Tiềm năng phát triển du lịch của các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng thái nguyên – bắc cạn – cao bằng (Trang 32 - 52)

2.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên và môi trường * Thái Nguyên

Thái Nguyên là mảnh đất trung du, tiếp giáp giữa miền núi phía Bắc và đồng bằng sơng Hồng nên địa hình khá đặc biệt. Thái Nguyên có những diểm du lịch khá nổi tiếng như:

+Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc

- Vị trí: Hồ thuộc xã Tân Thái, huyện Đại Từ, cách trung tâm TP.Thái

Nguyên 15km về hướng Tây Nam.

- Đặc điểm: Hồ Núi Cốc là một hồ nhân tạo, chắn ngang dịng sơng Cơng, nằm trên cao lưng chừng núi, có diện tích mặt hồ rộng 25km2, trên lịng hồ có 89 hịn đảo. Hồ Núi Cốc là một danh lam thắng cảnh đẹp với 6 điểm tham quan chính là: sân khấu nhạc nước, huyền thoại cung, động Thế giới cổ tích, động Ba cây thơng, cơng viên cá sấu, công viên nước. Hệ thống khách sạn, nhà hàng với nhiều loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng.

- Khả năng khai thác: Hồ Núi Cốc được đánh giá là điểm du lịch có tầm cỡ quốc gia thuộc tiểu vùng miền núi Đơng Bắc, loại hình du lịch sinh thái với các sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch nghỉ dưỡng, giải trí; du lịch nghiên cứu sinh thái rừng, hồ; du lịch thể thao leo núi, thể thao mặt nước; du lịch văn hoá-lịch sử.

+ Du lịch làng chè Tân Cương

- Vị trí: Làng chè Tân Cương nằm cạnh khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng của tỉnh, thuộc xã Tân Cương (TP.Thái Nguyên), cách trung tâm TP.Thái Nguyên chừng10 km theo tỉnh lộ Đán-Núi Cốc.

- Đặc điểm: Là địa phương trồng và sản xuất laọi chè ngon nổi tiếng trong và ngoài nước. Các hộ dân trong xã chủ yếu tập trung chun canh cây chè, tồn xã có 1200 hộ trồng chè với diện tích trên 400 ha, sản lượng chè của xã mỗi năm trên 1000 tấn búp khơ.

- Khả năng khai thác: Có thể khai thác thành điểm du lịch cấp vùng, chức năng tham quan, tìm hiểu, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề.

+ Hang Phượng Hồng-suối Mỏ Gà

- Vị trí: Di tích thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, nằm sát trục quốc lộ 1B (Thái Nguyên-Lạng Sơn), cách thành phố Thái Ngun 42 km về phía Đơng Bắc.

- Đặc điểm: Đây là một quần thể thắng cảnh đẹp của tỉnh Thái Nguyên bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hang động đẹp, nhiều dáng vẻ kỳ thú, có suối nước, thác nước trong xanh, khí hậu ơn hồ mát mẻ, nằm trên đỉnh núi, cửa hang có độ cao khoảng 100m từ chân núi leo lên miệng hang qua nhiều vách đá tai mèo, hang ăn sâu xuống lịng núi, trong hang có dịng suối mát, nhiều nhũ đá đẹp. Dưới chân núi là suối Mỏ Gà, nước ngầm từ trong lòng núi chảy ra quanh năm. Phía trước cửa hang có thác nước nhỏ được tạo nên bởi nhiều mô đá, bậc đá.

- Khả năng khai thác: Năm 1994, thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng di tích thắng cảnh cấp Quốc gia. Có thể trở thành điểm du lịch cấp vùng, thuận lợi để phát triển du lịch thể thao, sinh thái, mạo hiểm.

- Vị trí: Thác Khn Tát thuộc xóm Tỉn keo, xã Phú Đình, huyện Định Hố.

- Đặc điểm: Thác có độ cao trên 20m, tầng dưới cùng đẹp nhất, cao khoảng 12m, rộng 15m, các tầng còn lại cao chênh lệch nhau trên dưới 2 đến 3m. Chân thác Khuôn Tát nước dội xuống thành bồn tắm thiên tạo, chỗ nước sâu nhất chừng 2-3m, nơng dần ra phía ngồi tạo thành con suối róc rách trải dài qua khe đá, bờ cây thoáng đãng.

- Khả năng khai thác: Thắng cảnh Thác Khuôn Tát, một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ, hữu tình (nằm trong vùng khu di tích đặc biệt cấp quốc gia ATK Định Hố ) khơng chỉ của tỉnh Thái Nguyên mà còn nổi tiếng khắp vùng Việt Bắc đã được xếp hạng danh thắng cấp quốc gia năm 2002.

+ Khu di tích khảo cổ học Thần Sa

- Vị trí: Theo quốc lộ 1B, di tích khảo cổ thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai cách TP.Thái Nguyên 40 km về phía Bắc.

- Đặc điểm: Nơi đây có những di chỉ khảo cổ đồ đá về con người sống

cách chúng ta chừng 2-3 vạn năm được phát hiện ở hang Phiềng Tung (hang Miệng Hổ), Ngườm thuộc vùng Thần Sa, chứng minh tại đây đã tồn tại một nền văn hoá cổ gọi là văn hoá Thần Sa. Đây là nền văn hoá cổ nhất được biết đến cho tới nay ở Việt Nam và cả vùng lục địa Đông Nam Á.

- Khả năng khai thác: Có thể phát triển thành điểm du lịch cấp quốc gia: Di tích khảo cổ học Thần Sa đã được Nhà nước xếp hạng bảo tồn Quốc gia. Thuận tiện cho phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu, tham quan.

* Bắc Cạn

Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên, khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi đông bắc Việt Nam. Bắc Cạn được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên du lịch, trong đó nổi bật là dạng địa hình caxtơ với nhiều hang động kỳ ảo.

+ Vườn quốc gia Ba Bể với các điểm du lịch Hồ Ba Bể, Động Png,Thác Đầu Đẳng, Ao Tiên...

- Vị trí: xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn.

- Đặc điểm: Vườn quốc gia Ba Bể có Hồ Ba Bể là danh thắng thiên nhiên

được công nhận là di tích lịch sử văn hố Quốc gia năm 1996. Cuối năm 2004 được công nhận là Vườn di sản ASEAN. Năm 2011 được UNESCO công nhận Ba Bể là khu Ramsar. Năm 2012 được cơng nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Đây là khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng của thế giới và là một trong hai mươi hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới. Có các thắng cảnh đẹp như Động Puông, thác Đầu Đẳng, Ao Tiên v.v…

- Khả năng khai thác: Vườn quốc gia Ba Bể là khu du lịch cấp quốc gia,

phục vụ các loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm, nghiên cứu, tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao, văn hoá, cộng đồng v.v…

+ Điểm du lịch Thác Roọm

- Vị trí: Thác Roọm thuộc xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, nằm cách

thị xã Bắc Cạn 8 km theo tỉnh lộ Bắc Cạn - Chợ Đồn.

- Đặc điểm: Khu thác Roọm bao gồm một quần thể bãi đá, sông núi rất đẹp hòa với cảnh thiên nhiên của núi rừng. Thác Roọm là nơi con sông Cầu bị chắn bởi bãi đá lô nhô dài chừng 1 km (0.6 miles) tạo nên phong cảnh kỳ thú.

- Khả năng khai thác: là điểm du lịch phục vụ loại hình du lịch cuối tuần,

vui chơi, giải trí, thể thao, leo núi, cắm trại, nghỉ dưỡng...

+ Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ

- Vị trí: nằm tại 5 xã (Kim Hỷ, Lương Thượng, Lạng San, Ân Tình và Cơn

Minh) huyện Na Rì và 2 xã (Cao Sơn và Vũ Muộn) huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn;

- Đặc điểm: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ rộng 14,772 ha, trong đó 11.505 ha là Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 3.267 ha thuộc phân khu phục hồi

sinh thái. Đây là nơi lưu giữ được hiện trạng nguyên sơ của thiên nhiên kỳ thú cùng với một hệ sinh thái động, thực vật phong phú và đa dạng, với rừng trên núi đá vôi, biểu trưng cho giá trị độc đáo của vùng Đông Bắc Việt Nam. Với nhiều loại động, thực vật quý hiếm thuộc diện phải được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt, trong đó phải kể đến là loài voọc má trắng, sóc, khỉ thuộc những lồi hiện có nguy cơ bị tuyệt chủng trên toàn cầu. Đặc biệt sự đa dạng của loài dơi ở đây - được coi là đa dạng thành phần cao nhất Việt Nam. Kim Hỷ còn là nơi lưu giữ một số nguồn gien quý hiếm của các loại thực vật đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng như cây thiết san giả hay cịn gọi là thơng đá mà trên thế giới hiện nay cịn sót lại ở 4 tỉnh miền núi phía Bắc nước ta và 2 tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông (Trung Quốc).

- Khả năng khai thác: Đỉêm du lịch cấp quốc gia phục vụ du lịch sinh thái,

nghiên cứu, tham quan, học tập v.v…

+ Điểm du lịch Phia Khao – Chợ Đồn - Vị trí: Huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn.

- Đặc điểm: là nơi có khí hậu ơn hịa, mơi trường trong sạch. Độ cao trung

bình so với mặt biển là 800m. Khí hậu ở đây ấm áp về mùa đơng và mát về mùa hè. Trước kia Pháp đã tìm ra địa điểm có khí hậu tuyệt vời này và đã cho xây nhà nghỉ mát tại đây.

- Khả năng khai thác: Phục vụ du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên

cứu, thể thao, mạo hiểm, sinh thái.

* Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh có diện tích tự nhiên là 6.707,86 km2 (2,0% diện tích tồn quốc) được giới hạn từ 22022' đến 230

08' vĩ độ Bắc và từ 105040' đến 106040' kinh độ Đông. Sự phong phú, đa dạng về điều kiên tự nhiên đã tạo cho Cao Bằng nhiều thế mạnh để phát triển du lịch, mặc dù phần lớn hiện nay còn nằm dưới dạng tiềm năng.

+ Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao

- Vị trí: Thác Bản Giốc thuộc địa bàn xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh,

cách thị xã Cao Bằng khoảng 88 km.

- Đặc điểm tài nguyên: Thác Bản Giốc hùng vĩ, đẹp và hấp dẫn đã được

Bộ Văn hóa Thơng tin xếp hạng danh thắng cấp quốc gia. Động Ngườm Ngao nằm cách Thác Bản Giốc 3 km cũng đã được công nhận là danh thắng quốc gia.

- Khả năng khai thác: Thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao không

những có thể khai thác thành điểm du lịch sinh thái ý nghĩa quốc gia mà còn mang tầm quốc tế.

+ Hồ Thăng Hen

- Vị trí: Hồ Thăng Hen thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh. - Đặc điểm tài nguyên: Hồ Thăng Hen gồm 36 hồ đẹp trên những đỉnh núi

cao, gắn với huyền thoại chàng Sung, nàng Bjooc. Nước hồ trong xanh quanh năm, đây là điểm cảnh quan hấp dẫn khách du lịch.

- Khả năng khai thác: Hồ Thăng Hen có thể khai thác thành điểm du lịch

sinh thái, tham quan, vui chơi giải trí.

+ Phja Đén - Phja Oắc

- Vị trí: Phja Đén - Phja Oắc bao gồm các xã Thành Công, xã Phan Thanh,

xã Quang Thành và thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình.

- Đặc điểm tài nguyên: Phja Đén - Phja Oắc có nhiều lợi thế để phát triển

du lịch sinh thái. Hệ sinh thái đa dạng có tính sinh học rất cao với nhiều loại động thực vật quý hiếm dùng cho nghiên cứu khoa học và sưu tập...Với độ cao từ 1.500 m - 2.000 m so với mặt biển, nhiệt độ trung bình từ 18-25ºC, thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng...Ngồi ra mùa đơng có khi nhiệt độ xuống dưới 1ºC và có tuyết rơi tạo thành địa điểm hấp dẫn khách tham quan.

- Khả năng khai thác: Khu vực Phja Đén - Phja Oắc có thể khai thác phát

triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, kết hợp khai thác bản sắc văn hóa cộng đồng.

+ Hồ Khuổi Lái

- Vị trí: Hồ Khuổi Lái thuộc địa phận huyện Hoà An, cách thị xã Cao Bằng 13km về phía Tây Nam theo quốc lộ 3.

- Đặc điểm: Hồ rộng 72 ha, nước trong xanh, phẳng lặng cảnh quan thơ mộng. - Khả năng khai thác: Khai thác các chương trình du lịch sinh thái, câu cá,

săn bắn, du thuyền dạo quanh hồ…

Ngoài những tài nguyên tiêu biểu nêu trên, nếu chỉ xét riêng về yếu tố tự nhiên, có thể kể đến các điểm hoặc khu vực cảnh quan sau đều có giá trị du lịch sinh thái:

- Khu vực Pác Bó thuộc huyện Hà Quảng;

- Rừng Trần Hưng Đạo thuộc huyện Nguyên Bình; - Đèo Mã Phục, động Giộc Đâư thuộc huyện Trà Lĩnh; - Hang Dơi, Ngườm Khu, Ngườm Én thuộc huyện Hạ Lang; - Khu sinh thái Ngườm Lầm Nặm Khao thuộc huyện Phục Hòa

2.1.1.2. Tài nguyên nhân văn * Thái Nguyên

Với bề dày lịch sử và truyền thống hào hùng chống giặc ngoại xâm, mảnh đất Thái nguyên là một mảnh đất giàu tài nguyên du lịch, cả về tự nhiên lẫn nhân văn, Theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về các điểm di tích lịch sử văn hố và danh lam thắng cảnh đã quy hoạch của tỉnh, đến nay, Thái Ngun có 780 di tích, trong đó có 474 di tích lịch sử, 12 di tích khảo cổ, 43 di tích thắng cảnh, 26 di tích kiến trúc nghệ thuật, 225 di tích tín ngưỡng, tơn giáo.

0 10 20 30 40 50 60 70 Di tích Lịch sử Di tích Khảo cổ Danh lam thắng cảnh Cơng trình kiến trúc nghệ thuật Di tích tín ngưỡng tơn giáo

Biểu đồ 2.1. Thống kê các điểm di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh đã quy hoạch tại Thái Nguyên.

Nguồn: Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thái Nguyên a. Các di tích văn hóa

+ Bảo tàng Văn hố các dân tộc Việt Nam

- Vị trí: Bảo tàng tọa lạc giữa trung tâm TP.Thái Nguyên, trên một vùng

đất rộng 28.000 m2 .

- Đặc điểm: Tại đây, vào thời Pháp thuộc từng là khn viên của tịa sứ, tịa

phó sứ tỉnh Thái Ngun, phía sau là một khn viên rộng nhiều cây cối cổ thụ, tạo phong cảnh râm mát. Bảo tàng là một cơng trình kiến trúc lớn được trang trí bởi nhiều đường nét hoa văn dân gian dân tộc Việt Nam. Bảo tàng được xây dựng thành 5 khối kiến trúc là 5 phòng trưng bày lớn: phòng Việt-Mường, phòng Tày-Thái, phịng Mơng-Dao và nhóm Nam Á khác, phịng Mơm-Khơ Me, phịng Hán-Hoa.

- Khả năng khai thác: Có thể trở thành điểm du lịch cấp vùng, thuận tiện

cho du lịch tham quan, nghiên cứu.

+ Đền thờ Đội Cấn

- Vị trí: Đền thờ Đội Cấn nằm trên đồi lịch sử cách mạng Đội Cấn tại

trung tâm thành phố Thái Nguyên, thuộc phố Phủ Liễn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.

- Đặc điểm: Đền thờ một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Pháp tên là Trịnh Văn Cấn. Đền là di tích lịch sử cấp quốc gia đã được Nhà nước xếp hạng bảo tồn.

- Khả năng khai thác: Có thể phát triển thành điểm du lịch cấp vùng, phục vụ du lịch lịch sử, chuyên đề, nghiên cứu, tham quan.

+ Chùa Phủ Liễn

- Vị trí: Chùa Phủ Liễn là điểm du lịch văn hoá tâm linh của nhân dân tỉnh

Thái Nguyên và các địa phương lân cận. Chùa có diện tích khoảng 3500m2

, nằm trên một địa thế đẹp, cao ráo, xung quanh là hồ nước nhỏ, thuộc phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.

- Đặc điểm: Chùa là Trung tâm Hội Phật giáo đặt tại tỉnh Thái Nguyên.

Chùa được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 và được trùng tu nhiều lần. Chùa mang lối kiến trúc cổ, có Tam Bảo, Điện Mẫu, Nhà Tổ, Tháp Cổ và phía trước có bức tượng Quan Âm rất linh thiêng.

- Khả năng khai thác: điểm du lịch cấp vùng, thuận tiện cho du lịch tâm

linh, tham quan, nghiên cứu.

+ Đền Đuổm

- Vị trí: Di tích nằm ngay chân núi Đuổm, thuộc xã Động Đạt, huyện Phú

-Đặc điểm: Đền được xây dựng từ thời nhà Lý để thờ phò mã Dương Tự

Minh, mẫu hậu và hai người vợ của ông là Diên Bình cơng chúa và Thiều Dung cơng chúa (có tư liệu ghi đền xây dựng năm 1180). Có thể nói, đền Đuổm vừa là di tích lịch sử vừa là thắng cảnh đẹp của tỉnh Thái Nguyên thu hút nhiều khách thập phương đến tham quan, dự hội.

- Khả năng khai thác: điểm du lịch cấp vùng, phục vụ du lịch tâm linh,

tham quan, nghiên cứu.

b.Một số lễ hội nổi bật

+ Lễ hội đền Đuổm (xã Động Đạt, huyện Phú Lương)

- Thời gian: 6 tháng Giêng

- Địa điểm: Đền Đuổm, Phú Lương.

- Nội dung: Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng niệm, tôn vinh danh nhân lịch sử Dương Tự Minh thủ lĩnh phủ Phú Lương, người có cơng xây dựng vùng đất Phú Lương phồn thịnh, chống giặc Tống giữ yên vùng đất phía Bắc Đại việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng thái nguyên – bắc cạn – cao bằng (Trang 32 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)