PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG, GIA ĐÌNH, THƢ VIỆN VÀ CÁC TỔ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố hải dương (Trang 97 - 101)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của Luận văn

3.3. PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG, GIA ĐÌNH, THƢ VIỆN VÀ CÁC TỔ

CHỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC VĂN HÓA ĐỌC CHO CÁC EM

3.3.1. Phối hợp giữa thƣ viện trƣờng học và các thƣ viện thiếu nhi

Nhằm bổ trợ kiến thức học tập cho các em, hàng năm vào đầu năm học cần giới thiệu về Thƣ viện thiếu nhi thành phố và phát triển bạn đọc tại trƣờng học, giúp các em hiểu thêm về thƣ viện và hình thành nhu cầu đọc sách cho các em.

Thƣ viện thiếu nhi kết hợp với các trƣờng phục vụ nhiệm vụ chính trị của Ban chỉ đạo hè thành phố để đề ra các nội dung sinh hoạt cho phù hợp với các em trong dịp hè. Để giúp các em tìm chọn những cuốn sách mới, những cuốn sách bổ ích và lí thú trong dịp nghỉ hè, Thƣ viện thiếu nhi biên soạn thƣ mục sách đọc trong hè gửi xuống các trƣờng học.

Các thƣ viện trƣờng học cần làm thẻ thƣ viện cho các em và kết hợp với thƣ viện thiếu nhi làm thẻ để các em có thể đọc sách vào các ngày cuối tuần hay vào dịp nghỉ hè để thuận tiện trong việc theo dõi khi các em mƣợn sách về nhà. Hiện tại hầu nhƣ các thƣ viện trƣờng học không cho các em mƣợn tài liệu về nhà, điều này có thể làm giảm đi phần nào hứng thú đọc sách của các em vì với nhiều tác phẩm dài không thể đọc hết một buổi, nếu khơng đƣợc mƣợn về nhà sẽ gây tâm lí chán nản. Hơn nữa, trẻ em cũng rất hiếu động dễ nhớ mau quên vì thế dịng cảm xúc khơng liền mạch có thể làm giảm đi niềm đam mê.

3.3.2. Phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ “Giáo dục trong nhà trƣờng dù tốt mấy, nhƣng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn”. Gia đình trở thành mơi trƣờng văn hóa đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân khi chào đời và trong quá trình phát triển, liên tục đƣợc tiếp nhận những tình cảm tốt đẹp từ các thành viên trong gia đình. Gia đình truyền thụ cho các cá nhân những giá trị văn hóa truyền thống, cũng nhƣ những giá trị văn hóa hiện đại tạo nên giá trị xã hội và nhân cách văn hóa ở mỗi con ngƣời. Gia đình là mơi trƣờng gần gũi, thích hợp, có hiệu quả nhất trong việc bồi dƣỡng thói quen đọc sách và tạo niềm yêu thích sách cho trẻ.

Cha mẹ nên thƣờng xuyên đọc sách: trở thành tấm gƣơng yêu thích sách là một trong cách tốt nhất trong việc dạy trẻ đọc sách. Nếu con bạn nhìn thấy bạn ham mê cầm sách đọc, thì chúng dễ có khuynh hƣớng phát triển thói quen giống bạn và theo đuổi hoạt động ấy nhƣ cha mẹ của chúng. Cha mẹ nên dành thời gian trong ngày ít nhất là 30 phút để đọc sách cùng con mình, khi đọc nên hƣớng dẫn cho các em tƣ thế ngồi đọc cũng nhƣ việc hƣớng dẫn các em cách đọc, việc ghi lại ý hay trong sách là cần thiết và các bậc phụ huynh nên giúp con mình ghi nhật ký sách, từ đó sẽ hình thành một văn hóa đọc sách lành mạnh.

Khuyến khích trẻ tham gia các câu lạc bộ ở nhà văn hóa chẳng hạn nhƣ: câu lạc bộ sách ở trƣờng, đƣa trẻ tới thƣ viện, tới các hiệu sách dịp cuối tuần, tham gia những cuộc thi đọc sách của lứa tuổi thiếu nhi ở các nhà văn hóa, hay của thƣ viện thiếu nhi. Mua cho trẻ những cuốn sách mà trẻ thích, khi vào nhà sách, cha mẹ nên hƣớng dẫn cho các em cách bài trí sách, cách sắp xếp và nhƣ

vậy hình thành trong các em khái niệm cơ bản về cách phân loại sách, từ đó giúp các em dễ dàng tìm ra cuốn sách hay thể loại sách mình yêu thích.

Thƣ viện trƣờng học cũng có thể vận động cha mẹ, gia đình của học sinh tham gia vào các hoạt động của mình. Ví dụ: hội những ngƣời bạn của thƣ viện, trong đó sẽ có những ngƣời tình nguyện tham gia vào việc sửa chữa, bổ sung tài liệu, tổ chức các giờ kể chuyện, làm các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, vv. Tất cả những hoạt động này sẽ giúp cho thƣ viện trƣờng học và cha mẹ học sinh có sự gắn kết nhằm thúc đẩy niềm yêu thích, say mê đọc sách của các em.

3.3.3. Phối hợp giữa nhà trƣờng và các tổ chức xã hội

Phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với nhà trƣờng tổ chức ngày hội đọc sách cùng các tiết mục ca múa nhạc nghệ thuật cho các em vài ngày 24/3 hàng năm, qua các hoạt động này có thể kích thích và góp phần thúc đẩy văn hóa đọc phát triển. Nhân dịp các ngày lễ lớn, các ngày kỉ niệm trong năm, Sở Văn hóa nên tổ chức các hoạt động tơn vinh văn hóa đọc nhƣ: Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Sở VH, TT và DL tổ chức “Ngày hội gia đình tơn vinh văn hóa đọc” với một trong những hoạt động trọng tâm là phát động xây dựng tủ sách gia đình, vận động ơng bà, cha mẹ cùng hƣớng dẫn, xây dựng, ni dƣỡng văn hóa đọc cho con ngay từ nhỏ. Hƣởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh phối hợp với các nhà sách lớn cùng tổ chức Tuần đọc sách miễn phí với chủ đề “Thế giới trong tay em”, hay “Đọc sách cho ngày mai” và nên đƣa ra chƣơng trình “Giờ vàng tặng sách” sẽ tạo nên sự hứng thú, thu hút đƣợc các em tham gia nhiệt tình

các cuộc thi: thi vẽ, thi giao lƣu, hái hoa dân chủ hay tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề về văn học, lịch sử, quyền và bổn phận trẻ em... cho các em thiếu nhi trong địa bàn thành phố.

Ban chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ của Tỉnh, Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em thành phố phối hợp tạo điều kiện giúp đỡ nhau thực hiện các nội dung về tuyên truyền văn hóa đọc tại tất cả các nhà văn hóa của phƣờng, thành phố, đi sâu vào từng gia đình, hình thanh cho các em văn hóa đọc ở mọi nơi.

Thƣ viện tỉnh chủ động kết hợp với Chi đồn thanh niên tình nguyện cử cán bộ đƣa sách đến phục vụ các em với phƣơng châm “sách đi tìm ngƣời”, đến phục vụ các em, đƣa sách xuống các trƣờng xa trung tâm để phục vụ các em đọc sách tại trƣờng vào các ngày nghỉ hay trong dịp hè.

Phối hợp giữa thƣ viện trƣờng học, Nhà Văn hoá thiếu nhi thành phố, các phƣờng, kết hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên, mở rộng các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách báo qua các hội thi, liên hoan, sinh hoạt.., tăng thêm các điểm phục vụ lƣu động, quan tâm các trƣờng ở xa trung tâm thành phố hơn. Cấp thẻ đọc sách miễn phí cho các em tại tất cả các thƣ viện, phòng đọc sách trên địa bàn thành phố.

Các cơ quan chức năng, các đồn thể chính trị, xã hội cần coi trọng việc tun truyền vai trị của văn hóa đọc đến các em thiếu nhi, coi đó là một trong những cách thức quan trọng để xây dựng con ngƣời văn hóa, xây dựng xã hội văn minh với những giá trị truyền thống và hiện đại đƣợc kết hợp hài hòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố hải dương (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)