Một số sản phẩm đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng thái nguyên – bắc cạn – cao bằng (Trang 100 - 104)

- Nội dung: Là lễ hội văn hóa của dân tộc Tày, Nùng Có các trò chơi dân

b, Tuyến nội tỉnh:

3.3. Một số sản phẩm đề xuất

3.3.1. Du lịch trải nghiệm về văn hoá ẩm thực vùng Đông Bắc.

Ẩm thực là yếu tố không thể thiếu trong du lịch. Món ăn ngon cùng với phương thức ăn thường mang lại cho du khách những trải nghiệm khó quên. Điều kiện để thực hiện được dựa trên tài nguyên du lịch nhân văn của vùng và nhu cầu của du khách.

Việt Bắc là vùng có nhiều dân tộc trong đó dân tộc Tày chiếm ưu thế.

Người Tày là cộng đồng tộc người thuộc ngôn ngữ Tày-Thái có số dân đơng thứ

hai trong vùng. Đây là cộng đồng thuần nhất cư trú rải rác khắp các địa bàn. Điểm cư trú của họ là những vùng thấp, những cánh đồng, thung lũng. Người Tày có truyền thống cấy lúa nước. Nghề phụ quan trọng là chăn nuôi, thủ cơng nghiệp. Người Nùng có cùng nguồn gốc lịch sử với người Tày, nhưng ngoài yếu tố văn hố cổ truyền cịn tiếp thu thêm nhiều yếu tố văn hoá Hán. Là cư dân nơng nghiệp, ngồi canh tác ruộng nước, với họ nương rẫy có vai trị quan trọng. Các nghề thủ công tương đối phát triển. Nổi bật là nghề trồng bơng, kéo sợi, dệt và nhuộm vải.

Văn hóa ẩm thực của đồng bào Tày – Nùng vốn nổi tiếng với các món ăn địa phương mang đậm bản sắc địa phương. Các món ăn của đồng bào Tày – Nùng thường được chế biến cầu kỳ, đủ cả sắc và vị. Do tập quán cư trú và canh tác nên các món ăn của đồng bào thường có nguyên liệu từ tự nhiên và để được lâu, tiện cho du khách vừa có thể trải nghiệm vừa có thể mang về làm quà…

Tại Thái Nguyên, một số món ăn đã nổi tiếng từ rất lâu như Bánh chưng Bờ Đậu; Cơm Lam; Xôi Trám đen; Trám đen kho thịt, kho cá ; Măng chua ; Măng đắng ; Măng ngâm dấm ớt, mắc mật; Canh Gà nấu gừng; Rượu nếp cất; Ba Ba rang muối, Ba Ba nướng, Ba Ba nấu lẩu.

Tại Bắc Cạn, món tơm chua, cá chua, cá nướng ở Ba Bể rất được du khách ưa thích, chè con ong ở Chợ Mới; bánh trứng kiến, bánh lá ngải, bánh khảo, pẻng chạ, khẩu lam, khẩu thuy, xôi cẩm của người Tày; trám đen; măng vầu;

Tại Cao Bằng, bánh khảo, mật ong, chè dảo cổ lam, chè dây, hạt dẻ Trùng Khánh v.v... Món ngon Cao Bằng mang đậm đặc trưng của những tỉnh phía cực Bắc đất nước. Các sản vật chủ yếu từ thiên nhiên, theo mùa vụ, chẳng hạn như ong vò vẽ, xơi hoặc bánh trứng kiến, lạp xường, giị lợn hầm hạt dẻ, cá chiên sông Gâm, bánh cuốn, lợn quay, vịt quay.v.v…

Đồ uống ở vùng này chủ yếu là Rượu và Trà. Rượu là đồ uống không thể thiếu trong bữa ăn của người Tày mỗi khi nhà có khách. Rượu thường được chế biến từ loại gạo bao thai đặc biệt của vùng núi hoặc vùng Ba Bể (Bắc Cạn) và Thông Nông (Cao Bằng) có loại rượu ngơ men là được chưng cất từ chõ gỗ thơng, có mùi vị ngon nổi tiếng. Vùng còn nổi tiếng với Trà Tân Cương (Thái Nguyên), loại trà được thừa hưởng khí hậu và nguồn nước trong lành nên có màu, mùi và vị rất thơm ngon, được du khách nhiều nơi ưa chuộng.

Sản phẩm này được gắn với tất cả các loại hình du lịch trong vùng như du lịch cộng đồng, sinh thái, trải nghiệm văn hoá v.v.. . Du khách có thể thưởng thức món ăn tại khách sạn và các địa điểm lưu trú. Đặc biệt sản phẩm này sẽ có giá trị hơn khi du khách lưu trú tại các hộ dân tham gia làm homestay và được xem họ chế biến, thậm chí tham gia chế biến món ăn cùng người dân. Sản phẩm đã được đưa vào thử nghiệm ở Bản Pác Ngịi, Bó Lù (Ba Bể), Bản Qun (Định Hoá) và một vài làng du lịch văn hoá tại Cao Bằng và được du khách yêu thích. Hầu hết các đặc sản của vùng đều được bán tại các nhà hàng tại các điểm du lịch hoặc ở trung tâm các tỉnh trong vùng.

Đối tượng khách: Loại sản phẩm du lịch này phù hợp với mọi loại hình du khách ở mọi lứa tuổi.

Thời gian: Vì đặc điểm của ẩm thực vùng Đông Bắc là “mùa nào thức đấy” nên sản phẩm có thể cung ứng quanh năm cho du khách.

3.3.2. Du lịch về nguồn thăm khu căn cứ địa cách mạng ATK Định Hố và các di tích lịch sử Pác Bó, Ngun Bình.

Thái Ngun, Bắc Cạn, Cao Bằng và một số tỉnh trong vùng có truyền thống lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống thực dân Pháp với An toàn khu kháng chiến. Đặc biệt các di tích ATK Định Hố – Chợ Đồn, Pác Bó đều là di tích lịch sử quan trọng cấp quốc gia. ATK Định Hoá từng là đại bản doanh của quân đội Việt Nam, là nơi đặt trụ sở đầu tiên của nhiều cơ quan đầu não Nhà nước Việt Nam….Với mật độ di tích dày đặc nên vùng này có thế mạnh với tour du lịch về nguồn.

Điều kiện thực hiện: Tài nguyên nhân văn và nhu cầu của du khách.

Đối tượng khách: Người cao tuổi, cựu chiến binh và học sinh – sinh viên. Người cao tuổi có thể bào hàm cả cán bộ về hưu đã từng công tác tại các cơ quan có trụ sở đóng tại Định Hoá trong những năm kháng chiến.

Nội dung: Tham quan các di tích ghi dấu ấn lịch sử của Đảng, Chính quyền và quân đội Việt Nam trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

Thời gian: Quanh năm.

3.3.3. Du lịch tìm hiểu văn hố Tày – Nùng thơng qua các loại hình nghệ thuật truyền thống.

Điều kiện thực hiện: Tài nguyên du lịch nhân văn ( các buổi biểu diễn, nghệ nhân, diễn viên) và nhu cầu của du khách.

Nội dung: Du khách tham dự các buổi biểu diễn của cư dân địa phương, diễn viên các đoàn nghệ thuật địa phương trình diễn các điệu dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng. Các buổi biểu diễn thường do cư dân trong bản

biểu diễn. Tại các bản như Bản Quyên ( Định Hoá -Thái Nguyên), Pác Ngịi, Bó Lù ( Ba Bể - Bắc Cạn), bản Pác Rằng (Trùng Khánh - Cao Bằng) có hoạt động hát Then, hát sli, slượn; xóm Đồng Tâm (Phú Lương – Thái Ngun) có hát múa Tắc xình, làng Phan (Đồng Hỷ - Thái Ngun) có hát Soọng cơ…. Hầu hết các hoạt động này đều diễn ra quanh năm nên việc tham dự khơng q khó khăn ….

-Đối tượng: Các đối tượng đều có thể là khách hàng của sản phẩm này nhưng tập trung chủ yếu vào đối tượng người cao tuổi và học sinh – sinh viên.

- Thời gian: quanh năm

3.3.4. Hình thành các khu du lịch cộng đồng gắn với bản làng của đồng bào dân tộc Tày tại Bản Quyên, Pác Ngịi, Bó Lù, Pác Rằng và Bản Giốc.

- Điều kiện thực hiện: Cơ sở lưu trú và nhu cầu của du khách.

- Nội dung: Việc du khách thay đổi không gian và mơi trường sống để trải nghiệm là mục đích chính của chuyến đi. Họ sẽ được lưu trú trong những ngôi nhà sàn tại các bản người Tày, được quan sát và tham dự vào các hoạt động của cư dân ở đây, được phục vụ các món ăn truyền thống do chính chủ nhà chế biến, di chuyển quanh vùng bằng các phương tiện của cư dân địa phương v.v…

- Đối tượng: Tất cả các đối tượng nhưng tập trung chủ yếu vào người trẻ tuổi, học sinh – sinh viên.

- Thời gian: quanh năm

3.3.5. Hình thành khu nghỉ dưỡng gắn với Hồ Núi Cốc, Hồ Ba Bể và Hồ Thang Hen. - Điều kiện thực hiện: Khu nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch và nhu cầu của

du khách. Hiện nay khu Hồ Núi Cốc đã có hệ thống khách sạn và các dịch vụ bổ sung; khu Hồ Ba Bể đã có khu nghỉ dưỡng Buốc Lốm; khu vực Bản Giốc – Thang Hen vừa động thổ xây dựng khách sạn 5 sao. Sản phẩm cũng cần có dịhc vụ vận chuyển chất lượng cao do đường đi kém chất lượngvà quãng đường dài; hơn nữa cần tránh gây ô nhiễm môi trường cho điểm đến.

- Nội dung: Du khách kết hợp tham quan danh lam thắng cảnh với nghỉ dưỡng tại các cơ sở lưu trú chất lượng cao gần địa điểm tham quan; sử dụng các dịch vụ cao cấp; nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian 3-4 ngày.

- Đối tượng: Khách có khả năng chi trả cao, chủ yếu là người làm kinh doanh, người cao tuổi, khách quốc tế…

- Thời gian: Chủ yếu vào các tháng mùa hè, hạn chế vào mùa đơng do khí hậu lạnh.

3.4. Kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng thái nguyên – bắc cạn – cao bằng (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)