- Nội dung: Là lễ hội văn hóa của dân tộc Tày, Nùng Có các trò chơi dân
b, Tuyến nội tỉnh:
3.4.2. Đối với Chính quyền địa phương
- Chính quyền các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng nên có sự hợp tác và thống nhất trong quy hoạch tổng thể chung xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng của ba tỉnh để có những giải pháp phù hợp về chính sách và sự phát triển đồng bộ.
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong việc bảo vệ, giữ gìn và khai thác tài nguyên du lịch.
- Tăng cường hơn nữa chức năng quản lý nhà nước về du lịch của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch các tỉnh.
- Chỉ đạo các Sở, Ban ngành phối hợp tốt với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch trong quản lý nhà nước về du lịch.
- Tăng cường cơng tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, trong đó ưu tiên phát triển nguồn nhân lực tại chỗ…
KẾT LUẬN
Xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng là một vấn đề khó khăn và phức tạp do địi hỏi sự đồng bộ trong nhiều khâu nhưng nó lại đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc phát triển du lịch của mỗi quốc gia nói chung và vùng, miền nói riêng.
Sản phẩm du lịch tổng thể địi hỏi sự phát triển đồng bộ giữa nhiều yếu tố liên kết với nhau nhưng nó chỉ thực sự trở nên hấp dẫn khi được xây dựng trên nền tảng của những sản phẩm đơn lẻ đậm tính bản sắc. Nếu khơng có sản phẩm
liên kết thì du lịch các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng đã, đang và sẽ phát triển manh mún với cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực lạc hậu. Nếu xây dựng sản phẩm du lịch liên kết mà khơng có chính sách đồng bộ và quy hoạch chung sẽ dẫn đến việc các sản phẩm du lịch đơn lẻ na ná nhau và khơng có độ hấp dẫn cao.
Việc xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng giữa ba tỉnh Thái Nguyên - Cao Bằng - Bắc Cạn có nhiều thuận lợi về mặt khơng gian văn hóa vùng miền; trục giao thơng chính là quốc lộ số 3; tài nguyên thiên nhiên độc đáo và đa dạng với nhiều cảnh quan hấp dẫn, khí hậu trong lành mà điểm nhấn là Vườn quốc gia Ba Bể với Hồ Ba Bể và phụ cận; nhiều tài nguyên nhân văn có giá trị sâu sắc gắn với lịch sử chống thực dân của dân tộc Việt Nam với hai cực là ATK Định Hố và Pác Bó v.v…Chính các yếu tố này đã định hình cho sản phẩm du lịch liên kết vùng Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng phát triển theo định hướng: du lịch lịch sử, văn hoá và sinh thái mà hiếm có vùng nào trong cả nước có được.
Tuy nhiên, việc xây dựng sản phẩm du lịch liên kết giữa các tỉnh này sẽ gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Sản phẩm du lịch liên kết vùng Cao Bằng - Bắc Cạn -Thái Nguyên được xây dựng dựa trên cơ sở của nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên kết hợp với tài nguyên du lịch nhân văn tại ba tỉnh nằm trên trục quốc lộ số 3 là Cao Bằng, Bắc Cạn và Thái Nguyên. Điểm nổi bật trong tài nguyên du lịch nhân văn là yếu tố văn hoá vùng miền lâu đời thể hiện qua truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước, qua phong cách ẩm thực, qua phong tục tập quán thuần mỹ, qua hệ thống các di tích lịch sử và văn hố với mật độ dày đặc v.v..; nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên có tính đa dạng về sinh học cao và hầu như cịn ngun sơ và có độ nhạy cảm cao trước các tác động của du lịch. Vì vậy, sản phẩm du lịch liên kết vùng Cao Bằng - Bắc Cạn -Thái Nguyên phải được xây dựng theo chiều hướng:
Do cơ sở hạ tầng tại ba tỉnh còn nghèo nàn và lạc hậu nên cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế. Trong mỗi tỉnh, tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên không đủ mạnh để tạo sức hút riêng biệt, nên việc xây dựng sản phẩm du lịch cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh để đạt hiệu quả tốt hơn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư và khách du lịch.
Do đặc điểm vị trí địa lý và địa hình nên yếu tố khí hậu và thời tiết ảnh hưởng khá quan trọng đến việc tổ chức hoạt động du lịch.
Do trình độ dân trí cịn chưa cao và không đồng đều nên nhận thức về ngành nghề phục vụ du lịch của nhân dân tại ba tỉnh cịn chưa rõ ràng và thơng suốt dẫn đến thiếu thốn nguồn nhân lực phục vụ du lịch; trình độ của nguồn nhân lực chưa cao và chưa chuyên nghiệp.
Theo dự báo của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Bộ, do có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phúc nên trong những năm sắp tới các tỉnh trong vùng sẽ trở thành thị trường hấp dẫn của đa dạng các loại hình du khách. Chính vì vậy, việc xây dựng sản phẩm du lịch liên kết nhằm hỗ trợ tối đa việc tăng độ hấp dẫn, năng lực cạnh tranh của điểm đến cũng như kéo dài tuổi thọ của sản phẩm du lịch hướng tới du lịch bền vững là một trong những lựa chọn phù hợp cho các tỉnh có nguồn tài nguyên tương đồng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn và lạc hậu.