cụ thể là các doanh nghiệp du lịch. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch (các công ty lữ hành, các khách sạn và cơ sở lưu trú, các dịch vụ vận chuyển khách,…) cần phải liên kết với nhau để cùng đưa ra những chính sách khuyến mại, giảm giá hấp dẫn, kèm theo chất lượng dịch vụ tốt hơn trước, nhằm kích thích nhu cầu du lịch của khách quốc tế và khách nội địa. Công ty du lịch có thể tổ chức các tour Hạ Long – Hà Nội có kèm theo tham quan làng gốm Phù Lãng với giá cả không thay đổi. Các tour du lịch làng nghề Bắc Ninh đang thực hiện có điều kiện giao thông thuận lợi, có thể bổ sung thêm điểm tham quan tại Phù Lãng với giá cả không thay đổi hoặc có thể cao hơn một chút. Đồng thời ngay bản thân Phù Lãng cũng phải có nhiều chiến dịch khuyếc trương, quảng bá hình ảnh Phù Lãng và có ưu đãi đối với các đơn vị lữ hành, công ty du lịch, những đơn vị trực tiếp đưa khách đến làng nghề. Như vậy du khách sẽ được đến thăm Phù Lãng với một chi phí không cao so với tour thông thường. Họ lại nhận được thêm tri thức về một loại hình du lịch làng nghề đặc trưng của miền đồng bằng Bắc Bộ, hơn nữa đó lại là một làng nghề hấp dẫn, các sản phẩm mang tính khác biệt so với các sản phẩm gốm thông thường trên thị trường. Điều đó sẽ làm du khách thấy hài lòng và thú vị.
3.1.2. Xây dựng Phù Lãng là điểm đến và điểm kết hợp dừng chân.
Phù Lãng có nhiều tài nguyên để phát triển du lịch và đang cần những chiến lược quy hoạch để biến nơi đây thành điểm đến hấp dẫn với đầy đủ các dịch vụ như tham quan, vui chơi giải trí, ăn uống, lưu trú, bãi đỗ xe…và có thể lưu giữ khách du lịch ở lại trong thời gian dài hơn mà không phải là vài tiếng như hiện nay.
Phù Lãng nằm giữa Hà Nội và Hạ Long trên quốc lộ 18 sẽ là một sự kết hợp tuyệt vời nếu Phù Lãng thành điểm dừng chân mới thay cho điểm dừng chân ở Hải Dương như hiện nay. Hạ Long là điểm đến du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua của du khách nước ngoài mỗi khi đến Việt Nam. Sau khi tham quan Hạ Long về, nếu du khách ghé thăm làng gốm Phù Lãng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với tour Hạ Long thông thường. Tour du lịch đó sẽ tạo ra nét độc đáo, góp phần làm mới tour du lịch Hạ Long đang trở thành lối mòn và đơn điệu, nhàm chán đối với cả du khách lẫn hướng dẫn viên. Tạo ra được tour du lịch như vậy sẽ đem lại lợi ích cho nhà tổ chức, địa phương và du khách. Với nhà tổ chức tour thì điểm dừng chân tại Phù Lãng vừa giảm được tính quá tải vào mùa cao điểm, vừa đem lại nhiều lợi ích cho du khách, tạo được uy tín của công ty. Du khách hưởng lợi khi được thăm một làng nghề truyền thống đầy hấp dẫn, với cảm giác mới lạ trên hành trình mà lại không phải mất thêm chi phí phát sinh nào. Còn với làng gốm Phù Lãng thì đây chính là cơ hội tốt để quảng bá trực tiếp gốm tới bạn bè thế giới và phát triển Phù Lãng thành một điểm du lịch lý tưởng trong tương lai gần.
3.1.3. Quảng bá xúc tiến du lịch tại Phù Lãng
Để phát triển du lịch, làng gốm Phù Lãng cần nhận được sự hỗ trợ của ngành du lịch Việt Nam nói chung và Sở Du lịch Bắc Ninh nói riêng. Nhà nước và chính quyền nên có những chính sách kết hợp đồng bộ giúp du lịch làng gốm Phù Lãng thu hút được du khách quốc tế. Thu hút khách du lịch quốc tế thì công tác quảng bá xúc tiến du lịch cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu đặt ra trước mắt. Cụ thể, để hoạt động này đạt hiệu quả cao thì công tác xúc tiến cần tập trung vào những vấn đề sau đây:
- Nhà nước nên tăng thêm ngân sách cho các hoạt động xúc tiến du lịch, quảng bá tại các thị trường mục tiêu để đẩy mạnh tính chất rầm rộ của các chương trình quảng bá, cung cấp tốt hơn thông tin tới du khách.
- Hoạt động quảng bá, xúc tiến của du lịch phải được chuyên nghiệp hóa và đầu tư mạnh trong nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm. Việc lựa chọn thị trường và tổ chức sự kiện xúc tiến của chúng ta từ trước tới nay còn nhiều hạn chế, thiếu chuyên nghiệp. Các chiến dịch quảng bá du lịch ở những thị trường trọng điểm, có khả năng chi tiêu cao chưa thường xuyên và không gây được ấn tượng. Cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ hơn nhu cầu thị trường bên ngoài, thị hiếu của khách quốc tế trên thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu về sản phẩm và dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó thị trường khách du lịch nội địa cũng cần được chú trọng hơn. Từ đó có cách quản lý và phục vụ riêng cho phù hợp với từng loại khách du lịch, nhằm hạn chế tình trạng khách du lịch nước ngoài chỉ đến duy nhất một lần và không bao giờ quay trở lại.
- Đối với khách du lịch nội địa, họ có mục đích chủ yếu là tham quan những sản phẩm mới lạ mà ở vùng mình sinh sống không có hoặc không sản xuất ra. Chính vì thế, với đối tượng này, việc quảng bá chất lượng, mẫu mã, hình dáng và giá thành của sản phẩm, đồng thời làm rõ quá trình sản xuất những sản phẩm đó là việc cần thiết.
- Đối với du khách quốc tế, để du lịch làng gốm Phù Lãng phát triển cần tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin như website, du lịch làng nghề cần kết hợp với du lịch tâm linh và du lịch văn hóa vùng miền.
- Du lịch làng nghề, đặc biệt là du lịch làng gốm Phù Lãng mới được khai thác như một nguồn tài nguyên du lịch của đất nước ta. Thị phần của du lịch làng nghề còn chiếm rất ít các sản phẩm du lịch. Khách du lịch quốc tế, thậm chí cả khách du lịch trong nước chưa biết về du lịch làng nghề. Du khách thường chỉ biết đến làng nghề với tư cách là một đơn vị kinh tế nhỏ và đặc trưng của đất nước mà chưa biết đến loại hình du lịch văn hóa đặc biệt
này. Công ty lữ hành ngoại tỉnh, đặc biệt là các doanh nghiệp ở thủ đô Hà Nội